TOÁN : MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU
Tuần 12
Tiết 57
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
- Áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 56.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số và áp dụng tính chất này để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
TOÁN : MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU Tuần 12 Tiết 57 I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số. - Áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 56. - Nhận xét và cho điểm HS. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số và áp dụng tính chất này để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. - Lắng nghe. 2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. - GV viết lên bảng hai biểu thức. 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5 - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. 3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6 3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6 - Vậy giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau. Ta có : 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5 3. Qui tắc một số nhân với một hiệu. - Chỉ vào biểu thức 3 x (7 - 5) nêu : 4 là một số, (7-5) là một hiệu. Vậy biểu thức 3 x (7 - 5) có dạng tích của một số nhân với một hiệu. - Chỉ vào biểu thức 3 x 7 - 3 x 5 nêu : Tích 3 x 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số bị trừ của hiệu (7-5). Tích thứ hai 3 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số trừ của hiệu (7-5). Vậy biểu thức 3 x 7 - 3 x 5 chính là hiệu của tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) với số bị trừ của hiệu (7-5) trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu (7-5). - Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu chúng ta làm thế nào ? - Chúng ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau. - Gọi số đó là a, hiệu là (b-c) viết biểu thức a nhân với hiệu (b-c). - HS viết : a x (b - c). - Vậy ta có : a x (b - c) = a x b - a x c. - Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một hiệu. - Vài em nêu. 4. Luyện tập thực hành * Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT. - Nhận xét, cho điểm HS. * Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính. - Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT. - Nhận xét và cho điểm HS. * Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT. Bài giải Số giá để trứng còn lại sau khi bán là : 40 - 10 = 30 (giá) Số quả trứng còn lại là : 175 x 30 = 5250 (quả) ĐS : 5250 quả. - HS suy nghĩ làm cách còn lại. - Yêu cầu HS nhận xét hai cách làm và rút ra cách làm thuận tiện. * Bài 4 - Gọi HS đọc đề bài toán. - Tính giá trị của hai biểu thức trong bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT. - Yêu cầu HS nêu và ghi nhớ qui tắc nhân một hiệu với một số. - Nhận xét và cho điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS nêu lại tính chất nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số. - 1-2 em. - Nhận xét tiết học. Bài sau : Luyện tập
Tài liệu đính kèm: