Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Hoàng Hảo - Trường TH Vĩnh Hòa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Hoàng Hảo - Trường TH Vĩnh Hòa

TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 - Hiểu ND câu chuyện: Tình thương yêu các em nhỏ của ánh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung Thu độc lập đầu tiên của đất nước.Trả lời được các câu hỏi ở SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc.

· Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Hoàng Hảo - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
?&@
Thứ hai ngày tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
 - Hiểu ND câu chuyện: Tình thương yêu các em nhỏ của ánh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung Thu độc lập đầu tiên của đất nước.Trả lời được các câu hỏi ở SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
III. Hoạt động trên lớp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KTBC:
- Gọi 3 HS đọc phân vai bài Chị em tôi 
- Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. GV theo dõi sửa sai lỗi phát âm...
- Giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc mẫu lần 1.
* Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và TLCH:
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
+ Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và: 
+ Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
+ Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?
+ Ý chính của đoạn 3 là gì?
- Ghi ý chính lên bảng.
- Nội dung của bài nói lên điều gì?
 * Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại từng đoạn. GV hướng dẫn cách đọc.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
+ GV đọc mẫu đoạn 2.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
+ 2, 3HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV uốn nắn, sữa chữa cách đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 4 HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- 1HS đọc phần Chú giải trước lớp. HS cả lớp theo dõi trong SGK.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 
+ Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
+ Thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ.
+ Anh chiến nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em.
+ Trăng ngàn và gió núi bao la... 
+ Đoạn 1 nói lên cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp.
+ Đêm trung thu độc lập đầu tiên, đất nước còn nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước, giàu có hơn.
+ Ứơc mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- HS đọc thầm
+ ... nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
+ HS phát biểu theo cảm nhận.
+ Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
- Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ...
- 3HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Lắng nghe
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp. 
- HS thi đọc trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc nhất.
- 2-3 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- 2HS nêu nội dung bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (t1)
I.Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
 -Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
 -Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước trong cuộc sống hằng ngày.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III.Hoạt động trên lớp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC:
 + Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
 - Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 -GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
 + Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
 + Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
 + Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
 - GV kết luận.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ 
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn.
 - GV kết luận: + Các ý kiến c, d là đúng.
 + Các ý kiến a, b là sai.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2)
 - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
 ịNhóm 1: Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?
 ịNhóm 2: Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?
 - GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
3.Củng cố- Dặn dò:
 - Sưu tầm truyện, tấm gương tiết kiệm tiền của.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- 2HS thực hiện yêu cầu.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét chất vấn, bổ sung.
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3-tiết 1-bài 3.
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe để thực hiện.
- 2HS đọc phần Ghi nhớ.
- Nghe thực hiện ở nhà.
TỐN: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Có kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên.
 - Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 * HS khá giỏi giải được các bài toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC:
 - Gọi HS lên làm lại BT2 của tiết trước.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1:
- GV viết lên bảng: 2416 + 5164
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV nêu cách thử lại. 
- Yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
- GV yêu cầu HS làm phần b.
- Yêu cầu HS đổi vở để KT bài nhau.
 Bài 2:
- GV viết lên bảng: 6839 – 482
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV nêu cách thử lại. 
- Yêu cầu HS thử lại phép trừ trên.
- GV yêu cầu HS làm phần b.
- Yêu cầu HS đổi vở để KT bài nhau.
 Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS nêu cách tìm x. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: (Dành HS khá giỏi)
- HS khá giỏi đọc yêu cầu bài tập và làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
 Bài 5: (Dành HS khá giỏi)
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, chữa bài.
3.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
1/ 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng.
- HS thực hiện thử lại 7580 – 2416 = 5164
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vàoVBT
- Đổi vở KT, chữa bài.
2/ 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp cùng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép trừ.
- HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vàoVBT
- Đổi vở KT, chữa bài.
3/ Tìm x.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Sau đó chữa bài.
 x – 707 = 3535 x + 262 = 4848
 x = 3535 + 707 x = 4848 – 262
 x = 4242 x = 4586
4/ HS đọc yêu cầu BT, tự làm bài.
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn là: 3143 – 2428 = 715 (m).
5/ HS đọc yêu cầu BT, tự làm bài, chữa bài:
-Số lớn nhất có năm chữ số là 99999. số bé nhất có năm chữ số là 10000, hiệu của hai số này là 
 99999 - 10000 = 89999.
- Nghe thực hiện ở nhà.
KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu được cách phòng bệnh béo phì:
 + Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kỹ.
 + Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
 - Phiếu ghi các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC: 
- KT bài: cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
*Hoạt động 1: Dấu hiệu, tác hại của bệnh béo phì
 - GV tổ chức hoạt động cả lớp 
 - Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng.
 - Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng làm.
 - Nhận xét chữa bài trên bảng.
 - GV kết luận:
 *Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. (Hoạt động nhóm)
 - Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận các câu hỏi:
1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào?
- Mời đại diện các nhóm trình ...  Thường múa hát trong lễ hội.
+ Những nhạc cụ: đàn tơ- rưng, đàn klông- pút, cồng, chiêng 
- HS đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Vài HS đọc bài học, lớp theo dõi.
- Vài HS kể.
-Nghe thực hiện ở nhà.
Thứ sáu ngày tháng 10 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
- Vận dụng được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng tên riêng Việt Nam BT1. Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng, có để dòng  phía dưới.
III. Hoạt động trên lớp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KTBC: Gọi 1HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho Ví dụ?
- Gọi 1HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em, 1 HS viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
 2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT.
- Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho HS. HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.
- Yêu cầu các nhóm dán phiếu lên bảng. 
 - Nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng.
- Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm 
- Yêu cầu thảo luận, làm việc theo nhóm.
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò:
+ Tên người và tên địa lý Việt Nam cần được viết như thế nào?
- Nhật xét tiết học.
- 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
1/ 2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu.
- Nhận xét, chữa bài.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, ...
- 1 HS đọc thành tiếng.
2/ 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát.
- Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm.
- Viết tên các địa danh vào vở:
+ Vùng Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,...
+ Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, ...
- Vài HS nêu lại qui tắc.
-Nghe thực hiện ở nhà.
TOÁN: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
 - Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như SGK
III.Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC: Gọi 2HS lên bảng làm 3 của tiết 33.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng:
 - Treo bảng số như SGK lên bảng.
 - GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức 
(a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng như SGK.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức
 (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) trong từng trường hợp. 
 - Ghi kết luận lên bảng.
 c.Luyện tập:
 Bài 1a dòng 2,3 1b dòng 1,3
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS vận dụng KT đã học để tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích đe.à
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Dành HS khá giỏi
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
 - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 3. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe
- HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như SGK.
- Lớp theo dõi, nhận xét
- HS so sánh và rút ra KL.
 (a + b) + c = a + (b + c)
1/ Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Sau đó đổi vở để KT.
 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501)
 = 4367 + 700
 = 5067
2/ HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT, sau đó chữa bài
Bài giải:
 Số tiền cả ba ngày nhận được là:
75500000+86950000+14500000=176950000
 (đồng)
 Đáp số: 176950000 đồng
3/ Đọc yêu cầu BT. HS làm bài, chữa bài.
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
-Nghe thực hiện ở nhà.
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
III. Hoạt động trên lớp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KTBC: Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý và TLCH:
1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào?
3/. Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- Về nhà viết lại câu chuyện cho hoàn chỉnh.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Phân tích đề.
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- Tiếp nối nhau trả lời theo trí tưởng tượng.
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong giấc ngũ chiêm bao. Vì thấy em thật thà, trung thực nên bà đã cho em ba điều ước.
+ Em thực hiện 3 điều ước: Học giỏi, mọi người sống trong hạnh phúc, thế giới hòa bình.
+ Em cảm thấy tiếc khi thức giấc.
- HS tự làm bài. 
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu, bình chọn.
-Nghe thực hiện ở nhà.
BUỔI CHIỀU	
Tiếng việt: ƠN LUYỆN CHỦ ĐỀ: TRÊN ĐƠI CÁNH ƯỚC MƠ (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam (BT1)
- Biết tìm đoạn văn trong bài văn kể chuyện (BT2); Điền hồn thành các đoạn văn BT3.
II-Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp kẻ sẵn các cột	
III- Hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1-Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Cho HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- Gọi 1 HS lên bảng, cho lớp làm vào vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 2: -Gọi hs đọc y/c.
Y/c đọc thầm lại chuyện Dế Nhỏ và Ngựa Mù. 
- Hướng dẫn HS dựa vào dấu hiệu để xác định các đoạn văn theo nội dung đã cho.
-Gọi 1 hs lên bảng, cho lớp làm vào vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 3: -Gọi hs đọc y/c.
- Hướng dẫn HS đọc kĩ các đoạn văn rồi chọn điền vào chỗ trống để hồn thành truyện “Giấc mơ của cậu bé Rơ-bớt”
- Gọi 1 hs lên bảng, cho lớp làm vào vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
2- Củng cố và dặn dị:
-Nhận xét tiết học.
1/ HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, lớp theo dõi.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở rồi nhận xét sửa bài.
+ Mai, Lan, Yên Tử, Yên Tử,Uơng Bí, Quảng Ninh, Yên Tử, Yên Tử, Mai, Lan.
2/ 1 hs đọc y /c.
- Hs đọc thầm lại chuyện Dế Nhỏ và Ngựa Mù. 
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở rồi nhận xét sửa bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đủ sợi để dệt suốt đời.
+ Đoạn 2: Chú Ngựa Mù được tin đến Chú ngước lên trời, buồn bã.
+ Đoạn 3: Đúng lúc ấy đến xin trời hãy khoan đĩng cửa.
+ Đoạn 4: Nghe tiếng gọi đến chữa mắt cho Ngựa Mù.
+ Đoạn 5: Khi Dế sắp về đến cho chú một chiếc vĩ cầm.
+ Đoạn 6: Dế bay xuống đến tơi quên khơng lấy dây.
+ Đoạn 7: Phần cịn lại.
3/ HS đọc kĩ các đoạn văn rồi chọn điền vào chỗ trống để hồn thành truyện “Giấc mơ của cậu bé Rơ-bớt”
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở rồi nhận xét sửa bài.
(1) – c; (2) – b; (3) – d; (4) – a; (5) - e
- Nghe thực hiện ở nhà.
TOÁN: ÔN LUYỆN (Tiết 2 – T7)
I Mục tiêu:
- Biết cách tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
- Biết sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để thực hành tính.
II Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: -Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cho HS làm vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng. 
- GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn hs tính giá trị từng biểu thức rồi điền. 
- Gọi 3 HS lên bảng, lớp làm vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
Gọi HS nhắc tính chất kết hợp của phép cộng.
Cho HS tự làm rồi nhận xét chấm chữa bài.
Bài 4: -Y/c hs dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng để thực hành tính.
- Gọi 2 HS lên bảng, cho lớp làm vào vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 5: -Y/c hs đọc nội dung bài tập.
-Gọi hs trả lời, GV nhận xét chữa bài. 
3 Củng cố - dặn dị:
-Nhận xét kết quả bài làm của hs, dăn hs về nhà ơn tập các kiến thức đã học.
1/ 2HS lên bảng, lớp thực hiện vào vở rồi nhận xét sửa bài.
a) Nếu a = 8, b = 9, c = 2 thì a + b + c = 8 + 9 + 2 = 19
b) Nếu a = 15, b = 6, c = 7 thì a - b + c = 15 - 6 + 7 = 16
2/ 3 HS lên bảng, lớp làm vở, nhận xét sửa bài.
a
3ø
5
6
5
b
2
4
7
9
c
4
3
8
0
a x b x c
24
60
336
0
3/ HS thực hiện rồi nhận xét chữa bài.
a) m + n + p = (m + n) + p = m + (n + p) 
b) a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c) 
 4/ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
C1/ 2500 + 357 + 125 = (2500 + 375) + 125
 = 2875 + 125 = 3000 
C2/ 2500 + 357 + 125 = 2500 + (375 + 125)
 = 2500 + 500 = 3000
5/ 1hs đọc nội dung bài tập
Số cần tìm là: 150 – 17 – 83 = 50
- Nghe thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAn L4 Tuan 7 CKN.doc