I - Mục tiêu :
-Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
-Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
BT cần làm : Bài1, 2, 3, 4 (a, b).
II - Đồ dùng dạy học :
Bảng phóng to tranh vẽ (trang 8)
Bảng từ , các tấm thẻ có ghi 100 000, 10 000, 1 000, 100, 10, 1
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động :
2. Bài cũ :
GV yêu cầu HS sửa bài
GV nhận xét
Toán Tiết 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ (Tr. 8) I - Mục tiêu : -Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. -Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số. BT cần làm : Bài1, 2, 3, 4 (a, b). II - Đồ dùng dạy học : Bảng phóng to tranh vẽ (trang 8) Bảng từ , các tấm thẻ có ghi 100 000, 10 000, 1 000, 100, 10, 1 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : GV yêu cầu HS sửa bài GV nhận xét 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi tựa bài. Hoạt động 1 : Số có sáu chữ số a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. GV treo tranh phóng to trang 8 Yêu cầu HS nêu quan hệ liền kề giữa đơn vị các hàng liền kề. b. Giới thiệu hàng trăm nghìn GV giới thiệu : 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 1 trăm nghìn viết là 100 000 (có 1 số 1 & sau đó là 5 số 0) c. Viết & đọc các số có 6 chữ số GV treo bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn Sau đó gắn các tấm 100 000, 1000, . 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm : có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn,. Bao nhiêu đơn vị ? GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng, hình thành số 432516 Số này gồm có mấy chữ số ? GV yêu cầu HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu đơn vị GV hướng dẫn HS viết số & đọc số. Lưu ý : Trong bài này chưa đề cập đến các số có chữ số 0. GV viết số, yêu cầu HS lấy các tấm 100 000, 10 000, ., 1 gắn vào các cột tương ứng trên bảng Hoạt động 2 : Thực hành Bài tập 1 : GV cho HS phân tích mẫu, HS nêu kết quả cần thiết vào ô trống 523453, cả lớp đọc số 523453 Bài tập 2 : HS tự làm sau đó thống nhất kết quả. Bài tập 3 : GV cho HS đọc các số. Bài tập 4 : Làm câu a, b ; câu c, d Y/c HS khá, giỏi làm thêm. GV cho HS viết các số tương ứng vào vở. HS nêu HS nhận xét HS nhắc lại HS xác định Sáu chữ số HS xác định HS thực hiện, HS cũng có thể tự nêu số có sáu chữ số sau đó đọc số vừa nêu HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS đọc số HS làm bài HS sửa bài 4. Củng cố - Dặn dò : GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chính tả toán” Cách chơi : GV đọc các số có bốn, năm, sáu chữ số. HS viết số tương ứng vào vở. Chuẩn bị bài : Luyện tập Làm bài trong VBT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Toán Tiết 7 : LUYỆN TẬP (Tr. 10) I - Mục tiêu : -Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số . BT cần làm : Bài 1, 2, 3 (a, b, c) ,4 (a, b). II - Đồ dùng dạy học : Bảng cài, các tấm ghi các chữ số (bảng từ) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động : 2. Bài cũ : GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi tựa bài. Hoạt động 1 : Ôn lại các hàng GV cho HS ôn lại các hàng đã học, mối quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. GV viết số : 825 713, yêu cầu HS xác định các hàng & chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào (Ví dụ : chữ số 3 thuộc hàng đơn vị, chữ số 1 thuộc hàng chục ) GV cho HS đọc thêm một vài số khác. Hoạt động 2 : Thực hành Bài tập 1 : GV yêu cầu HS tự làm Bài tập 2 : GV cho HS đọc các số GV cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho. Bài tập 3 : Làm câu a, b, c ; các câu còn lại Y/c HS khá, giỏi làm thêm. GV cho HS tự làm. Sau đó cho vài HS lên bảng ghi số của mình Bài tập 4 : Làm câu a, b ; các câu còn lại Y/c HS khá, giỏi làm thêm. GV cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số, tự viết các số . Sau đó thống nhất kết quả. HS nêu HS xác định HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS nhận xét. HS làm bài HS nhận xét HS làm bài HS nhận xét 4. Củng cố - Dặn dò : Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Hàng & lớp Làm bài trong VBT. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Toán Tiết 8 : HÀNG VÀ LỚP (Tr. 11) I - Mục tiêu : -Biết được các hàng trong lớp đơn vị lớp nghìn -Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng số đó trong mỗi số. -Biết viết số thành tổng theo hàng. BT cần làm : Bài 1, 2, 3. II - Đồ dùng dạy học : Một bảng phụ đã kẻ sẵn như phần đầu bài học (chưa viết số.) III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi tựa bài. Hoạt động 1 : Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn. Yêu cầu HS nêu tên các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, GV viết vào bảng phụ. GV giới thiệu : cứ ba lập thành một hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm thành lớp đơn vị; tên của lớp chính là tên của hàng cuối cùng trong lớp. Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thành lớp gì ? Yêu cầu vài HS nhắc lại. GV đưa bảng phụ, viết số 321 vào cột số rồi yêu cầu HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng & nêu lại Tiến hành tương tự như vậy đối với các số 654 000, 654 321. GV lưu ý : khi viết các số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ phải sang trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút. Hoạt động 2 : Thực hành Bài tập 1 : GV yêu cầu HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK GV cho HS nêu kết quả còn lại. Bài tập 2 : GV viết số 46 307 lên bảng. Chỉ lần lượt vào các chữ số 7,0,3,6,4 yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng. Cho HS nêu : Trong số 46 307, chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. HS làm tiếp các ý còn lại. GV cho HS xác định hàng và lớp của chữ số 7 (ví dụ số 960 783 chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700). HS làm tương tự. Bài tập 3 : HS làm theo mẫu Bài tập 4 : Y/c HS khá, giỏi làm thêm. Yêu cầu HS tự làm Bài tập 5 : Y/c HS khá, giỏi làm thêm. HS quan sát mẫu và tự làm. Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. HS nghe & nhắc lại Hàng nghìn Vài HS nhắc lại HS thực hiện & nêu : chữ số 1 viết ở cột ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ở cột ghi hàng chục, chữ số 3 ở cột ghi hàng trăm. HS phân tích và nêu kết quả. HS làm bài HS sửa bài HS thực hiện HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài 4. Củng cố - Dặn dò : Thi đua viết số có sáu chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó. Chuẩn bị bài : So sánh số có nhiều chữ số. Làm bài trong VBT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Toán Tiết 9 : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ (Tr. 12) I - Mục tiêu : -So sánh được các số có nhiều chữ số . -Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. BT cần làm : Bài 1, 2, 3. II - Đồ dùng dạy học : III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Hàng và lớp GV yêu cầu HS sửa bài GV nhận xét 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài. Hoạt động 1 : So sánh các số có nhiều chữ số. a.So sánh 99 578 và 100 000 GV viết lên bảng 99 578 . 100 000, yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó GV chốt : căn cứ vào số chữ số của hai số đó : số 99 578 có năm chữ số, số 100 000 có sáu chữ số, 5 99 578. Yêu cầu HS nêu lại nhận xét chung : trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn. b. So sánh 693 251 và 693 500 GV viết bảng : 693 251 693 500 Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó. GV chốt : hai số này có số chữ số đều bằng nhau là sáu chữ số, ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, vì cặp chữ số ở hàng trăm nghìn bằng nhau (đều là 6) nên ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng chục nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 9), ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng nghìn, cặp số này cũng bằng nhau (đều là 3), ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng trăm, ta thấy 2 < 5 nên 693 251 < 693 500 hay 693 251 > 693 500 GV yêu cầu vài HS nhắc lại nhận xét chung : khi so sánh hai số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái (hàng cao nhất của số), nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo Hoạt động 2 : Thực hành Bài tập 1 : GV hướng dẫn HS rút ra kinh nghiệm khi so sánh hai số bất kì : trước hết xem xét hai số đó có số chữ số như thế nào : nếu số chữ số của hai số đó không bằng nhau thì số nào có nhiều chữ số hơn sẽ lớn hơn. Nếu số các chữ số của chúng bằng nhau thì ta sẽ so sánh từng cặp chữ số, bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái của hai số đó. Yêu cầu HS tự làm bài & giải thích lại tại sao lại chọn dấu đó. Bài tập 2 : Yêu cầu HS nêu lại đầu bài. GV nhấn mạnh để HS nhớ là cần ghi vào bảng số lớn nhật trong bốn số đã cho (tránh cho HS sai lầm là chỉ so sánh hai số với nhau Yêu cầu HS tự làm bài, giải thích tại sao lại chọn số đó. Bài tập 3 : GV cho HS nêu cách làm. (Tìm số nhỏ nhất tách riêng ra sau đó cứ thế làm tiếp tục.) Bài tập 4 : Y/c HS khá, giỏi làm thêm. Yêu cầu HS quan sát phát hiện số lớn nhất, số bé nhất bằng cách nêu số cụ thể, không phải lí luận. HS điền dấu & tự nêu HS nhắc lại Vài HS nhắc lại HS điền dấu & tự nêu cách giải thích HS nhắc lại Vài HS nhắc lại HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài 4. Củng cố - Dặn dò : GV treo lên bảng hai tờ giấy lớn trong đó có ghi các số để so sánh. Chia lớp thành hai đội nam & nữ, thi đua so sánh số. Chuẩn bị bài : Triệu & lớp triệu Làm bài trong VBT. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Toán TIẾT 10 : TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tr. 13) I - Mục tiêu : -Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. -Biết các số đến lớp triệu. BT cần làm : Bài 1, 2, 3 (cột 2). II - Đồ dùng dạy học : Bảng phụ có kẻ sẵn khung như SGK (chưa viết số, chưa có chữ lớp triệu). Bảng con. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : So sánh số có nhiều chữ số. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi tựa bài. Hoạt động 1 : Giới thiệu lớp triệu gồm có hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn : 1 000 000 GV giới thiệu với cả lớp : mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết là (GV đóng khung số 1 000 000 đang có sẵn trên bảng) Yêu cầu HS đếm xem một triệu có tất cả mấy chữ số, trong đó có mấy chữ số 0 ? GV giới thiệu tiếp : 10 triệu còn gọi là một chục triệu, yêu cầu HS tự viết vào bảng con số mười triệu. GV nêu tiếp : mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, yêu cầu HS tự viết vào bảng con số một trăm triệu. GV yêu cầu HS nhắc lại ba hàng mới được học. Ba hàng này lập thành một lớp mới, đọc tên lớp đó ? GV cho HS thi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn. Hoạt động 2 : Thực hành Bài tập 1 : GV Cho HS đếm thêm 1triệu.Sau đó mở rộng đếm thêm 10 triệu và đếm thêm 100 triệu. Bài tập 2 : HS quan sát mẫu sau đó tự làm. Bài tập 3 : Làm cột 2 ; cột 1 Y/c HS khá, giỏi làm thêm. Cho HS lên bảng làm một ý : đọc rồi viết số đó, đếm các chữ số 0, HS làm tiếp các ý còn lại. Bài tập 4 : Y/c HS khá, giỏi làm thêm. GV cho HS phân tích mẫu. GV lưu ý HS nếu viết số ba trăm mười hai triệu, ta viết 312 sau đó thêm 6 chữ số 0 tiếp theo. HS viết HS đọc : một triệu Có 7 chữ số, có 6 chữ số 0 HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số. Vài HS đếm . HS sửa bài HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài 4. Củng cố - Dặn dò : Thi đua viết số có sáu, bảy, tám, chín chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó. Chuẩn bị bài : Triệu & lớp triệu (tt) Làm bài trong VBT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: