Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 34 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 34 - Đinh Hữu Thìn

ĂN “MẦM ĐÁ”

I/ MỤC TIÊU:

1.Đọc: - Đọc đúng: tương truyền, lối nói, dân lành, ninh, đói lả, lấy làm lạ,

- Đọc toàn bài với giọng vui, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của nhân vật

2. Hiểu:- Từ ngữ: tương truyền, thời vua Lê- chúa Trịnh, túc trực, dã vị

- Nội dung bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tập truyện Trạng Quỳnh

- Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 34 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 67
tiếng cười là liều thuốc bổ.
I/ Mục tiêu:
1.Đọc: - Đọc đúng: người lớn, bốn trăm lần, não,nhà nước, sống lâu, chắc chắn
- Đọc toàn bài với giọng ràng, rành mạch,phù hợp với một văn bản khoa học
2. Hiểu: - Từ ngữ: thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị
- Nội dung: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Chúng ta cần phải luôn tạo ra xung quanh mình một cuộc sống vui vẻ, hài ước, tràn ngập tiếng cười.
II/ đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 3 h/s đọc thuộc bài thơ Con chim chiền chiện và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
+Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
+ Tiếng hót của chiền chiện gợi cho ta những cảm giác như thế nào?
- Gv nhận xét và cho điểm
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu giờ học
2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 h/s nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi cách phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh.
- Yêu cầu h/s đọc phần chú giải và tìm nghĩa của từ khó.
- GV nêu giọng đọc và đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 4 tìm ý chính của từng đoạn.
- GV ghi nhận ý chính của mỗi đoạn lên bảng.
- Yêu cầu đọc to đoạn 1 của bài
+Người ta phân biệt con người với các con vật khác nhờ đặc điểm gì?
+ Người ta đã thống kê được số lần cười ở con người như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2:
+ Vì sao nói tiến cười là liều thuốc bổ?
+ Nếu luôn cau có, nổi giận sẽ có nguy cơ gì?
- Đọc to đoạn 3:
+ Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
+ Trong thực tế em còn thấy có những bệnh gì liên qua đến những người không hay cười, luôn cau có hoặc nổi giận?
+ Yêu cầu h/s thảo luận trong nhóm 2 trả lời câu hỏi 4
- Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?
c/ Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 h/s tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Tổ chức cho h/s đọc diễn cảm đoạn 2 theo trình tự:
 + Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu h/s luyện đọc theo cặp
+ Gọi h/s đọc diễn cảm
+ Nhận xét, cho điểm từng học sinh
C/ Củng cố – Dặn dò:
- Bài báo khuyên mọi người điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại nội dung bài báo cho người thân nghe và soạn bài Ăn mầm đá
3 h/s lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
H/s nối nhau đọc đoạn theo yêu cầu của giáo viên
1 h/s đọc to mục chú giải
Lắng nghe
Thảo luận nhóm 4 hoàn thành yêu cầu
Quan sát
( Nhờ tiếng cười)
H/s nối nhau trả lời
Cả lớp đọc thầm
H/s nối nhau trả lời câu hỏi cho đến ý đúng
1 h/s đọc
H/s nối nhau trả lời
H/s trả lời theo ý hiểu
Nhóm 2 thảo luận trả lời câu 
Nêu nội dung của bài
3 h/s nối nhau đọc
Thực hành luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của giáo viên
1 h/s giỏi đọc
Luyện đọc theo cặp
3 h/s thi đọc
2 h/s nêu
Lắng nghe, ghi nhớ
Thứ ngày tháng năm 200
Môn:Chính tả
Tiết: 34
nói ngược
I/ Mục tiêu:
- Nghe- viết chính xác, đẹp bài vè dân gian Nói ngược
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi
II/ đồ dùng dạy học:
- Bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Yêu cầu 3 h/s lên bảng viết từ láy trong đó tiếng nào cũng có âm tr hoặc âm ch
- Nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của bài học.
2/ Hướng dẫn chính tả:
a/ Tìm hiểu bài vè:
- Gọi h/s đọc bài vè.
- Yêu cầu h/s đọc thầm bài vè và trả lời câu hỏi:
+ Bài vè có gì đáng cười?
+ Nội dung bài vè là gì?
b/ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu h/s tìm, luyện đọc và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
c/ Viết chính tả:
- GV đọc cho h/s viết bài
- Đọc cho h/s soát bài
d/ Thu, chấm bài:
- GV thu bài của 15 h/s và chấm bài.
3/ hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu h/s làm việc cặp đội
- Hướng dẫn h/s dùng bút chì gạch chân dưới những từ không thích hợp.
- Gọi h/s nhận xét, chữa bài làm của bạn trên bảng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài báo Vì sao người ta lại cười khi bị người khác cù? Học thuộc bài vè dân gian Nói ngược và chuẩn bị bài sau
3 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên
Nhận xét bài của bạn
Lắng nghe, ghi vở
2 h/s đọc bài vè thành tiếng trước lớp.
2 h/s cùng bàn đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi của giáo viên
( Bài có nhiều chi tiết đáng cười: ếch cắn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già, xôi nuốt đứa trẻ, lương nằm cho trúm bò vào)
( Bài vè toàn nói những chuyện ngược đời, không bao giờ là sự thật nên buồn cười)
H/s luyện đọc và viết các từ khó: ngoài đồng, liếm lông, lao đao, lươn, trúm, thóc giống, đổ vô, chim chích, diều hâu, quạ
Viết bài theo GV đọc
Đổi trong nhóm đôi soát bài
Thu bài cho GV chấm
1 h/s đọc yêu cầu và nội dung bài
2 h/s cùng bàn trao đổi hoàn thành nội dung bài, 1 h/s làm trên bảng phụ
Nhận xét, chữa bài
Đáp án: giải đáp- tham gia- dùng- theo dõi- kết quả- bộ não- không thể
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ- Câu
Tiết: 67
mở rộng vốn từ: lạc quan- yêu đời
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ thuộc chủ đề Lạc quan- Yêu đời
- Đặt câu đúng ngữ pháp, có hình ảnh với các từ thuộc chủ điểm
II/ đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s lên bảng, mỗi h/s đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ mục đích
- Yêu cầu h/s dưới lớp trả lời câu hỏi:
+ Trạng ngữ chỉ mục đích có ý nghiã gì trong câu?
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi nào ?
- Gọi h/s nhận xét câu trả lời
- Nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu bài học
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Trong các từ đã cho có từ nào em chưac hiểu nghĩa?
- Gọi h/s giải nghĩa của các từ đó. Nếu h/s giải nghĩa không đúng thì GV giải nghĩa cho h/s hiểu nghĩa của từ.
- GV giảng: Muốn biết từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình trước hết các em phải hiểu nghĩa của các từ đó và khi xếp từ cần lưu ý:
+ Từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi Làm gì?
+ Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi nào? Cho ví dụ?
+ Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hỏi nào? Vì sao?
+ Có những từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể đồng thời trả lời cả câu hỏi cảm thấy thế nào? và là người thế nào? Em hãy cho ví dụ?
- Yêu cầu h/s hoạt động theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi của GV
- Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu h/s tự làm bài. Lưu ý h/s đặt càng nhiều câu càng tốt.
- Gọi h/s nhận xét câu trả lời của bạn trên bảng.
- Gọi h/s dưới lớp đọc câu mình đặt
- GV theo dõi sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho h/s nếu sai
Bài 3:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu h/s cùng làm việc theo nhóm cùng tìm các từ miêu tả tiếng cười.
- Gọi đại diện 1 nhóm treo bảng phụ, đọc các từ tìm được, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Gọi h/s đặt câu với các từ tìm được. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng h/s.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn h/s ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm. Đặt câu với các từ ngữ miêu tả tiếng cười và chuẩn bị bài sau
2 h/s lên bảng đặt câu
2 h/s đúng tại chỗ trả lời
Nhận xét trả lời câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc to
H/s nêu những từ ngữ mà mình chưa hiểu nghĩa
H/s tham gia giải nghĩa từ
Lắng nghe,ghi nhớ
( trả lời cho câu hỏi cảm thấy thế nào?)
( Trả lời cho câu hỏi là người như thế nào?)
H/s tự mình đặt câu
Nhóm 4 hoạt động trả lời các câu hỏi của GV
1 nhóm trả lời
1 h/s đọc to yêu cầu
2 h/s đặt câu trên bảng. HS dưới lớp viết vào vở
Nhận xét
2-3 h/s đọc câu mình đặt
Lắng nghe
1 h/s đọc to
4 h/s tạo thành một nhóm cùng tìm từ
Đại diện nhóm trình bày
Lắng nghe
3-5 h/s tiếp nốii nhau đặt câu
Lắng nghe
Thứ ngày tháng năm 200
Môn:Kể chuyện
Tiết: 34	kể chuyện 
được chứng kiến hoặc tham gia
I/ Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện về một người vui tính mà em biết
- Yêu cầu có thể kể thành chuyện
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện các bạn kể
- Lời kể tự nhiên, chân thuạc, sinh động có thể kết hợp với lời nói, cử chỉ, điệu bộ
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
II/ đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn gợi ý 3
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Gọi h/s nghe kể nêu ý nghĩa câu chuyện
- Gọi h/s nhận xét bạn kể chuyện và trả lời câu hỏi
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu:
GV nêu yêu cầu của giờ học.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
a/ Tìm hiểu đề bài:- Gọi h/s đọc đề bài
- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: vui tính , em biết
- Yêu cầu h/s đọc thầm gợi ý.
- Hỏi:+ Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là gì?
 + Em kể về ai? Hãy giới thiệu cho các bạn em biết.
b/ Kể trong nhóm
- Chia h/s thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 h/s. Yêu cầu h/s kể chuyện trong nhóm.
- GV gợi ý: Có thể giới thiệu về một người vui tính, nêu những sự việc miêu tả đặc điểm, tính cách của người đó hoặc kể lại một câu chuyện về một người vui tính để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
c/ Kể trước lớp:
- Gọi h/s thi kể chuyện. GV ghi tên h/s kể và nội dung truyện ( hay nhân vật chính) để h/s nhận xét.
- Gọi h/s nhận xét, đánh giá bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.- Nhận xét và cho điểm những h/s kể tốt.
C/ Củng cố- Dặn dò:
H/s thực hiện yêu cầu
1 h/s nêu
Nhận xét bạn kể
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc to
Theo dõi giáo viên phân tích đề
3 h/s nối nhau đọc
( là một người vui tính mà em biết)
3-5 h/s giới thiệu
Nhóm 4 hoạt động, 1 h/s kể, các bạn lắng nghe, để nhận xét và hiểu ý nghĩa câu chuyện bạn kể, hiểu các nhân vật 
Lắng nghe
3-5 h/s thi kể 
Nhận xét bạn kể
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 68
Ăn “mầm đá”
I/ mục tiêu:
1.Đọc: - Đọc đúng: tương truyền, lối nói, dân lành, ninh, đói lả, lấy làm lạ,
- Đọc toàn bài với giọng vui, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của nhân vật
2. Hiểu:- Từ ngữ: tương truyền, thời vua Lê- chúa Trịnh, túc trực, dã vị
- Nội dung bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng.
II/ đồ dùng dạy học:
- Tập truyện Trạng Quỳnh
- Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 3 h/s đọc tiếp nối đoạn bài Tiếng cười là liều thuốc bổ, nêu ý chính của đoạn mà mình vừa đọc.
- Gọi 1 h/s đọc toàn bài và nêu ý nghĩa của tiếng cười.
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV giới thiệu về Trạng Quỳnh và nội dung bài học
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Yêu cầu 4 h/s nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng h/s.
- GV lưu ý cách đọc các câu hỏi và câu cảm
- Yêu cầu h/s đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa các từ khó
- Yêu cầu h/s đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu 
b/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu h/s đọc đoạn 1:
+ Trạnh Quỳnh là người như thế nào?
- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp 3 đoạn còn lại:
+ Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì?
+ Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món“mầm đá”?
+ Trạng Quỳnh chuẩn bị bữa ăn cho chúa như thế nào?
+ Cuối cùng chúa có được ăn món “Mầm đá “ không? Vì sao?
+ Chúa được Trạng cho ăn gì?
+ Vì sao chúa ăn tương mà vẫn cảm thấy ngon miệng?
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
- GV ghi ý chính của bài lên bảng
c/ Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 h/s đọc truyện theo vai: Người dẫn chuyện, chúa Trịnh, Trạng Quỳnh
- Tổ chức cho h/s đọc diễn cảm theo vai đoạn cuối truyện:
+ Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc
+ Gọi h/s K-G đọc mẫu
+ Yêu cầu 3 h/s luyện đọc trong nhóm theo hình thức phân vai.
+ Cho các nhón thi đọc.
+ GV nhận xét, đánh giá
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
- GV nhận xét giờ học
- Đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
3 h/s lên bảng đọc
1 h/s đọc
Nhận xét, bổ sung cho bạn
Lắng nghe, ghi vở
H/s tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự
Lắng nghe, ghi nhớ
1 h/s đọc to
1 h/s đọc toàn bài
Lắng nghe
Cả lớp đọc thầm
2 h/s nối nhau trả lời
3 h/s đọc nối
H/s trả lời
( vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, nghe tên “Mầm đá” thấy lạ nên muốn ăn)
( cho người đi lấy đá về ninh còn mình chuẩn bị bên ngoài một lọ tương bên ngoài đề hai chữ “đại phong” rồi bắt chúa phảI đợi cho đến khi bụng đối mềm)
( không ăn được vì làm gì có món đó)
( vì lúc đó chúa dã đói lả nên ăn gì cũng ngon)
( Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo vừa biết cách làm cho chúa ngo miệng, vừa khéo khuyên răn, chê bai chúa)
Ghi vở
Theo dõi bạn đọc và tìm giọng đọc hay
Luyện đọc theo sự hướng dẫn của giáo viên
1 h/s đọc
3 h/s tạo thành nhóm luyện đọc
3 nhóm thi đọc
Lắng nghe
2-3 h/s nối nhau trả lời theo ý hiểu
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 67
trả bài văn miêu tả con vật
I/ mục tiêu:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài của mình
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong bài văn
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, những đoạn văn hay của bạn
II/ đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp.
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Nhận xét chung bài làm của h/s
- Gọi h/s đọc lại đề bài tập làm văn.
- Đề bài yêu cầu gì?	
- GV nhận xét chung:
+ Cả lớp hiểu đề bài viết đúng yêu cầu của đề bài, không có h/s viết lạc đề.
+ Bố cục bài đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn 3 h/s chưa tách rõ ràng 3 phần của bài.
+ Cả lớp đã biết ngắt đúng dấu câu nhưng nhiều bài diễn đạt còn sơ sài, lủng củng, chưa sáng tạo.
+ Khả năng dùng từ đã có tiến bộ, phấn dùng từ láy tả hoạt động của con vật còn chưa hay.
+ Đã có một số bài dùng từ sáng tạo như: Linha, Vân Anh, Hằng
+ Vẫn còn có h/s viết sai lỗi chính tả.
- GV trả bài cho h/s
2/ Hướng dẫn chữa bài:
- Yêu cầu h/s tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
- GV đi giúp đỡ những nhóm yếu.
3/ Học tập những bài văn hay, đoạn văn tốt:
-GV gọi h/s đọc những đoạn văn hay, bài văn hay.
- Sau mỗi bài h/s đọc hỏi để h/s tìm ra cách dùng từ, cách diễn đạt, ý hay.
4/ Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
- Gợi ý cho h/s viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay
+Mở bài, kết bài đơn giản
- Gọi h/s đọc đoạn văn đã viết lại
- Gọi h/s nhận xét
5/ Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
- Về nhà mượn bài của những bạn có điểm cao đọc và viết lại bài nếu chưa được điểm 7
- Chuẩn bị bài sau
1 h/s đọc bài
H/s trả lời
Lắng nghe nhận xét của giáo viên
Xem lại bài của mình
2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi, chữa bài
5 h/s nối nhau đọc
Trả lời các câu hỏi của giáo viên để tìm ra cách viết hay.
Tự mình lựa chọn và viết lại đoạn văn
3-5 h/s đọc đoạn văn mình viết lại
Nhận xét
Mượn bài bạn đọc
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 68
thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I/ mục tiêu:
- Hiểu tác dụng và ý nghĩa của trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
- Xác định được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu. Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu cho phù hợp.
- Viết đoạn văn tả con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng trạng ngữ chỏ phương tiện. Yêu cầu câu văn đúng ngữ pháp, diễn đạt tốt, dùng từ miêu tả phù hợp
II/ đồ dùng dạy học:
- Các câu văn ở BT1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
- Bài tập 1 phần luyện tập viết trên bảng phụ
- Bảng nhóm, bút dạ.
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Yêu cầu 3 h/s lên bảng, mỗi học sinh đặt 1 câu có từ miêu tả tiếng cười
- Gọi h/s nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu của bài học
2/ Nhận xét:
Bài 1: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu h/s làm việc theo cặp.
- Gọi h/s phát biểu ý kiến.
- GV chốt câu trả lời đúng.
Bài 2:
- Hãy đặt câu cho mỗi trạng ngữ trên
- GV ghi nhanh các câu trả lời lên bảng
- Hỏi: + Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi nào?
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng những từ nào?
3/ Ghi nhớ:
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
- Yêu cầu h/s đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho h/s
4/ Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu h/s tự làm bài. Hướng dẫn h/s dùng bút chì gạch chân dưới trạng ngữ vào sgk
- Gọi h/s nhận xét bài làm của bạn.
- GV kết luận bài làm đúng
Bài 2:
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu h/s quan sát tranh minh hoạ. Đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện phù hợp với mỗi con vật.
- Yêu cầu h/s tự làm bài. 2 h/s làm bảng phụ.
- Gợi ý: Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu tả về con vật mà em yêu thích trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Gọi 2 h/s dán phiếu của mình lên bảng. GV cùng h/s cả lớp sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. GV dùng bút đỏ gạch chân câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- GV cho điểm h/s viết đạt yêu cầu.
- GV nhận xét bài của h/s dưới lớp.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau
3 h/s thực hiện yêu cầu
Nhận xét
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc bài
2 h/s ngồi cùng bạn trao đổi thảo luận hoàn thành yêu cầu
2 h/s nối nhau phát biểu
Lắng nghe
4 h/s tiếp nối nhau đặt câu hỏi
( bổ sung ý chỉ phương tiện cho câu)
( Bằng cái gì? Với cái gì?)
( từ: với, bằng)
3 h/s đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
3-5 h/s tiếp nối nhau đặt câu
1 h/s đọc to
1 h/s làm trên bảng
Cả lớp làm bài vào vở
Nhận xét, chữa bài cho bạn
( Đáp án: a/ Bằng một giọng chân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài và làm bài đầy đủ
b/ Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng)
1 h/s đọc to
3-5 h/s tiếp nối nhau đặt câu
H/s tự làm bài
Lắng nghe
Đọc bài và nhận xét bài
3-5 h/s đọc đoạn văn
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 68
điền vào giấy tờ in sẵn
I/ mục tiêu:
- Hiểu nội dung và yêu cầu trong Điện chuyển tiền, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
- Điền đúng nội dung trong Điện chuyển tiền, Giấy đặt mua báo chí trong nước
II/ Đồ dùng dạy học:
- Điện chuyển tiền đi và Giấy đặt mua báo chí trong nước ( đủ dùng cho mọi h/s trong lớp)
III/ các hoạt động day- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s đọc lại Thư chuyển tiền đã hoàn chỉnh.
- Gọi h/s nhận xét bài của bạn.- GV n/x, đánh giá.
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của bài học
2/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Trong trường hợp bài tập nêu ra ai, ai là người gửi, ai là người nhận?
- GV hướng dẫn: Điện chuyển tiền đi
cũng là một dạng gửi tiền, gửi tiền bằng thư hay điện báo đều được nhưng gửi bằng Điện chuyển tiền sẽ đến với người nhận nhanh hơn và cước phí của nó cũng cao hơn.
- Lưu ý một số nội dung: + N3 VNPT + ĐCT
+ Họ và tên người gửi + Địa chỉ +Số tiền gửi
+ Họ và tên người nhận + Tin tức kèm theo nếu cần
- Yêu cầu 1 h/s giỏi làm mẫu - h/s làm việc cá nhân
- Gọi h/s đọc thư chuyển tiền đã hoàn thành
- Nhận xét và kết luận bài làm chính xác
Bài 2: - Gọi h/s đọc yêu cầu và gợi ý của bài
- Phát giấy đặt mua báo chí trong nước cho từng học sinh.
- GV hướng dẫn cách điền một số mục cần chú ý:
+ Tên độc giả + Điạ chỉ
+ Ghi theo chiều ngang của từng dòng: Tên báo, thời gian đặt trong năm, số lượng báo đặt và số tiền tổng cộng. - Yêu cầu h/s tự làm bài, đọc bài làm của mình
- Nhận xét bài làm của học sinh
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ cách viết các loại giấy tờ in sẵn vì đó là những giấy tờ rất cần trong cuộc sống
2 h/s thực hiện yêu cầu
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc to
2 h/s nối nhau trả lời
Lắng nghe, ghi nhớ
Lắng nghe, quan sát dể biết cách viết
1 h/s giỏi làm mẫu
Cá nhân học sinh làm bài
3- 5 h/s đọc bài
Lắng nghe
1 h/s đọc to
Nhận phiếu
Lắng nghe theo dõi vào phiếu cá nhân
Cá nhân học sinh làm bài
3-5 h/s đọc bài làm
Lắng nghe
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_34_dinh_huu_thin.doc