Giáo án Toán 4 - Tiết: Ki - Lô - mét vuông

Giáo án Toán 4 - Tiết: Ki - Lô - mét vuông

I. Mục tiêu :

- Ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích

- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển.

- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1 Giới thiệu bài

3.2 Giới thiệu ki – lô - mét vuông

 

doc 4 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 3320Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Tiết: Ki - Lô - mét vuông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN:
TIẾT: Ki - lô - mét vuông 
I. Mục tiêu :
- Ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích 
- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. 
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Giới thiệu ki – lô - mét vuông
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh
- Học sinh quan sát
Diện tích thủ đô Hà Nội (theo số liệu năm 2002) là 921 km2 
Để đo diện tích lớn như diện tích một thành phố, một khu rừng hay một vùng biển người ta thường dùng đơn vị : ki-lô-mét vuông 
Ki-lô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km
- Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông.
- Đọc là : ki - lô - met vuông.
- Viết là : km2 
- 1 ki-lô-mét bằng bao nhiêu mét ?
- Tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.
- Vậy 1 ki-lô-mét vuông bằng bao nhiêu mét vuông ?
3.3 Luyện tập thực hành
Bài tập 1 (Tr. 100)
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Viết số hoặc chữ vào ô trống.
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK.
- Gọi HS lên bảng điền kết quả 
- Một HS lên bảng viết và đọc các số đo có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông:
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn 
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì?
- Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông. 
Bài tập 2 (Tr. 100)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 - Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Nhận xét, ghi điểm bài làm học sinh.
Bài tập 3 (Tr. 100)
- Gọi HS nêu đề bài. Cả lớp làm vào vở bài tập. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét bài HS. 
Giải:
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 ´ 2 = 6 (km2).
 Đáp số: 6 km2.
Bài tập 4 (Tr. 100)
 - HS đọc đề bài, suy nghĩ tự làm bài.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ về từng số đo rồi ước lượng với diện tích thực te để chọn lời giải đúng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Dặn về nhà học bài và làm bài.
TOÁN
TIẾT Hình bình hành 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Giúp HS thêm hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác.
- Bộ đồ dạy - học toán 4. 
- Giấy kẻ ô li.
III. Hoạt động trên lớp:
1. KIểm tra bài cũ
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài 
2.2 Giới thiệu hình bình hành
- Giáo viên cho học sinh sát các hình bình hành bằng bìa đã chuyaản bị và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD
2.3 Đặc điểm của hình bình hành
- Yêu cầu học sinh quan sát hình bình hành ABCD
* Tìm các cặp cạnh song song
Hình bình hành ABCD có: 
 Cạnh AB song song với cạnh DC
 Cạnh AD song song với cạnh BC
* Nhận xét về độ dài các cặp cạnh song song
(HS lên bảng đo các cặp cạnh đối diện, ở lớp đọc hình bình hành trong sách giáo khoa và đưa ra nhận xét).
 AB = DC
 AD = BC
- Giáo vên giới thiệu
Trong hình bình hành:
AB và DC là hai cạnh đối diện
AD và BC là hai cạnh đối diện
- Hình bình hành có các cặp cạnh đối diện như thế nào?
Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
+ Yêu cầu nêu ví dụ về các đồ vật có dạng hình bình hành có trong thực tế cuộc sống.
- HS nêu một số ví dụ
2.4 Luyện tập
Bài tập 1 Tr.102
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong SGK và chỉ rõ đâu là hình bình hành
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành? 
- Các hình 1, 2, 5 là các hình bình hành. 
- VÌ sao em khẳng định - Các hình 1, 2, 5 là các hình bình hành ? 
- Vì các hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì?
- Củng cố biểu tượng về hình bình hành.
Bài tập 2 Tr.102
- Vẽ 2 hình như SGK lên bảng.
Cho biết trong hình tứ giác ABCD: 
AB và DC là hai cạnh đối diện.
 AD và BC là hai cạnh đối diện.
- Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ, trong hai hình đó hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?
- Hình MNPQ có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
Bài tập 3 Tr.103
- Gọi học sinh nêu đề bài 
- Yêu cầu cả lớp vẽ vào vở.
- HS lên bảng vẽ thêm các đoạn thẳng để có các hình bình hành hoàn chỉnh.
- Giáo viên nhận xét bài học sinh. 
3. Củng cố : Chọn ý đúng Đặc điểm của hình bình hành
a. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song
Đặc điểm của hình bình hành
b. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
b. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
c. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song và bốn cạnh bằng nhau
d. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau, có bốn góc vuông
4. Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học.
 -------------------- ------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • dockilomet vuong hinh binh hanh.doc