Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 6 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 6 - Đinh Hữu Thìn

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I/ MỤC TIÊU:

- Kể lại được bằng lời 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng, kèm cử chỉ, điệu bộ.

- Hiểu được ý nghĩa, nội dung câu chuyện bạn kể.

- Đánh giá lời kể của bạn theo tiêu chí đã nêu.

- Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng, ham đọc sách.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tập truyện ngắn về lòng tự trọng.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 6 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết số: 11
 Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
I/ Mục tiêu:
1/ Đọc: - Đọc đúng: An - đrây - ca hoảng hốt, nấc lên nức nở.
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
2/ Hiểu: - Hiểu từ ngữ: dằn vặt
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc đối với lỗi lầm của bản thân
II/ Đồ dùng dạy học:	
- Tranh minh hoạ (Tr 55 - SGK) bảng phụ viết đoạn luyện đọc
III/ Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC: Gọi 3 HS đọc thuộc bài: Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi:
+ Theo em gà trống thông mình ntn?
+ Cáo là con vật có tính cách ntn?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS 
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
B/Bài mới
1) Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ: hỏi bức tranh vẽ gì? Bài học hôm nay sẽ giúp
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 h/s đọc toàn bài, yêu cầu h/s nêu cách ngắt giọng
- Y/c đọc nối tiếp đoạn ( 3 lượt h/s đọc), gv chú ý sửa lỗi phát âm,ngắt giọng
- Gọi đọc chú giải
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu
- Quan sát tranh, trả lời và ghi vở
1 h/s đọc, cả lớp cùng nêu cách ngắt đoạn
- Đ1: Anđrây về nhà
- Đ2: Bước vào phòng -> hết
- 1 HS 
- lắng nghe, ghi nhớ
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1
+ Hỏi khi câu chuyện xảy ra, An- đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình?
+ Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ cậu ntn?
+ An- đrây- ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Cả lớp đọc thầm 
- 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang ốm rất nặng.
- Nhanh nhẹn đi ngay
- Anđrây gặp mang về nhà
- Mải chơi quên lời mẹ
- Gọi đọc đoạn 2
+ Chuyện gì xảy ra khi cậu mang thuốc về nhà? Thái độ cậu?
+An- đrây- ca dằn vặt mình ntn?
+ Câu chuyện cho thấy An- đrây- ca là 1 cậu bé ntn?
- 1 HS đọc to
- 2 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- Thương ông có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình. Caụ trung thực nhận lỗi và nghiêm khắc với bản thân.
- Nội dung chính đoạn 2 là gì?
- Nỗi dằn vặt của Anđrây
- 1 HS đọc toàn bài và tìm nội dung chính của bài
- GV ghi nội dung chính
- Anđrây là người thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu trung thực và nghiêm khắc với mình về lỗi lầm.
c) Đọc diễn cảm
- 2 HS đọc đoạn , yêu cầu cả lớp theo dõi để tìm cách học hay
- GV treo bảng phụ đoạn luyện đọc " Bé vào phòngra khỏi nhà".
- Tổ chức cho h/s thi đọc diễn cảm theo hình thức phân vai
- Thi đọc toàn truyện
- GV nhận xét cho điểm
- 2 h/s đọc, cả lớp tìm cách đọc
- quan sát đoạn cần đọc
- ( người dẫn chuyện, mẹ, ông, Anđrâyca)
- 3 HS 
C/Củng cố - Dặn dò
- Nếu đặt tên khác cho truyện, em đặt tên truyện là gì?
- Nếu gặp An -đrây - ca em sẽ nói gì vớibạn?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn học bài : Chị em tôi
(- Chú bé An đrây ca.
- Tự trách mình)
- 2-3 h/s nêu ý kiến
	Thứ ngày tháng năm 200	
Môn: Kể chuyện
Tiết số: 6
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/ Mục tiêu:
- Kể lại được bằng lời 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng, kèm cử chỉ, điệu bộ.
- Hiểu được ý nghĩa, nội dung câu chuyện bạn kể.
- Đánh giá lời kể của bạn theo tiêu chí đã nêu.
- Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng, ham đọc sách. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tập truyện ngắn về lòng tự trọng.
III/ Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/KT bài cũ:
- Gọi HS kể câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa truyện
- GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS 
- Bổ sung câu chuyện của bạn
B/Bài mới
1) Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu của giờ học
2) Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề 
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc
- Gọi đọc phần gợi ý
+ Hỏi thế nào là lòng tự trọng?
- Lắng nghe, ghi vở
- 1 HS 
- Tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên để cùng phân tích đề
- 4 HS
- Tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá không để ai coi thường 
- Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
- Truyện về danh tướng Trần Bình Trọng. Mai An Tiêm 
+ Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
- GV kết luận: là những câu chuyện bổ ích, đem lại lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người.
- Gọi HS đọc phần 3
- GV viết tiêu chí đánh giá lên bảng
- Truyện đọc Lớp 4, Tiếng Việt lớp 4, truyện cổ tích Việt Nam
- Lắng nghe
- 2 HS 
b) Kể chuyện trong nhóm
- GV yêu cầu chia nhóm 4
- HS kể theo nhóm
- GV gợi ý câu hỏi.
HS kể: + Trong câu chuyện tớ kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Câu chuyện muốn nói với mọi người gì?
- Chia nhóm 4 cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau
- Lắng nghe
c) Thi kể chuyện
- Tổ chức HS thi kể
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí
- GV cho điểm
- Bình chọn: + Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
- GV tuyên dương trao phần thưởng (nếu có)
3 -5 h/s thi kể, h/s khác lắng nghe để trả lời câu hỏi của bạn và hỏi bạn câu hỏi về nội dung truyện
- Nhận xét bạn
- Tham gia bình chọn
C/ Củng cố - Dặn dò
- Nêu tên 1 số câu chuyện về lòng tự trọng?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà kể lại chuyện mà em nghe cho người thân nghe.
- Bài sau: Lời ước dưới trăng
- 2 HS nối nhau nêu
 Thứ ngày tháng năm 200	
Môn: Chính tả
Tiết số: 6
Người viết truyện thật thà
I/ Mục tiêu:
- Nghe, viết đúng, đẹp câu chuyện vui " Người viết truyện thật thà"
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả
- Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm s/x hoặc thanh hỏi/thanh ngã
II/ Đồ dùng dạy học:- Từ điển 
III/ Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 h/s viết các từ: lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên. nên non
- GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS 
- Nhận xét
B/Bài mới
1) Giới thiệu bài
- Giờ hôm nay các em sẽ viết lại 1 câu chuyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban - dắc
- Lắng nghe, ghi vở
2) Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung truyện
- Gọi HS đọc truyện
- Hỏi: Nhà văn Ban - dắc có tài gì?
- Trong cuộc sống ông là người ntn?
- 1h/s đọc truyện
- 2 HS 
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Y/c tìm từ khó viết trong truyện
- Y/c đọc và luyện viết các từ vừa tìm được
- H/s nối nhau nêu các từ khó: Ban - dắc, truyện dài, chuyện ngắn
c) Hướng dẫn trình bày
 Gọi HS nhắc cách trình bày lời thoại.
2 h/s nêu lại
d) Nghe viết
- GV đọc cho HS viết bài
Viết bài theo lời đọc của giáo viên
e) Thu chấm, nhận xét bài
- GV chấm 1 số vở
- Nhận xét lỗi thường sai
- 10 h/s thu vở
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1: - Y/c đọc đề bài
- Y/c ghi lỗi và chữa lỗi vào vở bài tập.
- GV nhận xét
- 1 HS 
- H/s làm bài vào vở nháp
Bài 2: 
- Gọi đọc đề bài
- Hỏi: Từ láy có tiếng chứa âm x,s là từ láy ntn?
- Yêu cầu h/s chia nhóm thảo luận hoàn thành phiếu
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả theo hình thức trả lời câu hỏi:
+Y/c tìm từ láy có chứa âm x, s.
- 1 HS 
- Hoạt động nhóm
- 4 nhóm báo cáo
- Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x.
- sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, sần sùi, sáng suốt
+ Từ láy có tiếng chứa âm x
Xa xa, xam xám, xám xịt, xa xôi, xào xạc, xanh xao, xót xa, xúm xít
+Từ láy có tiếng chứa thanh hỏi
+ Tìm từ láy có chứa thanh ngã
- GV khen nhóm có kết quả đúng nhất
- Bỡ ngỡ, mũm mĩm, mẫu mực, màu mỡ, ngỡ ngàng, vững vàng, sẵn sàng, sừng sững
C/ Củng cố - Dặn dò
- Hỏi từ láy có tiếng chứa âm s/x là từ láy ntn?
- GV nhận xét giờ học
- 1 HS 
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết số: 11
	Danh từ chung và danh từ riêng
I/ Mục tiêu: 	
- Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quá của chúng
- Biết cách viết hoa danh từ riêng trong thực tế
II/Đồ dùng dạy học: Bản đồ TNVN, tranh ảnh vua Lê Lợi
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC: Gọi học sinh lên bảng trả lời:
+ Danh từ là gì? Cho ví dụ
+ Đọc đoạn văn viết về các con vật và tìm các danh từ có trong đoạn văn đó.
- GV nhận xét cho điểm 
- 2 học sinh trả lời
- lắng nghe
B/ Bài mới 
1/ Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học
2. Nhận xét:
Bài 1: - Gọi đọc y/c
- Y/c thảo luận cặp đôi 
- Giới thiệu bản đồ Sông Cửu long và vua Lê lợi
Bài 2: - Gọi đọc y/c
- Y/c trao đổi cặp đôi
- Gọi HS trả lời 
- GV: những từ chỉ tên chung của một loại, sự vật như: sông, vua được gọi DTC. Những tên riêng của một sự vật nhất định như :Cửu Long, Lê Lợi gọi là DT riêng
- Lắng nghe, ghi vở
- 2HS
- Thảo luận cặp đôi hoàn thành yêu cầu
1HS
 HS thảo luận trong cặp 
4 HS nối nhau trả lời
- Lắng nghe
Bài 3: Gọi đọc y/c
- Y/c làm + trả lời
- Tên chung chỉ người đứng đầu Nhà nước phong kiến vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi được viết hoa
- 1HS
- Tên chung chỉ dòng nước chảy: sông không viết hoa . Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa
3. Ghi nhớ
- Hỏi thế nào là DT chung, DT riêng? Ví dụ?
- Khi viết DTR cần lưu ý điều gì? 
- Gọi đọc ghi nhớ
- 2HS trả lời
- 1 h/s nêu
- 2-3 h/s đọc
4. Luyện tập
Bài 1: + Gọi đọc y/c
- Y/c h/s làm + chữa
- Tại sao xếp “dãy” là DTchung?
- Vì sao xếp từ Thiên Nhẫn vào DT riêng?
- 2 h/s đọc
- Hoạt động trong nhóm 
- H/s nối nhau trả lời đến ý đúng
Bài 2: Gọi đọc y/c
- Y/c làmvà chữa 
- Gọi nhận xét 
Hỏi: Họ và tên các bạn ấy là DTC hay DTR? Vì
sao?
GV viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm
1HS
3HS làm bảng, cả lớp làm vào vở
2 h/s chữa bài
Họ và tên ngời là DTR vì chỉ 1 người cụ thể nên phải viết hoa
C/ Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Thế nào là DTC, DTR? Ví dụ?
- Khi viết DTR cần lưu ý gì?
- Dặn dò: học bài và viết 10 DTC chỉ đồ dùng, 10 DTR chỉ người và địa danh
- 2HS nối nhau trả lời
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết số: 12
mở rộng vốn từ: trung thực – tự trọng
I/ Mục tiêu: 	
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực – tự trọng
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm: trung thực tự trọng
- Sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói viết
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng viết BT1
- Từ điển
- Thẻ từ ghi : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A/ KT bài cũ: Gọi học sinh lên bảng 
- Yêu cầu 1: Viết 5 DTC
 Viết 5 DTR
- H/s 2 : Gọi h/s đọc bài luyện thêm tiết trước
- GV nhận xét cho điểm
2 học sinh thực hiện yêu cầu
2 h/s đọc bài
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu giờ học
2. H/dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi đọc y/c và nội dung bài
- Y/c thảo luận cặp đôi và làm bài
- Gọi 1 hớ làm nhanh lên bảng ghép từ thích hợp
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2:
- Gọi đọc y/c và nội dung
- Yêu cầu h/s hoạt động theo nhóm
- Tổ chức thi giữa hai nhóm thảo luận theo dưới hình thức:
Nhóm 1: đưa ra từ 
Nhóm 2: tìm nghĩa của từ 
- GV nhận xét các nhóm và kết luận lời giải đúng
- Lắng nghe, ghi vở
- 1 h/s đọc
- Hoạt động theo cặp dùng bút chì gạch vào sgk
- 1 h/s làm bảng
- Chữa bài ( nếu sai)
1 học sinh đọc
Chia nhóm hoạt động
2 nhóm tham gia thi
(Ngay thẳng thật thà là trung thực
Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa
ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu
Trước sau như một không gì lay chuyển nổi là trung kiên)
Bài 3: 
– Gọi đọc y/c
- Y/c làm trong nhóm vào bảng phụ
- Gọi chữa
- GV kết luận về lời giải đúng
 trung có nghĩa là ở giữa: trung thu, trung bình, trung tâm.
Trung có nghĩa là một lòng một dạ: trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu
- Gọi HS đọc lại 2 nhóm từ
1 HS đọc
Hoạt động nhóm 4 hoàn thành yêu cầu
Các nhóm hoàn thành trước báo cáo
Sửa bài ( nếu sai)
2HS đọc to
Bài 4: 
– Gọi đọc y/c
- Yêu cầu h/s đặt câu
1HS
8 h/s nối nhau đặt câu
- GV nhận xét: học sinh đặt câu hay và sửa chữa các lỗi về câu sử dụng từ cho học sinh kém
Lắng nghe, sửa lại câu của mình
C/ Củng cố – dặn dò
- Nêu một số từ ngữ mà trung có nghĩa là một lòng một dạ 
- GV nhận xét giờ học
- Dặn về nhà học bài 
BS: Cách viết tên ngời tên địa lý VN
2 h/s nêu
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết số: 11
trả bài văn viết thƯ
I/Mục tiêu: 	
- Hiểu được nghĩa lời mà thầy cô giáo đã chỉ ra trong bài 
- Biết cách sửa lỗi do giáo viên chỉ ra về nghĩa, bố cục dùng từ, đặt câu, chính tả 
- Hiểu và biết được những lời hay, ý đẹp của những bài văn hay của các bạn
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp ghi sẵn 4 đề
- Phiếu học tập cá nhân có sẵn nội dung
Lỗi chính tả/
Sửa lỗi
Lỗi dùng từ/
Sửa lỗi
Lỗi về câu/
Sửa lỗi
Lỗi diễn đạt/
Sửa lỗi
Lỗi về ý/
Sửa lỗi
.
.
.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Trả bài
- Trả bài cho HS
- Y/c HS đọc lại bài của mình 
- Nhận xét kết quả làm bài của HS
* Ưu điểm:
+ Những h/s viết bài tốt như: My, Thanh Thuỷ, Cương, Dương.
+ Nhận xét chung về cả lớp đã xác định đúng kiểu văn viết thư, bố cục lá thư rõ ràng, các ý diễn đạt trôi chảy. Nhiều bài có cố gắng viết sạch đẹp
* Hạn chế: Diễn đạt lỗi ở một số em kém, còn viết sai lỗi chính tả nhiều, câu còn lủng củng
Nhận bài và đọc lại
Lắng nghe
2/ H/dẫn HS chữa bài
- Phát phiếu cho HS
- Đến từng bàn hướng dẫn nhắc nhở từng HS
- GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài 
- Gọi HS nhận xét bổ sung
- GV đọc những đoạn văn hay, những bài văn hay để HS tham khảo, rút kinh nghiệm
- GV đọc hoặc cho HS đọc những bài văn hay của những năm trước 
- Sau mỗi bài gọi HS nhận xét bài đó hay ở chỗ nào?
- Nhận phiếu
- Đọc phiếu và chữa bài
- Tham gia chữa lỗi sai 
- Bổ sung, nhận xét
- Lắng nghe, tìm ra cái hay, ghi nhớ
- Lắng nghe
3/ Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn về nhà viết lại bài nếu cha đúng, cha hay, hoặc viết th khác gửi tới ngời thân
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
- Lắng nghe
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết số: 12
Luyện tập 
xây dựng đoạn văn kể chuyện
I/Mục tiêu: 	
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng đợc cốt chuyện Ba lưỡi rìu
- Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các sự vật.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa chuyện
- Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo trong miêu tả
- Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
II/Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ (SGK trang 64)
- Bảng kẻ sẵn : 
Đoạn
Hành động của nhân vật
Lời nói của nhân vật
Ngoại hình nhân vật
Lưỡi rìu vàng, bạc, sắt
.
..
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC
- Gọi đọc phần ghi nhớ (trang 54)
- Gọi h/s kể lại phần thân đoạn
- Gọi h/s kể lại chuyện Hai mẹ con và bà tiên
- GV nhận xét cho điểm 
1 h/s đọc
2 h/s kể
1 h/s kể
B/Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu nội dung bài học
2. Hướng dẫn làm bài 
Bài 1: 
- Y/c học sinh đọc đề bài
- GV treo 6 tranh minh hoạ lên bảng theo đúng thứ tự. Yêu cầu đọc phần lời dưới mỗi bức tranh
- Truyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện kể lại chuyện gì?
- Truyện có ý nghĩa gì?
(Khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ đợc hởng hạnh phúc)
Câu chuyện kể lại việc chàng trai đợc tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lỡi rìu
- Y/c đọc lời gợi ý dưới 1 bức tranh
- Dựa vào tranh kể lại cốt chuyện
- GV sửa lỗi cho HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính 
- Tuyên dương những h/s có phần kể hay và sáng tạo
- Lắng nghe, ghi vở
- 1HS
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Chàng tiều phu và cụ già 
- Việc chàng trai nghèo đi đốn củi và đợc ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu
- 6 HS đọc nối nhau
- 3- 5 HS kể cốt truyện
- Lắng nghe
Bài 2: 
- Gọi đọc y/c
- GV nêu tóm tắt cách làm
- GV làm mẫu tranh một:
+Y/c HS quan sát tranh 1 đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi, GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng 
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai đã nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu ntn?
+ Lưỡi rìu của chàng trai ntn?
- Gọi HS dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu trả lời 
- Gọi n/x – GV nhận xét lại
- Y/c h/động trong nhóm với 5 bức tranh còn lại
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn
- Gọi nx – GV n/x lại
- GV t/chức cho HS thi kể toàn truyện
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét tuyên dơng cho điểm
1 HS đọc
Lắng nghe
đang đốn củi thì chẳng may lỡi rìu. 
“Cả gia tài. sống đây”
- nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi
- bóng loáng
2HS kể lại đoạn1
Hoạt động trong nhóm
Mỗi nhóm một h/s kể
2, 3HS thi kể
C/ Củng cố – dặn dò
- Hỏi câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn về nhà học thuộc chuyện
- BS: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
2 h/s nêu đến ý đúng
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn	: Tập đọc 
Tiết số: 12
Chị em tôi
I/ Mục tiêu: 
1/ Đọc: Đọc đúng từ khó: lễ phép, lần nói dối, tặc lỡi, giận dữ, năn nỉ, sững sờ
- Đọc trôi chảy, biết ngắt, nghỉ hỏi đúng chỗ, nhấn giọng từ gợi tả
2/ Hiểu: - Từ ngữ : tặc lỡi, yên vị, giả bộ
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ có sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện khuyên chúng ta khong nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình
II/Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ (SGK trang 60)
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Gọi 3 học sinh đọc bài Nỗi dằn vặt của An Đrây ca 
+ An - đrây- ca đã làm gì khi đi mua thuốc cho ông?
+ An - đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Hỏi nội dung bài?
- GV nhận xét - cho điểm
- 3 HS lên bảng đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài qua câu chuyên Nói dối hại thân.
2. H/dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 h/s đọc toàn bài, cả lớp theo dõi tìm cách ngắt đoạn
- Gọi 3 h/s đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), GV theo dõi sửa chữa về cách ngắt giọng, phát âm
- Gọi đọc phần chú giải
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu 
b. Tìm hiểu bài
- Gọi đọc đoạn 1
+ Hỏi cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô có đi học thật không? Em đoán xem cô chị đi đâu?
+ Cô chị nói dối với ba đã nhiều lần chưa? Vì sao lại nói dối được nhiều vậy?
- Thái độ cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
- Vì sao cô lại ân hận?
- Đoạn 1 nói đến chuyện gì?
- Đọc đoạn 2: 
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối 
- Thái độ người cha ntn?
- Đoạn 2 nói về điều gì 
- Đọc đoạn 3: 
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ
+ Cô chị thay đổi ntn ?
- Câu chuyện muốn nói chúng ta gì?
- Ghi ý chính bài 
- lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc, cả lớp tham gia ngắt giọng
3 lượt h/s nối nhau đọc đoạn
1HS
Lắng nghe, ghi nhớ
Cả lớp đọc thầm
 (- Đi học nhóm 
- Không đi học mà đi chơi với bạn bè, xem phim, la cà ngoài 
- Nói dối rất nhiều lần nhng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối
Ân hận nhưng rồi tặc lỡi cho qua
Vì thương ba, phụ lòng tin của ba)
- Nhiều lần cô chị nói dối ba 
1 h/s đọc to
H/s trả lời đến ý đúng
- Ba sẽ tức giận, mắng mỏ, thậm chí đánh 2 chị em
- Ông buồn sầu khuyên hai chị em cố gắng học giỏi 
- Cô em giúp chị tỉnh ngộ 
- 1HS đọc to
+ Vì cô em bắt chước mình nói dối
Cô không nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười khi nhớ lại 
1HS nêu
Lắng nghe, ghi vở
c. Đọc diễn cảm 
- 3HS tiếp nối đọc đoạn
- Treo bảng đoạn cần luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc phân vai 
- GV nhận xét – cho điểm 
3HS nối nhau đọc, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay
Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của giáo viên
C/ Củng cố dặn dò
Hỏi: + Vì sao chúng ta không nên nói dối?
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách NV
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn về học bài 
- BS: Trung thu độc lập
1 h/s trả lời
2 chị em, cô chị biết hối lỗi, cô em giúp chị tỉnh ngộ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_6_dinh_huu_thin.doc