Giáo án Toán 4 - Kì I - Ngô Thị Tư – Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

Giáo án Toán 4 - Kì I - Ngô Thị Tư – Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

I.MỤC TIÊU:

 Giúp HS :

- Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000.

- Ôn tập viết tổng thành số.

- Ôn tập về chu vi của một hình.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 164 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1000Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 - Kì I - Ngô Thị Tư – Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO
I.MỤC TIÊU: 
 Giúp HS :
- Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
- Ôn tập viết tổng thành số.
- Ôn tập về chu vi của một hình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định: Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
- GV hỏi :Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ?
- Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
- GV ghi tựa lên bảng.
 b.Hướng dẫn ôn tập.
* Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng: Hoạt động cá nhân
- GV viết các số: 83 251; 83 001; 80 201; 80 001.
+ Nêu rõ giá trị của chữ số ở mỗi hàng với các số trên?
- Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề?
- Nêu ví dụ về số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn?
* Thực hành:
Bài 1: ( SGK/3) Hoạt động cá nhân.
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :
 Phần a :
 + Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
 + Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
+ Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2: (SGK/3) Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
-Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:(SGK/3) Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS trao đổi và làm vào phiếu học tập
- GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4:(SGK/4) Hoạt động nhóm tổ.
- GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
- Các tổ trao đổi và làm vào giấy khổ to.
- Đại diện tổ 1 đọc kết quả tính chu vi hình ABCD và nêu vì sao em tính như vậy?
-Tổ 3: Nêu kết quả tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
- Tổ 4: Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
- GV nhận xét bài làm của các tổ.
4.Củng cố
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ số có 5 chữ số, đọc và phân tích chữ số ở từng hàng của số đó.
- Nêu cách tính chu vi của một hình , chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
5. Dặn dò:- Về ôn lại cách đọc số có 5 chữ số, thuộc tên các hàng của số tự nhiên trong phạm vi số có 6 chữ số. - GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- Số 100 000.
- HS lặp lại.
- HS đọc các số đã viết.
- Bạn nhận xét.
- HS lần lượt nêu.
- Bạn nhận xét.
- 1 chục = 10 đơn vị.
- 1 trăm = 10 chục.
- HS nêu.
- Các bạn nhận xét.
- HS nêu yêu cầu .
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Các số tròn chục nghìn .
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Là các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- HS kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- Từng nhóm đôi trao đổi ghi kết quả vào phiếu và treo lên bảng.
- HS khác nhận xét.
- Tính chu vi của các hình.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2.
- Đại diện nhóm treo bài tập đã giải lên bảng.
- HS nhóm khác nêu nhận xét.
- HS nêu: đây là tứ giác ABCD, ta lấy tổng độ dài các cạnh cộng lại:6+4+3+4 = 17 cm
- Đại diện tổ 3 nêu.
- Đại diện tổ 4 nêu.
- HS làm theo yêu cầu.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 2 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo) 
I.MỤC TIÊU: 
 Giúp HS :
- Ôn tập về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
- Ôn tập về so sánh các số đến 100 000.
- Ôn tập về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Luyện tập về các bài thống kê số liệu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV kẻ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra viết số có 5 chữ số.
+ GV đọc các số: 40 501; 81 955.
- Kiểm tra cách đọc số có 5 chữ số.
+ GV đưa bảng con có viết số có 5 chữ số, phân tích hàng của mỗi chữ số đó.
- GV nhận xét 
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 - Giờ học Toán hôm nay các em sẽ tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
* Hướng dẫn luyện tính nhẩm.
- Trò chơi “ chính tả toán” : Hoạt động cá nhân
+ GV đọc 5 phép tính, ghi kết quả ngay.
Bảy nghìn cộng hai nghìn.
Tám nghìn cộng bốn nghìn.
Sáu nghìn chia ba.
Năm nghìn nhân hai.
Mười nghìn chia năm.
+ Kiểm tra bảng con.
+ GV nhận xét trò chơi.
 * Thực hành luyện tập.
Bài 1:(SGK/4): Hoạt động cá nhân.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài.
- GV nhận xét, chốt ý bài tập 1
Bài 2:(SGK/4): Hoạt động cá nhân.
- Nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn , nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính.
- GV có thể yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện tínhcủa các phép tính vừa thực hiện.
Bài 3:(SGK/4): Hoạt động cả lớp
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Sau đó yêu cầu HS nêu cách so sánh của một cặp số trong bài: 4 327 > 3 742
- GV nhận xét và chốt ý: Khi so sánh cặp số cần chú ý:
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu hai số có số cữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng từ trái sang phải.
+ Nếu hai số có tất cả các hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
 Bài 4:(SGK/4): Hoạt động nhóm đôi
- Nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để tìm kết quả.
- GV hỏi : Vì sao em sắp xếp được như vậy ?
- GV nhận xét chung.
Bài 5 :(SGK/5): Hoạt động nhóm tổ
* Có thể giảm bớt câu b, c.
- Treo bảng số liệu ở bài tập lên bảng.
- Nêu yêu cầu đề bài.
- Các tổ thảo luận và giải với câu hỏi của bài tập.
- Đại diện nhóm nêu cách giải của bài toán.
- GV nhận xét bài làm của HS.
4.Củng cố:
- Muốn so sánh các số tự nhiên ta làm thế nào?
 5.Dặn dò:
- Về nhà làm bài 2a và hoàn thành bài 5 vào vở. Ôn cách đọc số có 6 chữ số( 100 000).
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp thực hiện.
- HS nghe viết vào bảng con.
- 3 HS đọc số và phân tích hàng của mỗi chữ số của sốđó.
- Bạn khác nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS tính nhẩm chỉ ghi kết quả vào bảng 
9 000
1 200
2 000
10 000
2 000
- HS giơ bảng.
- HS nêu.
- 8 HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm.
- Các bạn khác nhận xét.
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS lần lượt nêu phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- So sánh các số và điền dấu >, <, = .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS nêu cách so sánh.
- HS nêu.
- Nhóm đôi làm bài.
- HS dán 2 bài tập a, b lên bảng.
- HS khác nhận xét.
- HS nêu cách sắp xếp.
- HS quan sát và đọc bảng thống kê số liệu và nêu yêu cầu.
- Đại diện nhóm treo bài làm của nhóm ở bảng.
- HS nhận xét bài làm.
- HS giải thích.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 3 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU: 
 Giúp HS:
- Ôn luyện về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
- Luyện tính nhẩm, tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV nghiên cứu bài.
- HS: bảng con, phấn...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng làm các bài tập 2b SGK/4
- Muốn so sánh các số tự nhiên ta làm thế nào?
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
- GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 1:(SGK/5): Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào VBT.
 Bài 2 :(SGK/5): Hoạt động cá nhân
* Có thể giảm bớt cột a.
- Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề
- GV theo dõi HS làm bài.
- Nêu quy tắc thực hiện thứ tự các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- GV chốt ý cách đặt tính, tính của 4 phép tính trên.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:(SGK/5): Hoạt động nhóm đôi
- Gọi ... ả.
- 1 HS nêu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào phiếu.
- 2 HS dán kết quả, HS khác nhận xét.
- HS giải thích.
- 1 HS đọc kết quả.
- Các em thi đua tìm từ.
- HS khác cổ vũ.
- 1 HS đọc đề.
- Nhóm đôi thảo luận rồi ghi nhanh vào vở.
- Đại diện nhóm trình bày, bạn nhận xét.
- HS lần lượt giải thích.
- HS nêu.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng 
+ Muốn biết một số chia hết cho 9 ta căn cứ vào đâu ?
+ Muốn biết một sốcó chia hết cho 2 hay cho 5 , ta căn cứ vào chữ số nào?
- GV nhận xét 
3/ Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
- GV ghi tựa bài lên bảng .
- GV cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV giao nhiệm vụ cho HS : tự tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3.
- Cho HS thảo luận nhóm bắng cách nhẩm bảng nhân chia cho 3.
+ Nếu chia hết cho 3 thì xếp vào 1 cột bên trái đó.
+ Không chia hết cho 3 xếp vào một cột bên phải.
- GV cho HS nhận xét về dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
- GV ghi bảng cách xét tổng các chữ số của một vài số.
VD : Số 27 có tổng các chữ số là 2 + 7 = 9 , mà 9 chia hết cho 3. Số 15 có tổng các chữ số là 1 + 5 = 6 mà 6 chia hết cho 3 .
- Qua sự phân tích trên em có nhận xét gì về đặc điểm của cột bên trái này? 
- GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3 Trong SGK.
- Tiếp tục cho HS nhận xét ở cột bên phải Chẳng hạn số 52 có tổng các chữ số là 5 + 2 = 7 , mà 7 không chia hết cho 3 mà ( dư 1 )
Số 83 có tổng các chữ số là 8 + 3 = 11, mà 11 không chia hết cho 3 ( dư 2 ) .
- Qua sự phân tích trên em có nhận xét gì về đặc điểm của cột bên phải này? 
- GV chốt ý lại.
c) Luyện tập:
* Bài 1 : SGK/98 : Hoạt động nhóm.
- GV gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi để nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3 rồi làm bài vào vở, 2 HS làm vào phiếu học tập.
- Căn cứ vào dấu hiệu nào để em biết các số đó chia hết cho 3 ?
- GV thu bài chấm nhận xét.
* Bài 2 : SGK/98 : Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc đề 
- Cả lớp làm vào PHT .
- Để làm được bài tập này em vận dụng dấu hiệu gì ?
- GV thu PHT chấm nhận xét.
- GV chốt ý.
* Bài 3 : SGK/98 : Tổ chức trò chơi tiếp sức.
- Gọi HS đọc đề.
- Mỗi dãy 3 em lên thi đua nhau viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3.
- Tổ nào viết xong mà đúng trước thì nhóm đó thắng.
- GV nhận xét tuyên dương.
* Bài 4 : SGK/98 : Thảo luận nhóm 
+ Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
 56 Š ; 79 Š ; 2 Š 35.
- GV nhận xét tuyên dương.
4/ Củng cố:
- Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
5/ Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về làm lại toàn bộ vào vở ở nhà và chuẩn bị bài luyện tập.
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS lên bảng nêu.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng trả lới câu hỏi.
- HS nhắc lại.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi.
- Điều có tổng các chữ số chia hết cho 3.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét.
- HS nêu nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- Nhóm đôi thảo luận rồi ghi kết quả vào vở.
- HS chữa bài, bạn nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- 1 HS đọc đề.
- Cả lớp làm bài vào phiếu học tập. 2 HS làm bài vào phiếu khổ lớn.
- 1 HS đọc đề .
- 1 HS nêu cách làm .
- Hai dãy thi đua nhau .
- Lớp cổ vũ .
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV .
- Đại diện nhóm lên trình bày .
- 2 em nêu.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾT 88: LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2 các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5 , các số chia hết cho 9.
- Gọi HS lên bảng .
- Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải : Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- Căn cứ vào tổng các chữ số : dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9.
- GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới : 
a) Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài lên bảng .
* Bài tập 1: SGK/98 : Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3 và 9 để làm bài.
- Hãy giải thích cách làm của bài tập a, b ,c SGK/98.
- GV chốt ý đúng
- GV thu vở chấm nhận xét.
* Bài tập 2: SGK/98 : Hoạt động cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết chữ số thích hợp vào ô trống ở bài 2 a, b ,c. 3 HS làm bài vào phiếu.
- Hãy giải thích cách làm để biết kết quả bài tập 2a, b ,c .
- GV chốt ý đúng
- GV thu vở chấm nhận xét.
* Bài tập 3: SGK/98 : Hoạt động cá nhân
- Gọi HS đọc đề.
- HS tự làm bài rồi kiếm tra chéo cho nhau 
- Gọi HS giải thích cách lựa chọn Đ , S của mình.
- GV nhận xét chung.
* Bài tập 4: SGK/98 : Hoạt động nhóm.
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi với nội dung phần a, b SGK/98.
- 2 nhóm làm bài vào phiếu khổ lớn.
- Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
612 ; 621 ; 126 ; 162 ; 261 ; 216.
120 ; 102 ; 201 ; 210.
- GV thu bài chấm nhận xét.
4/ Củng cố : 
- Cho HS nêu lại nội dung ôn tập.
5/ Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS nêu.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài, 3 HS làm bài vào phiếu học tập.
- Dán kết quả và trình bày, bạn nhận xét.
- HS giải thích cách làm.
- HS đọc kết quả đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài, 3 HS làm bài vào phiếu học tập.
- Dán kết quả và trình bày, bạn nhận xét.
- HS giải thích cách làm.
- HS đọc kết quả đúng.
- 1 HS đọc.
- Lớp làm PHT.
- 1 HS đọc đề.
- Nhóm đôi thảo luận để có kết quả như yêu cầu đề bài rồi ghi nhanh kết quả vào vở.
- Dán kết quả, trình bày.
- Bạn nhận xét.
- HS nêu.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾT 89: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU: 
 Giúp HS : 
- Củng cố vế các dấu hiệu chia hết cho 2.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải toán.
II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 , 3, 5, 9. Cho ví dụ minh hoạ ?
- GV nhận xét chung.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
- Trong giờ học này ,các em sẽ tiếp tục luyện tập về các dấu hiệu chia hết và vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải bài toán .
b/ Hướng dẫn luyện tập .
* Bài 1: SGK/99 : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên phiếu học tập.
- Gọi HS giải thích cách làm
- GV nhận xét chung và chốt ý
* Bài 2 ù: SGK/99 : Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc đề bài và làm bài.
- Yêu cầu vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 để làm bài.
- Giải thích cách làm bài tập 2a. 
- Giải thích cách làm bài tập 2b.
- Dấu hiệu nào nhận biếtsố đó chia hết cho cả 2, 3, 5, 9 ?
- GV chốt ý
* Bài 3 ù: SGK/99 : Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài ,HS cả lớp làm bài vào vở .
- Yêu cầu HS giải thích cách làm vì sao lại chọn những chữ số đó ?
- GV chốt ý đúng.
* Bài 3 ù: SGK/99 : Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cách tính giá trị của biểu thức.
- Gọi HS giải thích cách làm? 
- GV nhận xét và chốt ý.
* Bài 5 ù: SGK/99 : Hoạt động nhóm
- GV gọi 1 HS đọc bài trước lớp 
- Em hiểu câu xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa , không thiếu bạn nào như thế nào ?
- Yêu cầu thảo luận nhóm bàn tìm số HS của lớp cần vận dụng tính chất chia hết cho 3 và 5.
- GV chốt ý đúng.
4/ Củng cố –dặn dò :
- GV tổng kết giờ học ,dặn dò HS vế nhà làm các bài tập, ôn lại các dạng đểtiết sau kiểm tra học kì I.
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS lên bảng nêu.
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên phiếu.
- Dán phiếu trình bày.
- HS giải thích cách làm.
- 1 HS đọc bài.
- Cả lớp làm bài, 3 HS làm bài trên phiếu.
- Dán kết quả, bạn nhận xét.
- HS nêu cách làm : số chia hết cho cả 2 và 5 thì có chữ số 0 tận cùng.
- Số chia hết cho cả 2 và 3 cần xét số chia hết cho 2 trước ( số chẵn). Sau đó xét tiếp số chia hết cho 3 ( tính tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3)
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề.
- 4 HS lên bảng làm bài ,HS cả lớp làm bài tập vào vở .
- 1 HS đọc đề.
- Nhóm đôi thảo luận về thứ tự thực hiện tính giá trị biểu thức
- Cả lớp giải bài vào vở.
- 2 nhóm dán kết quả.
- HS lần lượt giải thích.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề.
- Là số đó chia hết cho và 3 và 5
- HS thảo luận nhóm bàn tìm số HS của lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 90 : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I
 ĐỀ DO BAN CHUYÊN MÔN TRƯỜNG RA.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN 4 HOC KI I.doc