Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11

Tiết 21: Chuyện một khu VƯỜN nhỏ

I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.

- Phát triển:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

*GDBVMT: Có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.

II. . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 Hoạt động Mở đầu.(3p) .Khởi động, kết nối

- GV giới thiệu tranh minh họa chủ điểm và bài học.

- HS nêu nội dung tranh.

- GV giới thiệu chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

 Hoạt động Khám phá, luyện tập

1.Luyện đọc ( 10 phút) :

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.

- GV hướng dẫn giọng đọc.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn :

 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).

 + Lựơt 1: Hướng dẫn HS đọc tiếng khó: Sà xuống cành lựu, săm soi, rủ rỉ,.;

 + Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ:

 - 1 HS đọc phần chú giải, cả lớp đọc thầm - HS luyện đọc theo cặp .

 - Hai cặp thi đọc trước lớp.

 - Một HS đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi.

 - GV đọc mẫu bài văn.

 

doc 12 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP ĐỌC
Tiết 21: ChuyÖn mét khu VƯỜN nhá
I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
- Phát triển:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
*GDBVMT: Có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.
II. . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động Mở đầu.(3p) .Khởi động, kết nối
GV giới thiệu tranh minh họa chủ điểm và bài học.
HS nêu nội dung tranh.
GV giới thiệu chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
 Hoạt động Khám phá, luyện tập
1.Luyện đọc ( 10 phút) : 
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn giọng đọc. 
- GV hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn :
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).
 + Lựơt 1: Hướng dẫn HS đọc tiếng khó: Sà xuống cành lựu, săm soi, rủ rỉ,...; 
 + Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ:
 - 1 HS đọc phần chú giải, cả lớp đọc thầm - HS luyện đọc theo cặp .
 - Hai cặp thi đọc trước lớp.
 - Một HS đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi.
 - GV đọc mẫu bài văn.
2. Tìm hiểu bài (8phút): 
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 SGK.
- GV giảng từ : Rủ rỉ : Nói nhỏ đủ nghe, chậm rãi. Đoạn văn này muốn nói lên điều gì?
 1HS rút ý chính, HS khác nhắc lại . 
 Ý 1: Sở thích của bé Thu.
 - HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK
- GV giảng từ: Ban công: phần hè có mái che ; hé nở: mới chớm nở;nhọn hoắt: rất nhọn
- HS rút ý chính, HS khác nhắc lạ.
Ý2: Những đặc điểm của mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu
- HS đọc thầm đoạn còn lại trả lời câu hỏi 3,4 SGK
 - HS rút ý chính, HS khác nhắc lại
 Ý 3:Ban công nhà Thu cũng là vườn
 + Nội dung chính của bài nói lên điều gì?
 - HS rút nội dung bài, HS nhắc lại
Nội dung : Bài văn nói lên hai ông cháu bé Thu rất yêu quí thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành tươi đẹp. 
 Hoạt động Thực hành(8p): Luyện đọc diễn cảm
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
 - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 . 
 + Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
 + GV đọc mẫu, HS nêu cách đọc, GVKl.
 + HS đọc theo cặp. 
 - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. - Nhận xét 
 - Tổ chức cho 3 HS đọc tốt đọc theo vai. 
Hoạt động Vận dụng (3p): 
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế về bảo vệ thiên nhiên.
 - Tổng kết bài
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.. 
CHÍNH TẢ 
Tiết 11: (Nghe viết) LuËt b¶o vÖ m«i tr­êng
I.YÊU CẦU:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn bản luật. 
 - Làm được bài tập 2a; BT3.
- Rèn kĩ năng phân biệt l/n, viết đúng mẫu, đúng tốc độ.
-Năng lực: 
 + Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh ý thức: “ Rèn chữ, rèn vở”, yêu thích sự trong sáng, đa dạng của Tiếng Việt, chăm chỉ, cần mẫn trong học tập.
* GDBVMT: GDHS nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng nhóm , bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động Mở đầu ( 3phút). Khởi động, kết nối
 Củng cố cách viết tên riêng:
1 - 2 HS nêu cách viết tên riêng và nêu ví dụ.
GV nhận xét.
 Giới thiệu bài viết: Luật Bảo vệ môi trường
Hoạt động Hinh thành kiến thức mới( 7p):
a. Tìm hiểu nội dung bài viết
 - Gọi 1-2 HS đọc đoạn luật.
 - GV hỏi, HS trả lời miệng câu hỏi sau: Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó.
 - Yêu cầu HS nêu các từ khó viết.
 - Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó.
Hoạt động Luyện tập, thực hành( 25 phút) 
GV đọc, HS viết.
Thu, chấm bài : 8- 10 bài.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2: SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi: 4 nhóm lên thi tìm từ ngữ theo yêu cầu bài tập.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của các nhóm. Chốt lời giải đúng.
 - Gọi HS đọc thành tiếng các từ tìm được trên bảng.
Bài tập 3: SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS suy nghĩ cá nhân để làm
 - GV chia lớp làm 2 nhóm, các HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng, mỗi HS viết một từ láy, sau đó về chỗ HS khác lên viết.
 - HS và GV nhận xét. Kết luận. 
 - Gọi HS đọc thành tiếng các từ tìm được trên bảng.
 Hoạt động vận dụng:
 - Nhận xét tiết học, tổng kết bài . 
 - Dặn học sinh ghi nhớ các từ vừa tìm được.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 21: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I.YÊU CẦU:
 - Năm được khái niệm đại từ xưng hô( Nội dung ghi nhớ ) .
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III ); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). 
- HS nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1)
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng đại từ xưng hô một cách hợp lí.
- Năng lực: Phát triển
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh sự say mê trong học tập, chăm chỉ hoàn thành bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bảng phụ ghi bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu(4p): Khởi động, kết nối
 *Củng cố kiến thức về nghĩa của từ 
 - HS đặt câu với mỗi nghĩa của từ “ đánh” ( 3 HS )
 - HS nhận xét câu trả lời của bạn, GV nhận xét.
- Gv giới thiệu bài mới.
Hoạt động Hình thành kiến thức ( 15p)
1.Tìm hiểu phần nhận xét
Bài tập 1:SGK
 - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập, 1 học sinh đọc to.
 - GV hỏi : 
 + Đoạn văn có những nhân vật nào?
 + Các nhân vật làm gì ?
 - HS trả lời miệng, rút ra kết luận; HS khác nhắc lại
 - GV: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
Bài tập 2: SGK - HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - Yêu cầu HS nhận xét về thái độ của Cơm sau đó của Hơ Bia 
 - HS và GV nhận xét bổ sung
Bài tập 3: SGK
 - 1HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - Yêu cầu HS làm cá nhân, 1 Hs làm bảng phụ, 2-3 HS trả lời miệng trước lớp.
 - HS chữa bài chung trên bảng phụ.
 - HS và GV nhận xét bổ sung, KL.
 2. Rút ra ghi nhớ:
- Gv đặt câu hỏi để học sinh rút ra kết luận sau khi làm các bài tập.
- HS khác nhắc lại - GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung Ghi nhớ.
 - GV yêu cầu 3 HS đọc phần Ghi nhớ
 Hoạt động Luyện tập (18p)
Bài tập 1 ( VBT) - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài miệng; phát biểu ý kiến
 - 2-3 HS trả lời miệng trước lớp.
 - HS và GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: -Yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài miệng; phát biểu ý kiến.
 - HS và GV nhận xét viết lời giải đúng vào ô trống
 - HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ các đại từ xưng hô
Hoạt động Vận dụng:(2p) 
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
KỂ CHUYỆN
Tiết 11: Ng­êi ®i s¨n vµ con nai
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 - Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2) .
- Kể tiếp nối được từng đoạn câu chuyện, rút ra được nội dung câu chuyện
- Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe.
- Hình thành năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, chăm chỉ tích cực học tập.
* GDBVMT: GD ý thức bảo vệ môi trường, không săn bắt các loài động vật, góp phần bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV : Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động Mở đầu(4p): Khởi động
- 1 HS kể về một lần đi thăm cảnh đẹp.
 - Hs và GV nhận xét.
- GV giới thệu bài mới
Hoạt động Hình thành kiến thức mới(10p)
 1.GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn(GV chỉ kể 4 đoạn tương ứng với 4 tranh minh họa.
 - GV kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh họa.
2. Tìm hiểu nội dung câu chuyện
- GV đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu về nội dung truyện kể.
- Các bạn có thể đặt câu hỏi cho nhau, rút ra nội dung truyện.
 Hoạt động Thực hành kể chuyện(20p)
a/ Kể chuyện theo nhóm.
 - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm 4. Mỗi HS kể theo nội dung của từng tranh
 - Dự đoán kết thúc của câu chuyện
 - Kể lại câu chuyện theo kết thúc của mình dự đoán(HS chỉ cần kể được từng đoạn)
b/ Thi kể chuyện trước lớp.
 - Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện trước lớp theo hình thức tiếp nối.
 - GV kể tiếp đoạn 5
 - 3-4 HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp 
 - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện .
 - GV nhận xét 
c/ Trao đổi về ý nghĩa câu chụyên.
 - GV nêu câu hỏi hoặc HS hỏi đáp lẫn nhau.
 + Tại sao người đi săn muốn bắn con nai? 
 + Tại sao dòng suối, cây trám đến khuyên người đi săn đừng bắn con nai?
 + Vì sao người đi săn không bắn con nai?
 Hoạt động vận dụng (2p):
 - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? Viết lời khuyên đối với người đi săn.
- GV nhận xét tiết học, tổng kết bài.
 IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
TẬP ĐỌC
ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC ĐÃ HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Hiểu nội dung chính, ý nghĩa của các bài văn, bài thơ đã học trong tuần 1-9.
- Rèn kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học 9; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ.
- Lập bảng thống kê các bài thơ đó học từ tuần 1- tuần 9 theo mẫu ( GV chuẩn bị).
- Phát triển:
 +Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên; biết giữ gìn, bảo vệ và cải tạo thiên nhiên, môi trường.
 - GDKNS:- Tìm kiếm và xử lí thông tin( Kĩ năng lập bảng thống kê); kĩ năng hợp tác để tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê; Thể hiện sự tự tin khi thuyết trình kq.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu bốc thăm, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động Mở đầu (5’ ) Khởi động, kết nối
- GV nêu yêu cầu của tiết dạy 
- GV giới thiệu nội dung tuần 10 môn Tiếng Việt
- Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động (12’ ) Luyện tập, thực hành
1 Ôn các bài tập đọc đã học 
- Kiểm tra kĩ năng đọc và việc nắm nội dung các bài tập đọc (6 em)
 -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (theo phiếu)
 - HS đọc trong SGK hay học thuộc lòng.
 - GV hoặc HS đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc để HS trả lời.
- HS và GV nhận xét.
2. Lập bảng thống kê 
- GV phát bảng nhóm cho các nhóm làm việc theo nhóm 4. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 2 - 3 em nhìn bảng đọc lại kết quả.
Hoạt động Vận dụng 
- GV tổng kết tiết học.
- Viết cảm nhận của em về một bài Tập đọc mà em yêu thích.
IV. BỔ SUNG SAUTIẾT DẠY:
..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 21: Tr¶ bµi v¨n t¶ c¶nh
1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ). 
 - Nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
 - HS hiểu được cái hay của những bài văn hay của bạn, có ý thức học hỏi từ những bạn có năng khiếu để viết những bài văn sau được tốt hơn
-Rèn kĩ năng nhận biết được những ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.	 
- Phát triển
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
Giáo dục học sinh sự say mê và sáng tạo trong văn học, chăm chỉ học tập, yêu thích thế giới xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh... cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu (5p):Khởi động, kết nối
GV giới thiệu nội dung tiết học.
GV ghi đề bài.
- Gọi 1HS đọc đề bài tập làm văn, xác định yêu cầu của đề.
 - GV nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
Hoạt động Luyện tập ( 20 p)
 1.Hướng dẫn chữa bài
 - Treo bảng phụ hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình theo trình tự sau:lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt
 + Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. Hs có thể lên bảng chữa lỗi hoặc trả lời cá nhân.
 + HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng .
 - HS đọc lại các lỗi đã sửa, rút kinh nghiệm. 
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, có ý sáng tạo
 2. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài.
- GV phát vở cho học sinh.
- Hs tự chữa bài của mình, GV quan sát và giúp đỡ HS.
 Hoạt động Vận dụng ( 10 phút)
Mỗi HS chọn 1 đoạn văn để viết lại cho hay hơn.
- 2-4 HS đọc trước lớp đoạn viết của mình, cả lớp nghe và nhận xét.
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS.
- Những học sinh viết chưa xong yêu cầu hoàn thành vào tiết củng cố.
 IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 22: Quan hÖ tõ
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Bước đầu nắm được khái niệm Quan hệ từ (ND ghi nhớ.
 - Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1 mục III )
 - Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2 ) biết đặt câu với quan hệ từ (BT3) .
- Rèn kĩ năng xác định được quan hệ từ trong câu cũng như biết đặt câu với quan hệ từ.
-- Phát triển
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ, tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bảng phụ ghi bài tập 1,2 ; phiếu khổ to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động (3p): Khởi động, kết nối
 Củng cố kiến thức về đại từ xưng hô
- 2HS nhắc lại những kiến thức về đại từ xưng hô.
- Gv nhận nxét.
- Giới thiệu bài mới
 Hoạt động Hình thành kiến thức (15p)
1.Tìm hiểu phần nhận xét
 Bài tập 1(SGK)
 - Yêu cầu 2HS đọc nội dung của bài tập.
 - HS làm bài, phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu, ghi nhanh ý kiến đúng của HS vào bảng, chốt lại lời giải.
a) và nối say ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp)
b) của nối tiếng hót dìu....(quan hệ sở hữu)
c) như nối không đơm đặc với hoa đào (quan hệ so sánh)
- nhưng nối câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản)
 - HS rút ra kết luận.về quan hệ từ
 Bài tập 2( SGK)
 - 1HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - Hướng dẫn HS thực hiện tương tự bài 1. Gv mở bảng phụ, mời HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu
 - HS và GV nhận xét
- a) Nếu ...thì...: biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết.
b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản.
KL: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu. 
 - HS rút ra kết luận, 2HS khác nhắc lại 
 2. Rút ra ghi nhớ của bài:
- GV yêu cầu1-2 HS đọc phần ghi nhớ của bài.
Hoạt động Luyện tập (15p)
Bài tập 1: (VBT).
 - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS làm bài tập nhóm đôi; phát biểu ý kiến.
 - HS và GV nhận xét , chốt kq đúng
a, và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.
của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
rằng nối cho với bộ phận câu đứng sau.
b, và nối to với nặng.
như nối rơi xuống với ai ném đá.
c, với ngồi với ông nội
về nối giảng với từng loài cây.
Bài tập 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - HS làm bài tập cá nhân, phát biểu ý kiến. 
 - HS và GV nhận xét.
Đáp án
a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát
- Vì...nên...: biểu thị quan hệ nhân quả
b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản
Bài tập 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - HS làm bài tập cá nhân; phát biểu ý kiến. 
 - HS và GV nhận xét .
Hoạt động Vận dụng(2p): 
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học. 
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2021 
 TẬP LÀM VĂN
Tiết 22: LuyÖn tËp lµm ®¬n
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức về cách viết đơn. Chọn nội dung viết phù hợp với địa phương.
- Viết được lá đơn ( Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết.
- Góp phần phát triển
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập.
* GDKNS: Ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
* GDBVMT: GD HS có ý thức BVMT trong cả hai đề bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bảng phụ ghi mẵu đơn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu (4p):Khởi động
* Củng cố kiến thức đã học
- 2HS đọc đoạn văn trong bài văn về nhà em viết lại.
- Gv hướng dẫn học sinh nhận xét.
* Giới thiệu nội dung tiết học
Hoạt động Hình thành kiến thức (4p)
1. Tìm hiểu đề bài
 - Gọi 2HS đọc đề bài ( SGK)
 - Cho HS quan sát tranh minh họa(SGK) 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.(1-2HS mô tả, HS khác nhận xét bổ sung)
 - Trước tình trạng mà 2 bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn(tổ trưởng tổ dân phố) làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
2. Xây dựng mẫu đơn 
 + Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn
 + Theo em tên của đơn là gì?
 + Nơi nhận đơn em viết những gì?
 + Người viết đơn ở đây là ai?
 + Em là người viết đơn tại sao không viết tên em?
 + Phần lí do viết đơn em nên viết những gì?
 + Em hãy nêu lí do viết đơn cho một trong 2 đề bài trên.
GV chốt kt: Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn. nơi nhận đơn, tên của người viết, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn.
+ Đơn kiến nghị, hay đơn dề nghị. Ví dụ
+ Kính gửi: Công ti cây xanh xã ...
 UBND xã ....
+ Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố...
+ Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn.
+ Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
 - 2-3 HS rút ra kết luận về mẫu đơn, 2HS nhắc lại)
 - GV nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
Hoạt động Thực hành viết đơn(19p):
 - Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn, yêu cầu HS đọc rồi làm bài.
 - GV: các em có thể chọn 1 trong 2 đề
 - Gọi 4 đến 5 HS trình bày đơn đã viết.
 - HS và GVnhận xét, sửa chữa những HS chưa viết đạt yêu cầu.
 - GV hỗ trợ giúp đỡ HS 
 Hoạt động vận dụng(3p):
 - GV nhận xét tiết học.
- Củng cố, dặn dò.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_11.doc