I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết tự bày tỏ ý kiến của mình một cách mạnh dạn
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường
- Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
- Một chiếc micro không dây để chơi trò phóng viên
- Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm.
- Tiểu phẩm: MỘT BUỔI TỐI TRONG GIA ĐÌNH BẠN HOA
Nội dung: Cảnh cuộc nói chuyện vào một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa):
- Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán để bán?
Bố Hoa (xua tay):
- Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng cho các con đi học, bà ạ!
Mẹ Hoa:
- Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không?
Bố Hoa (đấu dịu):
- Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý nó như thế nào chứ?
Mẹ Hoa (gắt):
- Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết định, nó phải nghe theo chứ!
Bố Hoa (lắc đầu):
- Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ!
Mẹ Hoa:
- Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó.
Mẹ Hoa (quay vào phía trong nhà, gọi):
- Hoa ơi, ra mẹ bảo.
Hoa (từ nhà trong chạy ra):
- Mẹ bảo con cái gì ạ?
Mẹ Hoa:
- Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Anh con lại sắp đi học xa, rất tốn kém. Mẹ muốn con nghỉ học ở nhà giúp mẹ làm bánh bán thêm, con nghĩ sao?
Hoa (phụng phịu):
- Mẹ ơi, con muốn đi học cơ, bỏ học ở nhà buồn lắm! Các bạn con quanh đây chúng nó đều đi học cả mà mẹ. Hơn nữa, cô giáo con dạy, nếu không đi học, không có đủ kiến thức, sau này sẽ không thể làm được việc gì đâu ạ!
Mẹ Hoa (thở dài):
- Thế thì đào đâu ra gạo ăn để đi học.
Hoa (suy nghĩ một lát rồi nói):
- Nếu nhà ta khó khăn thì con sẽ cố gắng học hết bài trên lớp, sau buổi học con sẽ dành thời gian phụ giúp mẹ làm bánh được không ạ?
Mẹ Hoa (băn khoăn):
- Nhưng như thế thì con vất vả quá!
Hoa (cười):
- Không sao đâu, mẹ ạ, con làm được mà.
Bố Hoa:
- Ý kiến của con đúng đấy. Tôi tán thành. Bà cũng nên đồng ý đi.
Mẹ Hoa:
- Thôi được, tôi đồng ý.
Hoa (cười sung sướng):
- Con cảm ơn bố mẹ. Con hứa sẽ cố gắng chăm học hơn.
TUẦN 6 THỨ HAI Ngày 28 tháng 09 năm 2009 MÔN: ĐẠO ĐỨC BÀI: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Giúp HS biết tự bày tỏ ý kiến của mình một cách mạnh dạn - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường - Biết tôn trọng ý kiến của người khác. II.CHUẨN BỊ: - SGK - Một chiếc micro không dây để chơi trò phóng viên - Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm. - Tiểu phẩm: MỘT BUỔI TỐI TRONG GIA ĐÌNH BẠN HOA Nội dung: Cảnh cuộc nói chuyện vào một buổi tối trong gia đình bạn Hoa Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa): Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán để bán? Bố Hoa (xua tay): Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng cho các con đi học, bà ạ! Mẹ Hoa: Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không? Bố Hoa (đấu dịu): Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý nó như thế nào chứ? Mẹ Hoa (gắt): Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết định, nó phải nghe theo chứ! Bố Hoa (lắc đầu): Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ! Mẹ Hoa: Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó. Mẹ Hoa (quay vào phía trong nhà, gọi): Hoa ơi, ra mẹ bảo. Hoa (từ nhà trong chạy ra): Mẹ bảo con cái gì ạ? Mẹ Hoa: Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Anh con lại sắp đi học xa, rất tốn kém. Mẹ muốn con nghỉ học ở nhà giúp mẹ làm bánh bán thêm, con nghĩ sao? Hoa (phụng phịu): Mẹ ơi, con muốn đi học cơ, bỏ học ở nhà buồn lắm! Các bạn con quanh đây chúng nó đều đi học cả mà mẹ. Hơn nữa, cô giáo con dạy, nếu không đi học, không có đủ kiến thức, sau này sẽ không thể làm được việc gì đâu ạ! Mẹ Hoa (thở dài): Thế thì đào đâu ra gạo ăn để đi học. Hoa (suy nghĩ một lát rồi nói): Nếu nhà ta khó khăn thì con sẽ cố gắng học hết bài trên lớp, sau buổi học con sẽ dành thời gian phụ giúp mẹ làm bánh được không ạ? Mẹ Hoa (băn khoăn): Nhưng như thế thì con vất vả quá! Hoa (cười): Không sao đâu, mẹ ạ, con làm được mà. Bố Hoa: Ý kiến của con đúng đấy. Tôi tán thành. Bà cũng nên đồng ý đi. Mẹ Hoa: Thôi được, tôi đồng ý. Hoa (cười sung sướng): Con cảm ơn bố mẹ. Con hứa sẽ cố gắng chăm học hơn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.Kiểm tra bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1) Trẻ em có quyền gì? Em có thể làm gì để thực hiện quyền đó? GV nhận xét B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài : - Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp bài biết bày tỏ ý kiến. 2. Dạy bài mới : Hoạt động1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa - GV yêu cầu HS đọc tiểu phẩm sau đó trình bày tiểu phẩm GV mời một nhóm lên trình bày tiểu phẩm Yêu cầu thảo luận: + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? + Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào? GV kết luận:Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe & tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên” Cách chơi: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên & phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3 GV nhận xét cuộc phỏng vấn của HS - GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng & có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Hoạt động 3: Trình bày các bài viết, tranh vẽ. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm - Gọi các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - GV nhận xét GV kết luận chung: - Trẻ em có quyền có ý kiến & trình bày ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em. Ý kiến của trẻ em cũng cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, đất nước & có lợi cho sự phát triển của trẻ em mới được thực hiện. - Trẻ em cũng cần biết lắng nghe & tôn trọng ý kiến của người khác. - Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ. Củng cố - Dặn dò: Khuyến khích HS tổ chức thảo luận nhóm về các vấn đề của tổ, của lớp, của trường. Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em. Chuẩn bị bài: Tiết kiệm tiền của Bìa màu xanh, đỏ, trắng - Vài HS nêu HS nhận xét - HS nghe giới thiệu - HS đọc và trình bày tiểu phẩm theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - HS thảo luận HS nêu kết quả thảo luận - HS lắng nghe. - HS xung phong chơi - HS lắng nghe. - HS chia 3 nhóm và làm bài - HS triển lãm bài viết, tranh vẽ của mình - HS lắng nghe. - 1, 2 HS đọc. MÔN: TOÁN TIẾT 26: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. II.CHUẨN BỊ: - VBT - Phóng to biểu đồ: “ Số vải hoa & vải trắng đã bán trong tháng 9” và “ Số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.Kiểm tra bài cũ: Biểu đồ (tt) GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét B.Bài mới: 1.Giới thiệu: - Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học. 2. Hướng dẫn luyện tập : Bài tập 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Hỏi : Đây là biểu đồ biểu diễn gì ? - Yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và làm bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. + Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vỉa hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao + Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao? + Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hai sai? Vì sao? + Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét vải? + Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m? Bài tập 2: GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi : Biểu đồ biểu diễn gì? - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài? - GV gọi học sinh đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài tập 3: (nếu còn thời gian) - GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ. - Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ? - Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 ? - GV hướng dẫn HS cách vẽ đúng : Cột biểu diễn số cá tháng 2 nằm trên vị trí của chữ thangs2. Cách cột tháng 1 đúng 2 ô. - Hỏi : Nêu bề rộng của cột. - Nêu chiều cao của cột. Gọi HS lên bảng vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2 - Yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3 - GV chữa bài C.Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học - Yêu cầu HS làm bài trong vở BT HS sửa bài HS nhận xét - HS nghe giới thiệu. - 1 HS đọc đề bài. - Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 - HS làm bài - Vài HS trả lời . + Sai vì tuần 1 cửa hàng bán được 200m vải hoa và 100m vải trắng. + Đúng vì 100m x 4 = 400m + Đúng, vì tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán được 300m, tuần 3 bán được 400m, tuần 4 bán được 200m. So sánh ta có 400m > 300m> 200m + Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa , vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 300 m – 200m = 100m. + Sai vì tuần 4 bán được 100m vải hoa. Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m - Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004. - Là các tháng 7,8,9. - HS làm bài vào vở bài tập a) Tháng 7 có 18 ngày mưa b) Tháng 8 có 15 ngày mưa Tháng 9 có 3 ngày mưa Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15- 3 = 12( ngày) c) số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18+15+3): 3 = 12(ngày) - HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét. - Biểu đồ : Số cá tàu Thắng Lợi bắt được. - Còn thiếu tháng 2 và tháng 3. - Tháng 2 : 2 tấn; tháng 3 : 6 tấn . - Cột rộng đúng 2 ô - Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá. - 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS lên bảng vẽ , cả lớp vẽ vào vở MÔN: LỊCH SỬ TIẾT 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40) I.MỤC TIÊU: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa). - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II.CHUẨN BỊ: - SGK - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.Kiểm tra bài cũ: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như thế nào? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta? GV nhận xét và cho điểm HS. B.Bài mới: 1.Giới thiệu: - Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về 1 cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của PK phương Bắc đó là khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 2. Dạy bài mới : Hoạt động1: Thảo luận nhóm GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. Yêu cầu các nhóm thảo luận: “Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại. Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao? - Gọi HS nêu kết quả . - GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc (Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân GV treo lược đồ & giải thích: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa. Gọi HS trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa GV nhận xét. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử của dân tộc? GV chốt: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được quyền độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. GV giáo dục tư tưởng: Những người đầu tiên giành lại được độc lập cho dân tộc chính là những người phụ nữ Việt Nam. Như vậy, ngay từ những ngày đầu dựng nước, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn vì vậy cần phải có thái độ coi trọng ... Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (tuần 5) Yêu cầu 1 HS đọc lại bài tập phần luyện tập (bổ sung phần thân đoạn để hoàn chỉnh đoạn b) GV nhận xét & chấm điểm B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Muốn kể câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài - GV dán lên bảng lớp 6 tranh minh hoạ phóng to truyện Ba lưỡi rìu cùng phần lời dưới mỗi tranh. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi. + Truyện có mấy nhân vật ? + Truyện xoay quanh nội dung gì ? + Truyện có ý nghĩa gì ? - Yêu cầu HS đọc lời gọi ý dưới mỗi bức tranh. - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu - GV nhận xét, sửa chữa Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu GV gợi ý: Để phát triển ý (ghi dưới mỗi tranh Ba lưỡi rìu) thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. - GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1 - Gọi vài HS nêu ý kiến + Nhân vật làm gì? + Nhân vật nói gì? + Ngoại hình nhân vật? + Lưỡi rìu sắt? - Gọi HS xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu trả lời - Gọi HS nhận xét GV nhận xét Yêu cầu HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện - Gọi HS nêu ý kiến Sau khi HS phát biểu, GV dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn. - Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện C.Củng cố - Dặn dò: GV yêu cầu HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học. GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; biểu dương những HS xây dựng tốt đoạn văn. Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp. Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. - 1 HS nhắc lại ghi nhớ. 1, 2 HS đọc Cả lớp nhận xét. HS nghe giới thiệu - 1 HS đọc thành tiếng. - HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm phần lời. tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Hai nhân vật: chàng tiều phu & một cụ già chính là tiên ông. + Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. + Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc - 6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn 1 tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh. - 3, 5 HS kể cốt truyện. 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm. HS nghe Cả lớp quan sát kĩ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi theo gợi ý a & b HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét. + Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Chàng buồn bã nói: “ Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây?” + Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu + Lưỡi rìu bóng loáng. 2 HS giỏi tập xây dựng đoạn 1 Cả lớp nhận xét - HS thực hành phát triển ý, tập xây dựng đoạn truyện: + HS làm việc cá nhân. Các em lần lượt quan sát từng tranh, suy nghĩ, tìm ý cho các đoạn văn. + HS phát biểu ý kiến về từng tranh. - HS thực hành kể chuyện theo cặp, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn. Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, - 2, 3 HS kể toàn truyện - HS nêu : + Quan sát tranh, đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện. + Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hoá hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật. + Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh. MÔN: CHÍNH TẢ TIẾT 6 : NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ (Nghe – Viết) I.MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẻ ; trình bài đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng bài tập 2, BT 3a. - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp. II.CHUẨN BỊ: Sổ tay chính tả - Phiếu khổ to kẻ bảng sau phát cho vài HS sửa lỗi ở BT2, giúp GV nhận xét (trực quan) trước lớp: Viết sai Viết đúng - VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.Kiểm tra bài cũ: GV mời 1 HS đọc cho cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ có hình thức chính tả tương tự những từ ngữ đã được học ở BT2, tiết CT trước. Yêu cầu 1 HS đọc thuộc lòng câu đố ở BT3 & nêu lời giải câu đố GV nhận xét & chấm điểm B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài : - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu chuyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban - dắc 2. Hướng dẫn viết chính tả : a) Tìm hiểu nội dung truyện GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt GV mời 1 HS đọc lại truyện & yêu cầu cả lớp cho biết nội dung của mẩu truyện? b) Hướng dẫn viết từ khó : GV yêu cầu HS đọc thầm lại truyện & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con c) Đọc bài cho HS viết : GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau GV nhận xét chung 3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài tập 2: (Tập phát hiện & sửa lỗi chính tả) GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS: + Viết tên bài cần sửa lỗi: Người viết truyện thật thà. + Sửa tất cả các lỗi có trong bài GV phát riêng phiếu cho 1 số HS viết bài mắc lỗi chính tả GV nhận xét kết quả bài làm của HS (có đối chiếu với vở viết) Bài tập 3a: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3a Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng giải bài tập này GV chỉ vào ví dụ & giải thích: Tìm các từ láy có tiếng chứa âm đầu là s hay x nghĩa là các từ láy có các tiếng chứa âm đầu lặp lại nhau. GV phát phiếu & từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. C.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS ghi nhớ hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai những từ đã học - Chuẩn bị bài: (Nhớ – viết) Gà Trống & Cáo 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con HS đọc câu đố & nêu lời giải câu đố HS nhận xét - HS theo dõi trong SGK - HS lắng nghe. - 1 HS đọc lại truyện & nêu nội dung truyện: Ban-dăc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối. - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và có thể nêu các từ khó viết : Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn. - HS luyện viết bảng con - HS nghe – viết HS soát lại bài HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả 1 HS đọc yêu cầu của bài tập Cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi & sửa lỗi trong sổ tay chính tả của mình. HS tự đọc bài, phát hiện lỗi & sửa lỗi chính tả trong bài của mình. Các em viết lỗi & cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả của mình Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp Cả lớp nhận xét 1 HS đọc yêu cầu của bài tập Cả lớp theo dõi trong SGK - HS nhắc lại kiến thức về từ láy Các nhóm thi tìm nhanh Đại diện nhóm trình bày Cả lớp nhận xét & bình chọn nhóm thắng cuộc. + Từ láy có chứa âm s : sàn sàn, san sát, săn sóc, song song , sù sù,. + Từ láy có chứa âm x : xa xa, xao xác, xào xạc, xa xôi, xôn xao, - HS nghe nhận xét. MÔN: TOÁN TIẾT 30 : PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU : - HS biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A.Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS làm bài. * Đặt tính rồi tính 12 458 + 98 756 67 894 + 1 201 -GV nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Hôm nay các sẽ củng cố về phép trừ. 2.Củng cố cách thực hiện tính trừ. - GV viết lên bảng 2 phép tính 865 279 – 450 237 và 647 253 –285749 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - Em hãy nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính. - Vậy khi thực hiện phép trừ số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? 3. Luyện tập : Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét . Bài 2: - Yêu cầu HS làm bài - Sau đó gọi HS đọc kết quả trước lớp. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu. Bài 3: - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu cách tìm quãng đường. - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 4 (nếu còn thời gian) - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS tự làm bài. C.Củng cố –dặn dò - Nhận xét tiết học, làm thêm bài trong VBT. - 2 HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp + + + a 12 458 b 67 894 98 756 1 201 111 214 69 095 - HS nghe giới thiệu - 2 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở. - - 865 279 647 253 450 237 285 749 415 042 361504 - HS nêu như SGK. - Đặt cho các hàng đơn vị thẳng cột . Thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái. - HS có thể nêu : ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. - Vài HS lên bảng làm. 987 684 – 783 251 = 204 613. 969 656 – 656 565 = 313 131 839 084 – 246 937 = 529 147 628 450 – 35 813 = 592 637 - HS làm bài và kiểm tra bài của bạn. - 2 HS lên bảng làm bài 48600 – 9455 = 38145 80000 – 48756 = - 1 HS đọc đề bài - 1 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở. Bài giải Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là : 1 730 – 1315 = 415 (km) Đáp số : 415 km. - 1 HS đọc đề bài - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở Bài giải Số cây năm ngoái của tỉnh đó trồng được là : 214 800 – 80 600 = 134 200 (cây) Số cây cả hai năm HS của tỉnh đó trồng được là : 214 800 + 134 200 = 349 000 (cây) Đáp số : 349 000 cây. SINH HOẠT CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU : - Nhận xét tình hình học tập và vệ sinh của lớp trong tuần qua - Đề ra những biện pháp khắc phục II. NỘI DUNG : - Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ ttrong thời gian qua. - Lớp trưởng tổng hợp báo hoạt động của các tổ - GV nhận xét tình hình học tập của HS. * Ưu điểm : + HS đi học chuyên cần + Vệ sinh cá nhân tốt. + Giữ gìn đồ dùng học tập khá tốt. + HS có chú ý trong giờ học. * Hạn chế : + Một số HS học tập không tiến bộ. + Vệ sinh lớp chưa được tốt. + Các tổ hoạt động chưa đều. + Một số HS còn bỏ đồ dùng ở nhà. * Biện pháp khắc phục : + Liên hệ với gia đình những HS yếu. + Thường xuyên kiểm tra những HS yếu. + Phân công những HS khá giỏi kèm HS yếu. NHận xét tiết sinh hoạt . KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT CỦA BGH
Tài liệu đính kèm: