Giáo án Toán 4 - Bài: Luyện tập chung

Giáo án Toán 4 - Bài: Luyện tập chung

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

- Giải được bìa toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học .

 

doc 5 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Bài: Luyện tập chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Thực hiện được các phép tính về phân số.
Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
Giải được bìa toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : ( 3- 4’) 
2. Bài mới: (29-30’) 
- Làm bài 3 trang 152.
 a. Giới thiệu bài:
 b. Thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS làm bảng con, nháp.
- GV giúp HS yếu.
- GV kết luận, chốt kết quả đúng.
- Củng cố cách cộng trừ, nhân, chia phân số, làm tính với phân số.
*/ HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm bài, 1 HS làm bảng lớp phần e.
- Đánh giá kết quả. Nhận xét bài trên bảng. 
 ; ; ; ; 
Bài 2:
- Yêu cầu giải bài cá nhân vào vở.
- Củng cố cách tính diện tích hình bình hành.
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS trên sơ đồ.
- Yêu cầu giải bài cá nhân vào vở.
- Chấm một số bài.
- Củng cố cách giải bài toán “tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”
*/ HS đọc bài toán, nêu tóm tắt.
- HS làm bài vào vở. Chữa bài.
Chiều caao hình bình hành là: 
 18 x = 10 (m)
Diện tích hình bình hành là: 
 18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180 m2
*/ HS đọc bài toán.
- HS làm vở, bảng phụ. Chữa bài.
Coi số búp bê là 2 phần bằng nhau thì số ô tô bằng 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là: 
 2 + 5 = 7 (phần)
Số búp bê là: 
 63 : 7 x 2 = 18 (búp bê)
Số ô tô là:
 63 - 18 = 45 (đồ chơi)
 Đáp số: 18 búp bê; 45 đồ chơi 
3.Tổng kết bài:(1- 2’)
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau Tỉ lệ bản đồ.
TOÁN
TỈ LỆ BẢN ĐỒ.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
II. Đồ dùng dạy học 
Bản đồ, bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : ( 3- 4’) 
2. Bài mới: (29-30’) 
- Chữa BT 4 – 153.
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
- GV cho HS xem bản đồ hành chính Việt Nam; bản đồ tự nhiên, ...
 + Các tỉ lệ 1: 10 000 000; 1: 2000 000; ... ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ.
 + Tỉ lệ 1: 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km.
 + Tỉ lệ đó có thể ghi ; tử số cho biết độ dài thu nhỏ; mẫu số cho biết độ dài thật với đơn vị tương ứng.
- HS quan sát bản đồ.
- Đọc một số tỉ lệ bản đồ.
- Nghe giảng giải về tỉ lệ bản đồ. 
- Nói ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ của một số bản đồ khác
 c. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu làm miệng.
- Củng cố về tỉ lệ bản đồ.
*/ HS nêu yêu cầu.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu làm cá nhân vào vở.
- Củng cố cách tìm độ dài thật khi biết tỉ lệ và độ dài thu nhỏ.
*/ HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở, 1 em điền bảng phụ, đổi vở kiểm tra.
- Treo bảng phụ, chữa bài , nhận xét.
Kết qủa: 1000 cm; 300 dm; 
10 000 mm; 500m
3.Tổng kết bài:(1- 2’)
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
TOÁN
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Bước đầu biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
Tính được độ dài thật dựa trên tỉ lệ và độ dài thu nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ vẽ sẵn hình SGK, kẻ sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : ( 3- 4’) 
2. Bài mới: (29-30’) 
- Đọc một số tỉ lệ bản đồ.
 a. Giới thiệu bài:
 b. Bài toán 1:
- Yêu cầu HS đọc bài toán, quan sát bản đồ.
 + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
 + Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
 + 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
 + 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- GV giúp HS trình bày bài.
- HS quan sát bản đồ.
- Lần lượt trả lời các câu hỏi để tìm độ dài thật. 
Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm nháp, bảng phụ, lưu ý đổi đơn vị đo cho phù hợp với thực tế.
- GV kết luận.
- HS đọc, phân tích bài toán.
- HS tự làm, nhận xét bài của nhau, chốt lại cách làm.
- Nêu cách tính độ dài thật dựa vào tỉ lệ cho trước.
 d. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu làm cá nhân.
- Củng cố cách tính độ dài thật dựa vào tỉ lệ và độ dài thu nhỏ.
*/ HS nêu yêu cầu.
- 1 HS điền bảng phụ, các HS tính nháp rồi nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Kết quả: 1000 000cm; 45 000dm; 
100 000 mm
Bài 2:
- Yêu cầu làm cá nhân.
- Củng cố cách tìm độ dài thật khi biết tỉ lệ.
*/ HS đọc bài toán, phân tích.
- HS làm vở, bảng phụ.
- Chữa bài , nhận xét.
Chiều dài phòng học là:
 4 x 200 = 800 (cm)
 800 cm = 8 m
 Đáp số: 8 m
3.Tổng kết bài:(1- 2’)
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tiếp).
Tuần 30
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
TOÁN
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (TIẾP THEO).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Bước đầu biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
Tính được độ dài thật dựa trên tỉ lệ và độ dài thu nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học .
Bảng phụ vẽ sẵn hình SGK, kẻ sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : ( 3- 4’) 
2. Bài mới: (29-30’) 
- Chữa bài tập 3 - 157.
 a. Giới thiệu bài:
 b. Bài toán 1:
- Yêu cầu HS đọc bài toán, quan sát bản đồ.
 + Độ dài thật của sân trường là bao nhiêu?
 + Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
 + Phải tính độ dài nào? Theo đơn vị nào?
- Gợi ‎ để HS đổi đơn vị đo của độ dài thật ra xăng-ti-mét.
- GV giúp HS trình bày bài.
- HS quan sát bản đồ.
- Lần lượt trả lời các câu hỏi và dựa vào mối quan hệ với tỉ lệ để tìm độ dài thu nhỏ. 
Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm nháp, bảng phụ, lưu ý đổi đơn vị đo độ dài thật ra mm.
- GV kết luận.
- HS đọc, phân tích bài toán.
- HS tự làm, nhận xét bài của nhau, chốt lại cách làm.
- Nêu cách tính độ dài thu nhỏ dựa vào tỉ lệ và độ dài thật.
 d. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu làm cá nhân.
- Củng cố cách tính độ dài thu nhỏ dựa vào tỉ lệ và độ dài thật.
*/ HS nêu yêu cầu.
- 1 HS điền bảng phụ, các HS tính nháp rồi nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Kết quả: 50 cm; 5 mm; 1 dm
Bài 2:
- Yêu cầu làm cá nhân.
- Củng cố cách tìm độ dài thật khi biết tỉ lệ.
*/ HS đọc bài toán, phân tích.
- HS làm vở, bảng phụ.
- Chữa bài , nhận xét.
 Bài giải: 
 12 km = 1 200 000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B là:
 1 200 000 : 100 000 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
3.Tổng kết bài:(1- 2’)
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau Thực hành.
Tuần 30
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
TOÁN
THỰC HÀNH.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
II. Đồ dùng dạy học .
Thước dây, thước cuộn.
III. Các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : ( 3- 4’) 
2. Bài mới: (29-30’) 
- Chữa bài tập 3 - 158.
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn thực hành tại lớp:
- Hướng dẫn HS đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
- HS nghe hướng dẫn. 
- Nêu các bước thực hiện để đo độ dài một đoạn thẳng trên mặt đất; gióng các cọc tiêu trên mặt đất.
 d. Thực hành :
Bài 1:
- Chia HS theo nhóm 4- 6 HS , cho HS đo các độ dài bằng bước chân sau đó đo bằng thước dây.
+ Một nhóm đo chiều dài lớp học.
+ Một nhóm đo chiều rộng lớp học.
+ Một nhóm đo chiều dài bảng lớp.
- Củng cố cách đo độ dài đoạn thẳng.
*/ HS nêu yêu cầu.
- HS thực hành, ghi kết quả đo.
- Báo cáo kết quả.
- Kiểm tra , nhận xét kết quả đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu tập ước lượng độ dài.
- Cùng HS kiểm tra, nhận xét.
*/ HS đọc bài toán, phân tích.
- HS ước lượng 10 bước chân là bao nhiêu mét rồi đo và báo cáo kết quả. 
3.Tổng kết bài:(1- 2’)
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau Thực hành (tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 4 t30.doc