Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa.

2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi, v/d/gi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Một số tờ giấy khổ rộng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Hồng Loan (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài : Xê – vi – la, Tây Ban Nha, Ma – gien – lăng, Ma – tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử; khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Aûnh chân dung Ma – gien – lăng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H : Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
H : Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1 đọc thuộc lòng bài Trăng ơi  từ đấu đến?
- Trăng được so sánh với quả chín : “Trăng hồng như quả chín”.
- Trăng được so sánh với mắt cá : “Trăng tròn như mắt cá”.
- HS2 đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tác giả rất yêu trăng, yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước. Tác giả khẳng định không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Ma – gien – lăng là một nhà thám hiểm nổi tiếng. Oâng cùng đoàn thám hiểm đã đi vòng quanh thế giới trong 1.083 ngày. Điều gì đã xảy ra trong quá trình thám hiểm? Kết quả thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu bài tập đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
HĐ 3
Luyện đọc
10’
a/. Cho HS đọc nối tiếp.
- GV viết lên bảng những tên riêng : Xê – vi – la, Tây Ban Nha, Ma – gien – lăng, Ma – tan, các chỉ số chỉ ngày. tháng, năm : ngày 20 tháng 9 năm 1959, ngày 8 tháng 9 năm 1522, 1.083 ngày.
- Cho HS đọc nối tiếp.
b/. Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc.
c/. GV đọc diễn cảm cả bài một lần.
* Cần đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ : Khám phá, mênh mông, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, ninh nhừ giày, thắt lưng da 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 6 HS đọc nối tiếp 6 đoạn. ( 2 lần ).
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS giải nghĩa từ.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
HĐ 4
Tìm hiểu bài
11’
* Đoạn 1
- Cho HS đọc đoạn 1.
H : Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
* Đoạn 2 + 3
- Cho HS đọc đoạn 2 + 3.
H : Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
* Đoạn 4 + 5
- Cho HS đọc đoạn 4 + 5.
H : Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
H : Hạm đội của ma – gien – lăng đã đi theo hành trình nào?
- GV chốt lại : Ý c là đúng.
H : Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì?
H : Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Cuộc thám hiểm có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- HS đọc thầm đoạn 2 + 3.
- Cạn thức ăn, hết nước uống, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân.
- HS đọc thầm đoạn 4 + 5.
- Đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma – gien – lăng. Chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thủy thủ sống sót.
- HS trả lời.
- Đoàn thám hiểm đã khẳng định được trái đất hình cầu, đã phát hiện được Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra
HĐ 5
đọc diễn cảm
7’
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV luyện đọc cho cả lớp đoạn 2 + 3.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện.
- 3 HS đọc nối tiếp cả bài. Mỗi HS đọc 2 đoạn.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
3’
H : Qua bài đọc, em thấy mình cần rèn luyện những đức tính gì?
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
- Cần rèn luyện tính ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm biết vượt khó khăn.
CHÍNH TẢ
NHỚ – VIẾT, PHÂN BIỆT R/D/GI, V/D/GI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi, v/d/gi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một số tờ giấy khổ rộng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
3’
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết Tranh chấp, trang trí, chênh chếch, con ếch, mệt mỏi.
- 2 HS viết trên bảng lớp.
- HS còn lại viết vào giấy nháp.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng trên đất nước ta. Hôm nay một lầ nữa ta lại được đến thăm Sa Pa với vẻ đẹp rất riêng của nó qua bài chính tả Đường đi Sa Pa.
HĐ 3
Nhớ - viết
18’
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc thuộc lòng đoạn CT.
- Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai : Thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn.
- GV nhắc lại nội dung đoạn chính tả.
b/. HS viết chính tả.
c/. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 Õ 7 bài.
- Nhận xét chung.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn CT, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
- HS nhớ – viết chính tả.
- HS đổi tập cho nhau soát lỗi.
HĐ 4
Làm BT2
6’
- GV chọn câu a hoặc b.
a/. Tìm tiếng có nghĩa.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã kẻ theo mẫu.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài theo nhóm.
- Các nhóm thi tiếp sức – điền những tiếng có nghĩa ứng với các ô trống đã cho.
- Lớp nhận xét.
a
ong
ông
ưa
r
ra, ra lệnh, ra vào, rà soát 
rong chơi, rong biển, bán hàng rong 
nhà rông, rồng, rỗng, rộng 
rửa, rữa, rựa 
d
da, da thịt, da trời, giả da 
cây dong, dòng nước, dong dỏng 
cơn dông ( cơn giông )
dưa, dừa, dứa 
gi
gia đình, tham gia, giá đỡ, giã giò 
giong buồm, giọng nói, trống giong cờ mở 
giống, nòi giống 
ở giữa, giữa chừng
b/. Cách tiến hành như câu a.
Lời giải đúng.
a
ong
ông
ưa
v
va, va chạm, và cơm, vá áo, cây vả, ăn vạ
vong, vòng, võng, vọng, vong ân, suy vong 
cây vông, vồng cải, cao vồng
vữa xây nhà, đánh vữa, vực lúa 
d
da, da thịt, da trời, giá da 
cây dong, dòng nước, dong dỏng
cơn dông ( cơn giông ) 
dưa, dừa, dứa 
gi
gia, gia đình. tham gia, giá đỡ, giã giò 
giong buồm, giọng nói, gióng hàng 
giống, nòi giống 
ở giữa, giữa chừng
HĐ 5
Làm BT3
6’
GV chọn câu a hoặc câu b.
a/. Tìm tiếng bắt đầu bằng r,d,gi.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã viết sẵn bài tập còn để chỗ trống.
- GV nhận xét + chốt lại : Những tiếng cần tìm để lần lượt điền vào chỗ trống là : giới – rông – giới – giới – dài.
b/. Tìm tiến gbắt đầu bằng v,d,gi. Cách tiến hành như ở câu a.
- Lời giải đúng : viện – giữ – vàng – dương – giới.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS thảo luận nhóm.
- 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những thông tin qua bài chính tả.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm.
2. Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một số tờ phiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS. 
- GV nhận xét + cho điểm
* HS1 ; Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết LTVC : “Giữ phép lịch sự”
* HS2 : Làm lại BT4 của tiết LTVC trên.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm. Bài học cũng sẽ giúp các em biết viết một đoạn văn về du lịch, thám hiểm có sử dụng những từ ngữ vừa mở rộng.
HĐ 3
Làm BT1
7’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/. Đồ dùng cho chuyến du lịch : Va li, lều trại, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao 
b/. Phương tiện giao thông và những vật có liên quan đến phương tiện giao thông : Tàu thủy, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, vé xe 
c/. Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ 
d/. Địa điểm tham quan du lịch : Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước 
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài theo nhóm, ghi những từ tìm được vào giấy.
- Đại diến các nhóm dán kết quả lên bảng hoặc lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
HĐ 4
Làm BT2
7’
- Cách tiến hành tương tự BT1.
Lời giải đúng
a/. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm : La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, đồ ăn, nước uống 
b/. Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua : Thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió 
c/. Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm : Kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết 
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặv VBT.
HĐ 5
Làm BT3
14’
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét + chốt  ... 
H : Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
- Dòng sông thay đổi màu sắc liên tục trong ngày.
* Nắng lên : Sông mặc áo lụa đào.
* Trưa : Aùo xanh như mới may.
* Chiều tối : Aùo màu ráng vàng.
* Tối : Aùo nhung tím.
* Đêm khuya : Aùo đen.
* Sáng ra : Mặc áo hoa.
- HS đọc thầm đoạn 2.
HS có thể trả lời : 
- Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.
- Làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông.
- HS phát biểu tự do, vấn đề là lý giải rõ vì sao.
HĐ 5
Đọc diễn cảm
7’
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 2 + thi.
- Cho HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét + khen những HS đọc thuộc, đọc hay.
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn thơ.
- Cả lớp luyện đọc đoạn 2.
- 3 HS thi đọc + lớp nhận xét.
- Cả lớp nhẩm đọc thuộc lòng.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
3’
H : Em hãy nêu nội dung bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Qua bài thơ, mỗi người thấy thêm yêu dòng sông của quê hương mình.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Biết quan sát con vật, luyện tập các chi tiết để miêu tả.
2. Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Một tờ giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở.
- Một số tranh ảnh về con vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét + cho điểm.
* HS1: Đọc nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
* HS2 : Đọc lại dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà đã làm ở tiết TLV trước.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Các em đã được học về cấu tạo của một bài văn tả con vật. Tiết này sẽ giúp các em biết quan sát con vật, biết chọn loc các chi tiết đặc sắc về con vật để miêu tả.
HĐ 3
Làm BT1,2
9’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm làm.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại : Các bộ phận được miêu tả và những từ ngữ cho biết điều đó.
* Hình dáng : Chỉ hơn cái trứn gmột tí.
* Bộ lông : Vàng óng.
* Đôi mắt : Chỉ bằng hột cườm 
* Cái mỏ : Màu nhung hươu 
* Cái đầu : Xinh xinh, vàng nuột.
* Hai cái chân : Lủm chủm, bé tí, màu đỏ hồng.
H : Theo em, những câu nào miêu tả em cho là hay?
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
HĐ 4
Làm BT3
9’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Cô đã dặn các em về nhà quan sát con chó hoặc con mèo của nhà em hoặc của nhà hàng xóm. Hôm nay dựa vào quan sát đó, các em sẽ miêu tả đặc điểm ngoại hình của con chó ( mèo ).
- Cho HS làm bài ( có thể GV dán lên bảng lớp ảnh con chó, con mèo đã sưu tầm được ).
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + khen những HS miêu tả đúng, hay.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS viết lại những nội dung quan sát được ra giấy nháp hoặc vào vở.
- Sắp xếp các ý theo trình tự.
- Một số HS miêu tả ngoại hình của con vật mình đã quan sát được.
- Lớp nhận xét.
HĐ 5
Làm BT4
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV giao việc.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS quan sát tốt, miêu tả hay.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS nhớ lại những hoạt động con vật mình đã quan sát được và ghi lại những hoạt động đó.
- Một số HS lần lượt miêu tả những hoạt động của con chó ( hoặc mèo ) mình đã quan sát, ghi chép được.
- Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở 2 đoạn văn miêu tả.
- Dặn HS quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích, sưu tầm tranh, ảnh về con vật mình yêu thích.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU CẢM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm.
2. Biết đặt và sử dụng câu cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT1 ( phần Nhận xét ).
- Một tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Trong nói và viết, chúng ta không chỉ dùng câu kể, câu hỏi, câu khiến mà còn phải dùng câu cảm. Vậy câu cảm là gì? Được sử dụng trong những trường hợp nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó.
HĐ 3
Làm BT1,2,3
7’
Phần nhận xét
- Cho HS đọc nội dung BT1,2,3.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
1/. Câu Chà, con mèo này có bộ lông mới đẹp làm sao! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo.
- A! Con mèo này khôn thật! dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
2/. Cuối các câu trên có dấu chấm than.
3/. Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ đi kèm : Oâi, chao, trời; quá, lắm, thật.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS ghi lời giải đúng vào VBT.
HĐ 4
Ghi nhớ
3’
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV chốt lại một lần nội dung cần ghi nhớ + dặn cá em HTL ghi nhớ.
HĐ 5
Làm BT1
6’
Phần luyện tập
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS.
- GV nhận xét + chốt lại.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 3 HS làm bài vào giấy. HS còn lại làm vào vở, VBT.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS làm vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Câu kể
Câu cảm
a/. Con mèo này bắt chuột giỏi.
b/. Trời rét.
c/. Bạn Ngân chăm chỉ.
d/. Bạn Giang học giỏi.
Õ Chà ( Oâi ), con mèo này bắt chuột giỏi quá!
Õ Oâi (chao ), trời rét quá!
Õ Bạn Ngân chăm chỉ quá!
Õ Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
HĐ 6
Làm BT2
6’
- Cách tiến hành như ở BT1.
- Lời giải đúng :
Tình huống a : HS có thể đặt các câu thể hiện sự thán phục bạn.
- Trời, cậu giỏi thật!
- Bạn thật là tuyệt! 
- Bạn giỏi quá!
- Bạn siêu quá!
Tình huống b.
- Oâi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
- Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
- Trời, bạn làm mình cảm động quá!
- HS ghi lời giải đúng vào vở, VBT.
HĐ 7
Làm BT3
6’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại :
a/. Câu : Oâi, bạn Nam đến kìa! là câu bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
b/. Câu : Ồ, bạn Nam thông minh quá! bộc lộ cảm xúc thán phục.
c/. Câu : Trời, thật là kinh khủng! bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS lần lượt trình bày.
- Lớp nhận xét.
HĐ 8
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ + về nhà đặt, viết vào vở 3 câu cảm.
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Biết điền đúng vào chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
2. Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- VBT Tiếng Việt 4, tập hai.
- 1 bản phô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1 : Đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo ( hoặc con chó ) đã làm ở tiết TLV trườc.
- HS2 : Đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo ( hoặc con chó ).
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Trong cuộc sống chúng ta luôn cần những giấy tờ cần thiết. Giấy chứng minh nhân dân, giấy khai báo tạm trú, tạm vắng. Có những loại giấy không có mẫu in sẵn nhưng cũng có những loại giấy đã có mẫu in sẵn mà khi viết ta chỉ cần điền nội dung cần thiết vào chỗ trống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điền vào giấy tờ đã có mẫu in sẵn.
HĐ 3
Làm BT1
22’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho từng HS. GV treo tờ phô tô to lên bảng + giải thích cho các em.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS đã điền đúng, sạch, đẹp.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân. Các em đọc kỹ nội dung đơn yêu cầu cần điền và điền nội dung đó vào chỗ trống thích hợp.
- Một số HS lần lượt đọc giấy khai báo tạm trú mình đã viết.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm BT2
6’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại : Ta phải khai báo tạm trú, tạm vắng để giúp chính quyền địa phương quản lý những người địa phương mình tạm vắng, những người địa phương khác đến tạm trú. Khi cần thiết, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
HĐ 5
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc các em nhớ cách điền vào giấy tờ in sẵn + chuẩn bị cho tiết TLV tuần 31.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_30_nguyen_thi_hong_loan_ban_3.doc