Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 8+9

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 8+9

I.Mục tiêu:

1.Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.

2.Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc.

* HS khá giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3)

II.Chuẩn bị:

- Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to.

- Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò du lịch. Một nửa số thăm ghi tên thủ đô, nửa kia ghi tên một nước.

III.Các hoạt động dạy - học:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 8+9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập đọc: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, dáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .
- TL được câu hỏi 1,2,4, thuộc 1,2 khổ thơ. 
* HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ. TL được câu hỏi 3
II.Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: (4-5’)
- Kiểm tra 2 nhóm HS.
- GV nhận xét + cho điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc.
( 8 -10’)
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: xuống, sao, trời.
- Hướng dẫn HS cách ngắt nhịp thơ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.( 9-10’)
- Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
* ND mở rộng: Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
a/ Ước “không còn mùa đông”
b/ Ước “hoá trái bom thành trái ngon”
- Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ?
- GV nhận xét + khen những ý kiến hay.
Hoạt động 4: HD HS đọc diễn cảm + HTL bài thơ: ( 8 -10’)
- GV hướng dẫn thêm để HS có giọng đọc đúng, hay.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
C.Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS tiếp tục HTL bài thơ.
- N 1: Đọc phân vai màn 1 của vở kịch Ở Vương quốc Tương lai + trả lời câu hỏi.
- N2: Đọc màn 2 + trả lời câu hỏi.
- 4 HS đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc hai khổ 4 +5).
- Hs luyện đọc theo HD.
- HS đọc nối tiếp (lượt 2)
- 1- 2 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc to bài thơ. Cả lớp đọc thầm.
- Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần.
- Việc lặp lại nhiều lần nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- HS đọc thầm cả bài.
- Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- HS đọc lại khổ 3 +4.
- HS khá giỏi trả lời:
- Ước “không còn mùa đông” là ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn tai hoạ đe doạ con người.
- Ước “hoá trái bom thành trái ngon” là ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu tự do và lý giải được vì sao mình thích ước mơ đó.
- Lớp nhận xét.
- 4 HS tiếp nối đọc lại bài thơ.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ.
- Cả lớp nhẩm thuộc lòng.
- 4 HS thi đọc thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
- Những ước mơ ngộ nghĩnh, dáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .
 Chính tả (nghe - viết): TRUNG THU ĐỘC LẬP
 PHÂN BIỆT: r, d, gi, iên / yên / iêng
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng, trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng bài tập 2b, 3b
II.Chuẩn bị:
- 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2b.
- Bảng lớp viết nội dung 3a + một số mẫu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: ( 3-4’)
- GV đọc các từ sau cho HS viết:
phong trào, trợ giúp, họp chợ, khai trương, sương gió, thịnh vượng,..
- GV nhận xét + cho điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. ( 1’)
Hoạt động 2: HD viết chính tả. (18-20’) 
- GV đọc một lượt toàn bài chính tả.
- HD viết một số từ HS hay viết sai : trăng, khiến, xuống, sẽ soi sáng...
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV chấm 7- 10 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: HD HS làm BT. (10-12’)
BT 2b:
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng các tiếng cần điền là: yên, nhiên, nhiên, diễn, miệng, tiếng.
- Câu chuyện Chú dế sau lò sưởi nói về điều gì?
BT3:
Câu a: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: BT3a cho trước một số nghĩa từ. Các em có nhiệm vụ tìm các từ có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi đúng với nghĩa đã chọn.
- Cho HS làm bài dưới hình thức thi tìm từ nhanh.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: rẻ, danh nhân, giường.
C.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ đã được luyện tập.
- 2 HS lên bảng cùng lúc viết trên bảng lớp.
- HS còn lại viết vào giấy nháp.
- HS lắng nghe.
- HS luyện viết vào bảng con.
- HS viết bài.
- HS còn lại từng cặp đổi vở, soát lỗi cho nhau. HS đối chiếu với SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
- Cho HS đọc YC của BT + đọc câu chuyện Chú dế sau lò sưởi.
- HS làm bài: tìm các tiếng để điền vào chỗ trống.
- 3 HS làm vào giấy khổ to, làm xong lên dán trên bảng lớp.
- HS còn lại làm vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ. Về sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được các thành viên.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- 3 nhóm làm bài vào giấy được GV phát.
- HS nào tìm được từ đúng, nhanh, viết đúng chính tả thì thắng.
- HS trình bày bài làm.
 Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, 
 TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I.Mục tiêu: 
1.Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
2.Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
* HS khá giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3)
II.Chuẩn bị:
- Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to.
- Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò du lịch. Một nửa số thăm ghi tên thủ đô, nửa kia ghi tên một nước.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: ( 3-4’) GV đọc cho HS viết.
- Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
 Tố Hữu
- GV nhận xét + cho điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.( 1’)
Hoạt động 2: Phần nhận xét.( 10 - 12’)
BT1: - Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV nhận xét.
BT2: 
- GV giao việc: Nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
- Cách viết các tiếng trong cùng bộ phận như thế nào?
BT3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc: Nhận xét xem cách viết các tên người, tên địa lý đó có gì đặc biệt.
- GV nhận xét + chốt lại: Cách viết giống như tên riêng Việt Nam, tất cả các tiếng đều viết hoa.
Hoạt động 3: Phần ghi nhớ.( 2-3’)
- YC HS đọc phần ghi nhớ của bài học.
- YC HS lấy ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 4: Phần luyện tập. ( 12-14’)
BT1: - Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc: Viết lại những tên riêng đó cho đúng.
- GV phát giấy cho 3 HS.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Ác-boa, Quy-dăng-xơ.
- Đoạn văn viết về ai?
- G: Lu-i Pa-xtơ (1822-1895) là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế ra các loại vắc-xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại.
BT2: 
- GV giao việc: Các em viết lại những tên riêng đó cho đúng quy tắc.
- GV phát giấy cho 3 HS.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
* BT3: - GV tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức tiếp sức.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả điền đúng.
C.Củng cố, dặn dò: ( 2’)
Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ!
- 2 HS lên viết trên bảng lớp (cả tên tác giả)
- Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
 Tố Hữu
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- Một số HS đọc tên người, tên địa lý đã ghi ở BT1.
- HS nhận xét. 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- Một vài HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.
- Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có gạch nối.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một số HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ minh hoạ nội dung 1, 2.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 3 HS làm bài vào giấy, làm xong lên dán trên bảng lớp + trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Viết về Lu-i Pa-xtơ.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2, lớp lắng nghe
- HS làm bài cá nhân. 3 HS làm bài vào giấy, làm xong lên dán kết quả trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS khá giỏi tham gia chơi.
- 1 HS nhắc lại.
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng (phóng to)
- Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ.
- Bảng lớp viết đề bài.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: ( 4-5’)
- GV nhận xét + cho điểm.
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1’)
Hoạt động 2: HD HS hiểu YC của đề bài.
(8-10’)
- Gọi HS đọc đề bài + đọc gợi ý trong sách giáo khoa.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lý.
- Em sẽ kể về ước mơ cao đẹp hay kể về một ước mơ viễn vông, phi lý?
- Các em phải kể chuyện có đầu, có đuôi, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Kể xong, cần trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Truyện nào dài, các em chỉ cần kể 1, 2 đoạn là được.
Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện.( 18-20’)
- GV nhận xét + khen những HS kể hay.
C.Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước bài kể chuyện ở tuần 9.
- HS1: Kể lại đoạn 1 +2 của câu chuyện Lời ước dưới trăng.
- HS2: Kể đoạn 3 + 4
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý.
- HS đọc thầm gợi ý 1.
- HS phát biểu.
- HS đọc thầm gợi ý 2 + 3.
- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Lớp nhận xét.
 Tập đọc: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng).
- Hiểu ND: Chị phụ tr ... động 1: Giới thiệu bài. (1’)
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. ( 4-5’)
- Gọi HS đọc đề bài và gợi ý 1.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài: 
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
- GV: Các em chú ý câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.
Hoạt động 3: Gợi ý kể chuyện. ( 5-6’)
a/ Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện.
b/ Đặt tên cho câu chuyện.
- GV dán lên bảng dàn ý kể chuyện và lưu ý HS: Khi kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em).
Hoạt động 4: Cho HS thực hành kể chuyện
( 18-20’)
- GV dán lên bảng tiêu chí đánh giá bài KC
- GV nhận xét + khen những HS kể hay.
C.Củng cố, dặn dò: ( 2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị trước cho bài kể chuyện Bàn chân kỳ diệu (tuần 11)
- HS kể + nêu ý nghĩa câu chuyện.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS nối tiếp trình bày ý kiến.
- HS làm bài cá nhân, tự đặt tên cho câu chuyện.
- HS lần lượt nói tên câu chuyện của mình.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về mơ ước của mình.
- HS đọc thầm lại tiêu chí.
- Một số HS thi kể.
- Lớp nhận xét.
 Tập đọc: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật ( lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt)
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- GD cho HS: Trong cuộc sống không nên tham lam.
II.Chuẩn bị: 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: (4-5’)
- Em hãy đọc đoạn 1 bài Thưa chuyện với mẹ: Cương xin học nghề rèn để làm gì?
- Đọc đoạn 2: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
B.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.(1’)
HĐ2: HD HS luyện đọc. (10-12’)
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đ1: Từ đầu ... sung sướng hơn thế nữa!
Đ2: Tiếp ... cho tôi được sống.
Đ3: Còn lại.
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn.
- GV giải nghĩa thêm các từ: khủng khiếp
(hoảng sợ ở mức cao), phán (vua chúa truyền bảo hay ra lệnh).
- Đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ3: Tìm hiểu bài. ( 8-10’)
Đoạn 1:
- Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
- Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
Đoạn 2:
- Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?
Đoạn 3:
- Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì?
HĐ4: HD HS đọc diễn cảm: (6-8’)
- Hướng dẫn HS đọc theo cách phân vai.
- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Câu chuyện giúp em hiểu ra gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
- HS đọc bài + trả lời câu hỏi
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- Đọc nối tiếp lượt 1.
- Đọc nối tiếp lượt 2.
- 1, 2 HS giải nghĩa từ đã có trong phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Xin thần làm cho mọi vật đều bằng vàng.
- Vua bẻ thử..........Nhà vua thấy sung sướng.
- HS đọc thành tiếng đoạn 2.
-Vua nhận ra rằng điều ước ấy thật khủng khiếp vì tất cả thức ăn đều biến thành vàng.
- HS đọc thành tiếng đoạn 3.
- Nhà vua hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
- HS đọc phân vai - mỗi nhóm 3 HS sắm vai 3 nhân vật để đọc: người dẫn chuyện, vua Mi-đát, thần Di-ô-ni-dốt.
- 3 nhóm lên thi đọc.
- Lớp nhận xét.
- Trong cuộc sống chúng ta không nên tham lam. Những ước muốn.....
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.Mục tiêu: 
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu.
- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: ( 4-5’) Kiểm tra 2 HS.
B.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài. ( 1’)
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT.( 28-30’)
BT1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc 2 đoạn trích.
- GV đọc diễn cảm (giọng Yết Kiêu: khẳng khái, rắn rỏi. Giọng người cha hiền từ động viên. Giọng nhà vua dõng dạc khoan thai).
- Cảnh 1 có những nhân vật nào?
- Cảnh 2 có những nhân vật nào?
- Yết Kiêu là người như thế nào?
- Cha Yết Kiêu là người như thế nào?
- Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
BT2: Cho HS đọc YC của BT2 + gợi ý
- GV giao việc: Dựa vào trích đoạn kịch hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý.
- GV đưa bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn lên bảng.
- Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý ở BT2 (SGK) là kể theo trình tự nào?
- GV nhận xét + khen HS kể chuyện hay.
C.Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện, viết lại vào vở.
- Xem trước nội dung bài TLV trang 95.
- Kể chuyện Ở Vương quốc Tương lai theo trình tự thời gian.
- Kể câu chuyện trên theo trình tự không gian.
- Một HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- Một HS đọc chú giải. 
- Có người cha và Yết Kiêu.
- Có nhà vua và Yết Kiêu.
- Là người có lòng căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc.
- Là người yêu nước, tuổi già, cô đơn vẫn động viên con đi đánh giặc.
- Diễn ra theo trình tự thời gian ...
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS đọc lại tiêu đề trên bảng.
- Kể theo trình tự không gian (sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long diễn ra sau lại kể trước ...)
- 1 HS làm mẫu, lớp theo dõi.
- Cả lớp làm bài (kể theo cặp).
- Khoảng 4 em thi kể.
- Lớp nhận xét.
 Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ
I.Mục tiêu: 
1.Hiểu thế nào là động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái ..., của người, sự vật, hiện tượng.
2.Nhận biết được động từ trong câu, hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ để ghi BT (đoạn văn “Thần Đi-ô-ni-dốt ... thế nữa!”)
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: ( 3-4’)
- Gạch dưới danh từ chung, danh từ riêng chỉ người, vật có trong đoạn văn GV đã chuẩn bị trước.
B.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài. ( 1’)
HĐ2: Phần nhận xét . ( 6-8’)
BT1: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: BT yêu cầu các em phải đọc đoạn văn và hiểu được nội dung.
BT2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV phát 3 bảng phụ đã chuẩn bị sẵn BT cho 3 HS.
- GV nhận xét + chốt :
 + Các từ chỉ hoạt động:
. Của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ
. Của thiếu nhi: thấy
 + Từ chỉ trạng thái của các sự vật:
. Của dòng thác: đổ (hoặc đổ xuống)
. Của lá cờ: bay
HĐ3: Phần ghi nhớ. (2-3’)
- Nêu ví dụ về động từ.
HĐ4: Phần luyện tập: (18-20’)
BT1: 
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
BT2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Gạch dưới các động từ trong 2 đoạn văn đó.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Các động từ là:
a/ đến, yết kiến, xin, làm, dùi, lặn.
b/ mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có.
BT3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV: Nhóm A, các bạn lần lượt làm động tác. Nhóm B phải gọi nhanh tên của hành động bạn trong nhóm A vừa làm. Sau đó, sẽ đổi vai. Nhóm nào đoán đúng nhanh, có hành động kịch đẹp, tự nhiên ... sẽ thắng.
- GV nhận xét khen nhóm làm tốt.
C.Củng cố, dặn dò: ( 1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ nội dung bài học, viết lại vào vở 10 động từ chỉ động tác.
- HS lên bảng gạch dưới danh từ chỉ người, vật.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- 3 HS làm bài .
- HS còn lại làm bài theo cặp.
- 3 HS dán kết quả bài làm lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3 HS nêu ví dụ.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1.
- HS làm bài vào BP.
- 3 HS làm bài trên bảng, làm xong dán kết quả bài làm trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 2 HS tiếp nối đọc ý a, b.
- Cả lớp làm vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm mẫu (dựa theo tranh)
- Lớp quan sát.
- HS thi.
- Lớp nhận xét.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN
 VỚI NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu:
1.Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
2.Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
3.Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ tự nhiên, cử chỉ thích hợp, nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
A.KTBC: ( 4-5’)
- Đọc lại (hoặc kể miệng) bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu.
B.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.( 1’)
HĐ2: Phân tích đề. ( 3-4’)
- Cho HS đọc đề bài.
- Theo em, ta cần chú ý những từ ngữ quan trọng nào trong đề bài?
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 
Đề: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật ...).Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
 Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
HĐ3: Xác định mục đích trao đổi.( 6-8’)
- Cho HS đọc gợi ý.
- Nội dung trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
- Em sẽ học thêm môn năng khiếu nào?
- Cho HS đọc thầm lại gợi ý 2.
HĐ4: Thực hành trao đổi. ( 10-12’)
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- GV theo dõi, góp ý cho các cặp.
HĐ5: Thi trình bày. ( 8-10’)
- Cho HS thi.
- GV nhận xét theo 3 tiêu chí:
 + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
 + Lời lẽ, cử chỉ... có phù hợp với vai không?
 + Cuộc trao đổi có đạt mục đích không?
C.Củng cố, dặn dò: ( 1’)
- Cho HS nhắc lại những điều cần nhớ.
- Yêu cầu HS viết lại cuộc trao đổi.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết TLV sau. 
- 2 HS lần lượt lên bảng trình bày.
- 1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu.
- 3 HS đọc gợi ý.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu.
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn thắc mắc anh chị đặt ra, để ủng hộ em.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
- HS phát biểu.
- HS đọc thầm gợi ý 2 + hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra.
- Từng cặp trao đổi + ghi ra giấy nội dung chính của cuộc trao đổi + góp ý bổ sung cho nhau.
- Một số cặp thi trước lớp.
- Lớp nhận xét
- 1 HS nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_89.doc