Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 5 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 5 (Bản đẹp 2 cột)

I. Mục đích, yêu cầu:

* Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.

 - Biết đọc giọng kể chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật với lời người kể chuyện.

* Đọc - hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ : sững sờ, dõng dạc, hiền minh

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

 - HS trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. HS khá, giỏi trả lời thêm câu hỏi 4.

 - Yêu quý hạt thóc và luôn có tính trung thực.

II. Đồ dùng dạy - học:

 GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 HS: SGK, vở ghi chép, bút,.

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 5 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Tập đọc: Những hạt thóc giống.
I. Mục đích, yêu cầu: 
* Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
 - Biết đọc giọng kể chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật với lời người kể chuyện. 
* Đọc - hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ : sững sờ, dõng dạc, hiền minh
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
 - HS trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. HS khá, giỏi trả lời thêm câu hỏi 4. 
 - Yêu quý hạt thóc và luôn có tính trung thực.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK 
 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
 HS: SGK, vở ghi chép, bút,...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:
1. Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai?
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh này em thường gặp ở đâu?
GV giới thiệu ghi tựa đề.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:Yêu cầu HS mở SGK trang 46
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV phân đoạn đọc nối tiếp: 3 đoạn 
Đoạn 1 : Ngày xưa đến bị trừng phạt. 
Đoạn 2 : Có chú bé  đến nảy mầm được 
Đoạn 3 : Mọi người  đến của ta.
Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc đến hiền minh
- GV gọi HS đọc tiếp nối nhau ( 3 lượt)
Đọc lần 1: Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu, ...
Đọc lần 2: Giải nghĩa từ khó
Đọc lần 3: Luyện đọc lại, chú ý sửa sai
- Luyện đọc cặp đôi 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài 
-GV đọc diễn cảm.( GV nêu giọng đọc của bài)
* Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: 
+Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?.
+Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao?
+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được. Vậy mà vua lại giao hẹn, nếu không vó thóc sẽ bị trừng trị. Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này?
-Đoạn 1 ý nói gì? 
-Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Nêu ý của đoạn 2 
-Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói.
-Ý đoạn 3 nhằm nêu lên điều gì?
- Đọc thầm đoạn cuối và trả lời:
+Nhà vua đã nói như thế nào?
+Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?( Dành cho HS khá, giỏi )
- đoạn này cho biết điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp.
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc." Chôm lo lắng .....thóc giống của ta."
-Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
-Gọi 3 HS đọc đoạn diễn cảm 
-HS tham gia đọc theo vai.	
-Nhận xét và cho điển HS đọc tốt.
3.Củng cố – dặn dò:
-Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại bài trên. Chuẩn bị bài sau: Gà Trống và Cáo, trả lời các câu hỏi SGK và học thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
HS khác nhận xét, bổ sung.
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam....
-Bức tranh vẽ cảnh một ông vua già đang dắt tay một cậu bé trước đám dân nô nức chở hàng hoá. Cảnh này em thường thấy ở những câu truyện cổ.
-HS mở SGK
-1 HS đọc
-HS theo dõi
-HS đọc nối tiếp, HS khác theo dõi
- HS luyện đọc đúng
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
- HS ngồi cạnh nhau luyện đọc
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- HS lắng nghe
-Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời:
+ Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.
+Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có sẽ bị trừng phạt.
+ Hạt thóc giống đó không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi.
+ Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức.
-Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
+Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp. Chôm không có thóc, em lo lắng, thành thật quỳ tâu:Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
+Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể em sẽ bị trừng trị.
- Chôm rất dũng cảm dám nói lên sự thật
- HS đọc thầm và trả lời
+Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt.
- Sự ngạc nhiên của mọi người khi chôm nói lên sự thật.
-Đọc thầm đọan cuối 
+Vua nói cho mọi người biết rằng: thóc giống đã bị luột thì làm sao có thể mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải là thóc giống vua ban.
+Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm.
+Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
*Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung., ...
-Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
+Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật. 
-2 HS nhắc lại.
-4 HS đọc tiếp nối từng đoạn.
-Tìm ra cách đọc.
-3 HS, HS khác theo dõi nhận xét.
-Tìm ra gọng đọc cho từng nhân vật. Luyện đọc theo vai.
-HS trả lời.
- HS cả lớp
Bổ sung 
Chính tả:( Nghe- viết) Những hạt thóc giống
 I.Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n hoặc vần en/eng ở bài tập 2.
 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3
 - Có ý thức rèn chữ viết đẹp, đúng mẫu chữ, ít sai lỗi chính tả.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV: Bài tập 2a, bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp, SGK
 HS: SGK, vở, bút, bảng con,...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
-Nhận xét về chữ viết của HS, ghi điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Giờ chính tả hôm nay cá em sẽ nghe- viết đoạn văn cuối bài Những hạt thóc giống và làm bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc en/eng.
 b. Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
 - Gọi HS đọc bài viết chính tả và hỏi:
+Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+Vì sao người trung thực là người đáng qúy?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm từ khó
-Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
 * Viết chính tả:
-GV đọc, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu 2 chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
 * Thu chấm và nhận xét bài cùa HS :
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
 a. Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
 b. Cách tiến hành như mục a.
 Bài 3: ( Dành cho HS khá, giỏi làm)
a.Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung và tìm ra tên con vật
-GV cho HS tự giải thích 
b. Cách tiến hành như mục a.(Lời giải: Chim én.)
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài 2a hoặc 2b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố trên. Chuẩn bị bài sau: Người viết truyện thật thà.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- dìu dịu, gióng giả, con dao, bâng khuâng bận bịu, ...
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
+Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng.
-Các từ ngữ: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,
-Viết vào bảng con.
- HS viết vào vở theo đúng yêu cầu
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ)
-Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn.
-Chữa bài (nếu sai)
lời giải- nộp bài- lần này- làm em- lâu nay- lòng thanh thản- làm bài- chen chân- len qua- leng keng- áo len- màu đen- khen em.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Lời giải: a,Con nòng nọc. b, Chim én
- Ếch, nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc, có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng duôi, nhảy lên sống trên cạn
-Lắng nghe.
Bổ sung 
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1,BT2); nắm được nghĩa từ " tự trọng" BT3). 
 - Biết cách vận dụng kiến thức để đặt câu , viết văn hay.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Từ điển hoặc trang phô tô cho nhóm HS .Giấy khổ to và bút dạ.
 Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập.
 HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2, cả lớp làm vào vở nháp.
 Bài 2:
Xếp các từ láy sau đây thành 3 nhóm mà em đã học: Lao xao, Xinh xinh, nghiêng nghiêng, Nhanh nhẹn, vun vút, thoăn thoắt. Xinh xẻo.
- GV nhận xét, bổ sung, ghi điểm 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay, các em sẽ thực hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm Trung thực-Tự trọng.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Phát giấy+ bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào phiếu.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về các từ đúng.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng. Tra trong từ điển -Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai).
-Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d.
-Yêu cầu HS đặt câu với 4 từ tìm được.
 Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4,đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
a,Thẳng như ruột ngựa
b,Giấy rách phải giữ lấy lề
c,Thuốc đắng dã tật
d, Cây ngay không sợ chết đứng
e, Đói cho sạch, rách cho thơm
-Kết luận
3. Củng cố – dặn dò:
Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các tục ngữ, thành ng ... cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt gà còn cắm đầu chạy vì sợ.
+Gà không bóc trần âm mưu của cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo nói. Rồi Gà báo cho Cáo biết, chó săn đang chạy đến loan tin, đánh vào điểm yếu là Cáo sợ chó săn ăn thịt làm Cáo khiếp sợ, quắp đuôi, co cẳng...
+Cáo lộ rõ bản chất gian xảo.
-Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin lời kẻ xấu cho dù đó là những lời nói ngọt ngào.
-2 HS nhắc lại.
-3 HS đọc bài.
-HS tự tìm cách đọc 
- HS luyện đọc diễn cảm, nhận xét
-3 đến 5 HS đọc từng đoạn, cả bài.
-HS đọc thuộc lòng theo cặp đôi.
-Thi đọc, nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
- HS cả lớp
Bổ sung 
Tập làm văn: Viết thư ( Kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu: 
 -Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức có (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư)
 -Rèn luyện kĩ năng viết thư cho HS .
 -GD: HS viết thư hay, yêu thích viết thư.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Phần ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ. 
Phong bì (mua hoặc tự làm) .
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS nhắc lại nội dung của một bức thư.
-Treo bảng phụ nội dung ghi nhớ phần viết thư trang 34.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề
 b. Tìm hiểu đề:
-Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của HS .
-Yêu cầu HS đọc đề trong SGK trang 52.
-Nhắc HS :
+Có thể chọn 1 trong 4 đề để làm bài.
+Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành.
+Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán).
-Hỏi: Em chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì?
 c. Viết thư:
-HS tự làm bài, nộp bài và GV chấm một số bài.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
-3 HS nhắc lại
-Đọc thầm lại.
-Lắng nghe.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
- HS chọn đề bài
-5 đến 7 HS trả lời.
- HS nộp bài
- HS cả lớp.
Bổ sung 
Luyện từ và câu: 	 Danh từ 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
 - Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong các danh từ cho trước và tập đặt câu (BT mục III).
 - GD: HS Áp dụng để đặt câu hay, viết văn tốt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng lớp viết sẵn bài 1 phần nhận xét.
 Giấy khổ to viết sẵn các nhóm danh từ + bút dạ.
 Tranh (ảnh ) về con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện,...
 HS: SGK, vở,...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
1. Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
2. Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
 GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:Ghi tựa đề
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
-Gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ.GV gọi HS nhận xét từng dòng thơ.
GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật.
-Gọi HS đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.
-Kết luận về phiếu đúng.
-Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng , khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ.
-Hỏi: +Danh từ là gì?
+ Danh từ chỉ người là gì?
+Khi nó đến “cuộc đời”, “cuộc sống”, em nếm, ngửi, nhìn được không?
+Danh từ chỉ khái niệm là gì?
-GV giải thích danh từ chỉ khái niệm chỉ dùng cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, sờ chúng được.
+Danh từ chỉ đơn vị là gì?
c. Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
-Yêu cầu HS lấy ví dụ về danh từ, GV ghi nhanh vào từng cột trên bảng.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm danh từ chỉ khái niệm.
-Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung.
-Hỏi; +Tại sao các từ: nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm.
+Tại sao từ cách mạng là danh từ chỉ khái niệm?
-Nhận xét, tuyên dương 
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự đặt câu.
-Gọi HS đọc câu văn của mình. 
-Nhận xét câu văn của HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: danh từ là gì?
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà tìm mỗi loại 5 danh từ và chuẩn bị bài: Danh từ chung và danh từ riêng.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
-2 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Thảo luận cặp đôi, ghi các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp.
-Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét.
+Dòng 1 : Truyện cổ.
+Dòng 2 : cuộc sống, tiếng, xưa.
+Dòng 3 : cơn, nắng, mưa.
+Dòng 4 : con, sông, rặng, dừa.
+Dòng 5 : đời. Cha ông.
+Dòng 6 : con sông, cân trời.
+Dòng 7 : Truyện cổ.
+Dòng 8 : mặt, ông cha.
-Đọc thầm.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-Hoạt động trong nhóm, đại diện nhóm trình bày,nhận xét, bổ sung.
Từ chỉ người: ông cha, cha ông.
Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.
Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa.
Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời.
Từ chỉ đơn vị: cơn. Con, rặng.
+Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tựng, khái niệm, đơn vị.
+Danh từ chỉ người là những từ dùng để chỉ người.
+Không nếm, nhìn, ngửi được về"cuộcsống" ,"Cuộc đời”vì nó không có hình thái rõ rệt.
+Danh từ chỉ khái niệm là những từ chỉ sự vật không có hình thái rõ rệt.
+Là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được.
-3 đễn 4 HS đọc thành tiếng.
+Danh từ chỉ người: học sinh, thầy giáo, cô hiệu trưởng, em trai, em gái
+Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bút, bảng, lọ hoa, sách vở, cái cầu
+Danh từ chỉ hiện tượng: Gió, sấm, chớp, bão, lũ, lụt
+Danh từ chỉ khái niệm: tình thương yêu, lòng tự trọng, tính ngay thẳng, sự quý mến
+Danh từ chỉ đơn vị: Cái, con , chiếc.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động theo cặp đôi.
-Các danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghịệm, cách mạng
+Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật, người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được.
+Vì cách mạng nghĩa là cuộc đấu trang về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn, chạmđược.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đặt câu và tiếp nối đọc câu của mình.
+Bạn An có một điểm đáng quý là rất thật thà.
+Chúng ta luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức.
+Người dân Việt nam có lòng nồng nàn yêu nước....
- HS trả lời
- HS lắng nghe thực hiện
Bổ sung 
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Có hiểu ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
 -Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. 
 - Biết xây dựng đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV:Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK. Giấy khổ to và bút dạ.
 HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
1. Cốt truyện là gì?
2.Cốt truyện gồm những phần nào?
-Nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV ghi tựa đề
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1: Hoạt động nhóm 4
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.HS thảo luận, trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng :
+Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
+Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
 Bài 2:
-Hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở 
đoạn 2 ?
-GV kết luận .
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trả lời cặp đôi 
-Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- GV kết luận
-Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.
 c.Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
-Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
 d. Luyện tập:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Hỏi: +câu truyện kể lại chuyện gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+Đoạn 1 kể sự việc gì?
+Đoạn 2 kể sự việc gì?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Gọi HS trình bày, nhận xét, cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu truyện vào vở.Chuẩn bị bài: Trả bài văn viết thư.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Trao đổi, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
*Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
*Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)
*Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
+Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
-Thảo luận cặp đôi.
+Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
+Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
-Lắng nghe.
-3 HS đọc thành tiếng.
-3 đến 4 HS phát biểu:
+Đoạn văn“Tô Hiến ThànhLý Cao Tông” trong truyện Một người chính trực kể về lập ngôi vua ở triều Lý.
+ Đoạn văn “Chị nhà trò đã bé nhỏ vẫn khóc”trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu kể về hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò
-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu.
+Câu chuyện kể về một em bévừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnhcủa 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
+Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+Phần thân đoạn.
+Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
-Viết bài vào vở nháp.
-Đọc bài làm của mình.
Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_5_ban_dep_2_cot.doc