THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TOÁN
Tiết: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết:
- Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. (100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng)
- Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
2. Kỹ năng:
- Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
3. Thái độ:
- Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
- GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: TOÁN Tiết: TIỀN VIỆT NAM I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS nhận biết: Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. (100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng) Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó. Kỹ năng: Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 4. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng. Hỏi: Vì sao con biết là tờ giấy bạc 100 đồng? Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng? Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán. Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? Vì sao? Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Bài 2: Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng. Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? Vì sao? Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập. b) Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? c) Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? d) Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? Bài 3: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào? Yêu cầu HS làm bài. Các chú lợn còn lại, mỗi chúng chứa bao nhiêu tiền? Hãy xếp số tiền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 4: Yêu cầu HS tự làm bài. Chữa bài và nhận xét. Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát 2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét. HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Lấy tờ giấy bạc 100 đồng. Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”. Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời: Nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng 200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. 500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Vì 100 đồng + 100 đồng +100 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 500 đồng. Quan sát hình. Có tất cả 600 đồng. Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 600 đồng. Có tất cả 700 đồng vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 700 đồng. Có tất cả 800 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 800 đồng. Có tất cả 1000 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 1000 đồng. Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất. Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau. Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lợn D, chứa 800 đồng. A chứa 500 đồng, B chứa 600 đồng, C chứa 700 đồng, 500 đồng < 600 đồng < 700 đồng < 800 đồng. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: