Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 7 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 7 - Đinh Hữu Thìn

Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

I.MỤC TIÊU:

1/ Đọc: - Đọc đúng từ khó: vương quốc, Tin- tin, Mi- tin, sáng chế, trường sinh

- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đúng ngữ điệu, câu kể, hỏi, câu cảm

2/ Hiểu: - Hiểu từ ngữ: sáng chế, thuốc trường sinh

- Hiểu nội dung: ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí tưởng tượng, óc sáng tạo góp sức mình phục vụ cuộc sống

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ (SGK trang 70)

- Bảng phụ chép câu đoạn luyện đọc

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 7 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	Thứ .ngày .tháng năm200
Môn: Tập đọc
Tiết số: 13
Trung thu độc lập
I/ Mục tiêu: 	
1/ Đọc: - Đọc đúng tiếng: gió núi bao la, man mác, chi chít, mươi mười lăm năm nữa
- Đọc trôi chảy ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc nhấn giọng từ gợi tả 
2/ Hiểu:- Từ ngữ: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường
- Nội dung bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên
II/ Đồ dùng dạy học: 	
-Tranh minh hoạ (SGK trang 66) bảng phụ
-Tranh nhà máy thuỷ điện lọc dầu, khu c/nghiệp
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC
- GV gọi 3 h/s lên bảng đọc phân vai bài Chị em tôi 
+ Hỏi em thích chi tiết nào nhất trong truyện? Vì sao?
+ Nêu nội dung chính của truyện
- GV nhận xét – cho điểm
- 3HS nối nhau đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, nhận xét
B/Bài mới 
1. Giới thiệu bài :
- Chủ điểm tuần là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- Treo tranh minh hoạ hỏi bức tranh vẽ cảnh gì? Sau đó giới thiệu bài
2. H.dẫn đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 h/s đọc toàn bài, yêu cầu h/s nêu cách ngắt giọng
- Y/c đọc nối tiếp đoạn ( 3 lượt h/s đọc), gv chú ý sửa lỗi phát âm,ngắt giọng
- Gọi đọc chú giải
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu bài
b. Tìm hiểu bài
- Gọi đọc đoạn 1:
+ Thời điểm anh c/sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt ? 
+Đối với thiếu nhi, tết Trung thu có gì vui?
+ Đứng gác trong đêm Trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Y/c đọc đoạn 2
+ Hỏi anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập đầu tiên?
+ Cuộc sống hiện nay có những gì gióng với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Đọc thầm đoạn 3:
+ H/ả trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
+ Em mơ ước đ/nước ta mai sau ntn?
- Bài văn nói lên điều gì?
2 h/s nối nhau trả lời
Quan sát tranh và ghi vở
3 đoạn 3HS (3 lượt)
1 h/s đọc toàn bài, cả lớp theo dõi để ngắt giọng
3 lượt h/s nối nhau đọc
1 HS 
Lắng nghe, ghi nhớ
Cả lớp đọc thầm
(Thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Là tết của thiếu nhi. T/nhi cả nước rước đèn, phá cỗ
Nghĩ tới các em nhỏ và tương lai của các em.Trăng ngàn & gió núi
2 h/s nối nhau trả lời
1 h/s nêu
1 h/s đọc to
(- Đất nước tươi đẹp. Dưới ánh trăng. to nhỏ vui tươi
- Đất nước đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá đất nước hiện đại giàu có
- ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai Thuỷ Điện Hoà bình, Y- a- li, con tàu, cánh đồng lúa phì nhiêu, phố hiện đại
Cả lớp đọc thầm
- Tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp
- 3-5 h/s nối nhau nêu ý kiến
- 2HS nêu, cả lớp ghi vở
c. Đọc diễn cảm
- Gọi h/s đọc tiếp nối đoạn
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm đoạn, cả bài 
- GV nhận xét cho điểm
-3HS nối nhau đọc bài
- Đọc thầm và tìm cách đọc hay
- Tham gia thi đọc theo hướng dẫn của giáo viên
C/ Củng cố – dặn dò
- Hỏi: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ ntn?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn học bài 
BS: ở Vương quốc tương lai
2 HS nêu
Lắng nghe
	Thứ .ngày .tháng năm200
Môn: Tập đọc
Tiết số: 14
 ở vương quốc tương lai
I.Mục tiêu: 	
1/ Đọc: - Đọc đúng từ khó: vương quốc, Tin- tin, Mi- tin, sáng chế, trường sinh
- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đúng ngữ điệu, câu kể, hỏi, câu cảm
2/ Hiểu: - Hiểu từ ngữ: sáng chế, thuốc trường sinh
- Hiểu nội dung: ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí tưởng tượng, óc sáng tạo góp sức mình phục vụ cuộc sống
II/ Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ (SGK trang 70) 
- Bảng phụ chép câu đoạn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC
- Gọi 3HS tiếp nối nhau đọc bài “Trung thu độc lập” và trả lời các câu hỏi:
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ ntn?
+ Nêu nội dung của bài
- GV nhận xét, cho điểm
3HS nối nhau đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- GV treo tranh hỏi tranh vẽ cảnh gì?
- Giới thiệu bài
2. H.dẫn đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
+ Màn 1: Trong công xưởng xanh
- GV đọc mẫu 
- Gọi HS đọc tiếp nối đoạn
- Gọi đọc phần chú giải
- Gọi đọc toàn màn
- Lắng nghe, ghi vở
3HS (3 lượt)
Lắng nghe, ghi nhớ
3 lượt HS đọc bài
1 h/s đọc
1 h/s đọc
b. Tìm hiểu màn 1
- Y/c quan sát hình minh hoạt và giới thiệu từng nhân vật trong màn 1
- Thảo luận cặp đôi
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Tin tin và Mi tin đến đâu và gặp những ai?
+ Vì sao nói là Vương quốc tương lai?
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra gì?
+ Sáng chế có nghĩa là gì?
+ Các sáng chế phát minh thể hiện mơ ước gì?
Quan sát tranh và lắng nghe giới thiệu
(Trong công xưởng xanh)
(Đến vương quốc tương lai và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. )
(Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta)
( phát minh ra một cài gì mới mà mọi người chưa biết đến)
(Những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người)
c.Đọc diễn cảm
- Tổ chức cho h/s thi đọc phân vai theo nhóm 
- GV nhận xét cho điểm 
- cho h/s bình chọn nhóm đoch hay nhất
8HS đọc theo các vai trong chuyện
Tham gia bình chọn
Màn 2: Khu vườn kỳ diệu
a. Luyện đọc
- Tiến hành tương tự như màn 1
b. Tìm hiểu bài
- Y/c quan sát tranh minh hoạ và chỉ rõ từng nhân vật và những quả to lạ trong tranh
- Hỏi câu chuyện diễn ra ở đâu?
- Những trái cây mà Tin Tin và Mi tin thấy trong khu vườn kỳ diệu có gì khác thường?
- Em thích gì ở Vương quốc Tương lai? Vì sao?
- Nội dung của hai đoạn kịch này
- Ghi nội dung bài
Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên
- Quan sát và 2 h/s giới thiệu
- Thảo luận nhóm đôi trả lời
- Chùm nho quả to đến nỗi Tin tin tưởng đó là một chùm quả lê
- Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu hơn
- Giới thiệu những trái cây kỳ lạ ở vương quốc tương lai
- Những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở vương quốc Tương lai. 
c. Thi đọc diễn cảm
- Thi đọc như màn 1
C/ Củng cố dặn dò
- Hỏi vở kịch nói lên gì?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về học thuộc lời thoại
BS: Nếu chúng mình có phép lạ
1- 2HS nêu 
Lắng nghe
Thứ .ngày .tháng năm200
Môn: Kể chuyện
Tiết : 7
	lời ước dưới trăng
1.Mục tiêu: 	
- Dựa vào lời kể của GV và các tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình một cách hấp dẫn, phối hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ. 
- Biết nhận xét bạn kể 
- Hiểu và nói đúng ý nghĩa truyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người
II/ Đồ dùng dạy học: 	
-Tranh minh hoạ (SGK trang 69) 
- Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A KTBC
- Gọi 3 HS lên kể câu chuyện về lòng tự trọng em được nghe ( được đọc)
- GV nhận xét – cho điểm 
3HS lên bảng thực hiện yêu cầu
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu giờ học
2. GV kể chuyện
- Y/c quan sát tranh minh hoạ đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai? Nội dung câu chuyện là gì?
- GV kể toàn truyện lần 1
- Kể lần 2 GV chỉ vào tranh 
Lắng nghe, ghi vở
HS quan sát và nối nhau nêu ý kiến của mình
Lắng nghe, ghi nhớ
Quan sát tranh và lắng nghe
3. H.dẫn kể chuyện
a. Kể trong nhóm
- Chia nhóm 4 , mỗi h/s kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện.
- GV gợi ý cho HS kể dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng theo nội dung từng bức tranh cụ thể
b. Kể trước lớp
- Tổ chức thi kể trước lớp : Kể theo nội dung từng tranh 
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- GV nhận xét cho điểm 
- Thi kể toàn truyện
- Gọi Hs nhận xét 
- GV nhận xét cho điểm
- Kể trong nhóm đảm bảo mọi h/s đều được tham gia, khi bạn kể h/s khác lắng nghe, nhận xét
- 4HS kể nối tiếp nhau theo nội dung từng tranh ( 3 lượ h/s thi kể)
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- Lắng nghe
- 3 h/s tham gia
c. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện
- Gọi đọc y/c và nội dung 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành câu hỏi
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV nhận xét các nhóm 
- Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất
2 h/s đọc
Hoạt động nhóm
Đại diện 3 -4 nhóm báo cáo
Tham gia bình chọn
C/ Củng cố – dặn dò
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về kể lại chuyện và tìm đọc những chuyện về những ước mơ cao đẹp, ước mơ viển vông phi lý
- BS. Kể chuyện đã nghe và đọc
Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và chia sẻ những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người.
Lắng nghe
Thứ .ngày .tháng năm200
Môn: Chính tả
Tiết số: 7
 gà trống và cáo
I.Mục tiêu: 	
- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ “Nghe lời Cáo làm gì được ai” trong truyện thơ Gà Trống và Cáo
- Tìm được viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ch vần ương/ưng , các từ hợp với nghĩa đã cho
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Phấn mầu, bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của của thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 h/s viết các từ: sung sướng, sừng sững, sốt sắng, xôn xao, xanh xao, xao xác
- GV n/x cho điểm và n/x bài giờ trước
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
B/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- ở chủ điểm Măng mọc thẳng các em đã được học truyện thơ nào?
- Giờ chính tả hôm nay em sẽ viết đoạn cuối trong truyện Gà trống &Cáo
2. H.dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài thơ
- Y/c đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Hỏi :
+ Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì?
+ Gà tung tin gì để cho cáo 1 bài học?
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta gì?
1 h/s trả lời
Lắng nghe, ghi vở
3 – 5 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Thể hiện gà là một con vật thông minh
- Có một cặp chó săn đang chạy tới  tướng
- Hãy cảnh giác đừng vội tin vào những lời ngọt ngào
b. H.dẫn viết từ khó
- Y/c tìm các từ khó 
- Hướng dẫn đọc và luyện viết từ khó 
c. Y/c HS nhắc lại cách trinh bày 
- Trong bài cần viết hoa từ nào? Vì sao?
- GV kết luận cách viết đúng
- H/s nối nhau nêu các từ khó:Phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối
- Luyện viết từ
- Viết hoa Gà, Cáo khi là lời nói trực tiếp
- Lới nói trực tiếp đặt sau dấu 2 chấm kết hợp với dấu ngoặc kép
d. Viết chấm chữa bài
- GV đọc cho HS viết 
- GV chấm một số bài
3. H.dẫn làm BT
Bài 2
- Gọi đọc y/c phần a
- Y/c thảo luận cặp đôi và viết bằng bút chì vào sgk
- Tổ chức cho 2 nhóm h/s thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điềm nhanh sẽ thắng.
- Gọi chữa nhận xét 
- Gọi đọc đoạn văn hoàn chỉnh
Bài 3
a/ - Gọi đọc y/c 
- Y/c thảo luận cặp đôi
- Gọi chữa
- Yêu cầu h/s đặt câu với từ tìm được
- GV nhận xét
- Viết bài theo lời đọc của giáo viên
- 10 h/s thu vở cho giáo viên chấm
1HS
- Thảo luận cặp đôi làm bài
- Thi điền từ trên bảng
Từ cần điền: trí, chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ
2 h/s đọc to
- 1HS
- Thảo luận theo cặp
- Kết quả: ý chí, trí tuệ
4 h/s nối nhau đặt câu
C/ Củng cố – Dặn dò
- Hỏi khi viết có lời nói trực tiếp thì thường viết ntn?
- Tên nhân vật, tên riêng ta viết?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn học bài 
BS: Trung thu độc lập
- Sau dấu 2 chấm kết hợp với dấu ngoặc kép
- Viết hoa
- Lắng nghe
Thứ .ng ày .tháng năm200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết số: 13
cách viết tên người, tên đại lý Việt Nam 
I/ Mục tiêu: 	
- Hiểu được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam 
- Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam khi viết
 II/ Đồ dùng dạy học: 	
- Bản đồ hành chính của địa phương
- Bảng phụ
- Phiếu kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC
- Gọi 3 HS lên bảng mỗi h/s 2 đặt câu với 2 từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái
- Gọi h/s đọc lại Bài 1 đã điền
- GV nhận xét – cho điểm
3 HS đứng tại chỗ đặt câu
1 h/s đọc bài làm
B/Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Khi viết chúng ta cần viết hoa trong trường hợp nào?
- GV nêu yêu cầu giờ học
2/ Nhận xét:
- GV viết sẵn trên bảng một vài tên người, tên địa lí yêu cầu h/s quan sát và nhận xét cách viết:
+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
+ Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Đông
- Hỏi tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết ntn?
3. Ghi nhớ
- Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết ntn?
- Gọi đọc ghi nhớ
- Y/c viết 5 tên người, 5 tên địa lý VN
- Hỏi tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? Khi viết chú ý gì?
- 2 h/s nêu ý kiến
- Lắng nghe, ghi vở
- H/s thảo luận cặp đôi để trả lời
- Tên riêng thường gồm 1, 2 hoặc 3 tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng
-Khi viết cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- 3HS
- Gọi 2 HS 
- 5 h/s nối nhau cho ví dụ
- Họ, tên đệm, tên riêng. 
- Khi viết phải viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng
4. Luyện tập
Bài 1:
 – Gọi đọc y/c
- Y/c làm
- Gọi chữa 
- Hỏi vì sao viết hoa tiếng này, không viết hoa tiếng này
- GV nhận xét 
Bài 2 
 – Gọi đọc y/c
- Y/c làm
- Gọi chữa 
- Hỏi vì sao viết hoa từ đó mà từ khác không viết hoa
- GV nhận xét 
Baì 3 
 – Gọi đọc y/c
- Y/c tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành hai cột a & b
- Treo bản đồ hành chính địa phương (nếu có). Gọi h/s tìm các quận, xã, huyện, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình ở
- GV nhận xét về hiểu biết về địa phương mình của các nhóm
- 1 h/s đọc
- 3HS làm bảng, h/s cả lớp làm vào vở
- Nhận xét bài của bạn
- H/s nối nhau trả lời
- 1HS nêu
- 3 h/s làm bảng, cả lớp làm vở
- Nối nhau trả lời đến ý đúng
- 1 h/s đọc
- Hoạt động nhóm 4 hoàn thành yêu cầu
- Nối nhau tìm trên bản đồ
- Lắng nghe
C/ Củng cố – dặn dò
- Hỏi tên người, tên địa lý Việt Nam ta viết ntn?
- GV nhận xét: Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam 
1HS trả lời
Lắng nghe
	Thứ .ngày .tháng năm200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết số: 14
	luyện tập 
viết tên người, tên địa lý việt nam
I/ Mục tiêu: 	
- Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam 
- Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam trong mọi văn bản
II/ Đồ dùng dạy học: 	
- Bản đồ địa lý Việt Nam 
- Bảng phụ
- Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng ( bỏ hai dòng đầu) có để dòng . phía dưới
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/KTBC
- Gọi HS lên bảng trả lời :
+ Nêu nguyên tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt nam.
+ Viết tên và địa chỉ của gia đình em?
+ Viết tên 5 danh lam, thắng cảnh mà em biết
- GV nhận xét cho điểm
2HS lên bảng viết, 1 h.s trả lời miệng
B/Bài mới
Bài 1 
– Gọi đọc y/c , nội dung và phần chú giải
- Yêu cầu h/s hoạt động nhóm 4 gach chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại
- Gọi đại diện 3 nhóm treo bảng để chữa bài
- Giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ của Hà Nội 
- GV gọi HS đọc lại bà ca dao đã hoàn chỉnh
- GV treo tranh minh hoạ hỏi
- Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài2
- Gọi đọc y/c
- Treo b/đồ địa lý Việt Nam lên bảng
- Nêu yêu cầu: Các em sẽ đi du lịch đến khắp mọi miền đất nước ta trên bản đồ. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm
- Chia nhóm 
- Gọi chữa 
VD: Tỉnh 
- Vùng Tây Bắc: Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên 
- Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang
- Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, GiaLai
VD: TP thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh 
VD: Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, núi Tam Đảo, động Phong Nha
VD di tích lịch sử: Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám
2HS đọc
HS thảo luận
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Mắm
3 HS đại diện chữa bài
Lắng nghe
1 h/s đọc
( giới thiệu cho chúng ta biết tên của 36 phố cổ Hà Nội)
1 h/s đọc
Quan sát
Lắng nghe
HS thảo luận nhóm 4 cùng nhau ghi các tên đã tìm được
Đại diện 3 -4 nhóm trình bày
C/ Củng cố dặn dò
Hỏi: Tên người và tên địa lý Việt Nam cần viết ntn?
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn dò học bài và tìm hiểu thêm các địa danh
BS: Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài
1HS nêu
Lắng nghe
	Thứ .ngày .tháng năm
Môn: Tập làm văn
Tiết số: 13
luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I/ Mục tiêu: 	
- Dựa vào những thông tin về nội dung của đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh các doạn văn của câu chuyện.
- Sử dụng tiếng Việt hay lời văng sáng tạo, sinh động.
- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình
II/. Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 73 – SGK)
- Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu
- Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần bỏ trống để h/s viết, mỗi phiếu ghi một đoạn
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC
- Gọi 3HS lên bảng kể chuyện Ba lưỡi rìu, mỗi h/s kể theo nội dung 2 tranh
- 1 h/s kể lại toàn truyện
- GV nhận xét cho điểm
3HS lên bảng kể truyện
B/Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh hoạ hỏi bức trang vẽ gì?
- Gv giới thiệu mục đích của giờ học
2. H.dẫn làm bài tập
Bài 1: - Gọi đọc cốt truyện
- Y/c đọc thầm – nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lầm xuống dòng. GV ghi nhanh lên bảng
- Yêu cầu h/s đọc lại các sự kiện chính
Bài 2: - Gọi 4HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện
- Yêu cầu h/s hoạt động nhóm trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn
- Đại diện nhóm trình bày 
- Gọi kể các đoạn 2, 3, 4
- Gọi nhận xét 
- GV nhận xét cho điểm
- Quan sát tranh và trả lời
- lắng nghe, ghi vở
3HS
- Đọc thầm thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
(- Đoạn 1: Vlalia ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn
- Đoạn 2: Valia học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
- Đoạn 3: Valia đã giữ chuông ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn
- Đoạn 4: Valia đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước
- 1 h/s đọc to
4HS nối nhau đọc
- 4 nhóm thảo luận
- 3 nhóm nối nhau trình bày mỗi đoạn, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Tham gia kể
C/ Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn về viết 4 doạn văn theo cốt chuyện vào nghề
BS: Luyện tập phát triển câu chuyện
Lắng nghe
	Thứ .ngày .tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết số: 14
	luyện tập phát triển câu chuyện
I/Mục tiêu: 	
- Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước
- Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian
- Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt
- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn
II/ Đồ dùng dạy học: 	
- Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KTBC
- GV gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề
- GV nhận xét, cho điểm
3HS lên bảng thực hiện yêu cầu
B/ Bài mới
1. Giới thiệu
- GV nêu mục đích của giờ học
Lắng nghe, ghi vở
2. H.dẫn làm bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV đọc lại đề bài, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: giấc mơ, bà tiên, cho ba điều ứơc, trình tự thời gian
- Y/c HS đọc gợi ý 
- Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý ;
1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
2. Em thực hiện điều ước như thế nào
3. Em nghĩ gì khi thức giấc?
- yêu cầu h/s tự làm bài sau đó 2 h/s ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe
- GV gọi HS kể trước lớp 
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS
2HS đọc to
Lắng nghe và cùng tham gia phân tích đề
2 h/s nối nhau đọc thành tiếng
2HS
(1. Mẹ em đi công tác xa, Bố em ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học
2. Đầu tiên em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ 2 em mong con người thoát khỏi bệnh tật.
3. Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng tin trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp hoạn nạn khó khăn
Em rất vui khi nghĩ
Làm bài và kể trong nhóm đôi
2-4 h/s thi kể
C/ Củng cố – Dặn dò
- GV tuyên dương HS có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn sinh động
- GV nhận xét giờ học
- Dặn về nhà viết lại câu chuyện này
- BS: Luyện tập phát triển câu chuyện
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_7_dinh_huu_thin.doc