Giáo án Toán Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp)

Giáo án Toán Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp)

Tiết 86: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

A.MỤC TIÊU

Giúp học sinh :

- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác

- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải các bài toán

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Hai hình tam giác trong bộ đồ dùng cho môn toán

- HS: Hai tam giác nhỏ trong bộ đồ dùng

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH

1.Khởi động + Kiểm tra

- GV kiểm tra VBT của một số học sinh

2. Dạy học bài mới

* Hoạt động 1 : Cắt ghép hình và so sánh các yếu tố trong hình ghép được

MT : HS cắt và ghép hai hình tam giác bằng nhau thành một HCN và so sánh được các yếu tố của hình.

- HS làm việc với đồ dùng học tập

- GV ghép hai hình tam giác thành một HCN trên bảng

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai, ngày 31 tháng 12 năm 2007
TOÁN
Tiết 86: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
A.MỤC TIÊU
Giúp học sinh :
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải các bài toán
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Hai hình tam giác trong bộ đồ dùng cho môn toán
- HS: Hai tam giác nhỏ trong bộ đồ dùng
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
1.Khởi động + Kiểm tra
- GV kiểm tra VBT của một số học sinh
2. Dạy học bài mới
* Hoạt động 1 : Cắt ghép hình và so sánh các yếu tố trong hình ghép được
MT : HS cắt và ghép hai hình tam giác bằng nhau thành một HCN và so sánh được các yếu tố của hình.
- HS làm việc với đồ dùng học tập
- GV ghép hai hình tam giác thành một HCN trên bảng
1 2
 A E B 
 D H C
- So sánh chiều dài của HCN và độ dài đáy của tam giác .
- So sánh chiều rộng cua HCN với chiều cao của hình tam giác.
- So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD và hình tam giác EDC
- GV ghi bảng : 
CD hình chữ nhật = Cạnh đáy tam giác
CR hình chữ nhật = Chiều cao tam giác
Diện tích HCN = 2 lần diện tích tam giác
- Em hãy nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật trên
- HS nêu, GV nhận xét và ghi bảng :
Diện tích HCN là : DC X AD
- Vậy diện tích hình tam giác sẽ tính như thế nào ?
- HS nêu, GV hướng dẫn nhận xét và ghi bảng :
Diện tích hình tam giác là : DC X AD : 2
- GV nêu : Ở trên chúng ta đã biết : DC = Cạnh đáy tam giác
 AD = Chiều cao tam giác
Vậy nếu ta gọi cạnh đáy của tam giác là a , chiều cao của tam giác là h và diện tích hình tam giác là S thì diện tích hình tam giác sẽ được tính như thế nào ?
- Học sinh nêu , GV hướng dẫn nhận xét và ghi bảng 
 S = a x h : 2
- Muốn tính diện tích của tam giác ta làm thế nào ?
- GV hướng dẫn nhận xét chốt ý như SGK
- Vài học sinh nhắc lại
* Hoạt động 2 : Luyện tập , thực hành
MT : HS biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải các bài tập
* Bài tập 1 :
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh áp dụng quy tắc làm bài vào bảng con
- Hai học sinh làm trên bảng lớp
- Hướng dẫn nhận xét chữa bài
- Đáp số : a. 24 cm , b. 1,38 dm
* Bài 2 :
- Học sinh làm vào vở
- GV lưu ý học sinh đổi về cùng một đơn vị đo trước khi áp dụng công thức
- Hai HS làm tren bảng
- GV chấm một số bài
- Hướng dẫn nhận xét, chữa bài
- Đáp số : a. 6m b. 110,5m
 Củng cố - Dặn dò
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thề nào ?
- Học thuộc quy tắc và công thức tính
- Hoàn thành các bài trong VBT
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
Thứ ba, ngày 1 tháng 1 năm 2008
TOÁN
Tiết 87: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
Giúp học sinh :
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích của hình tam giác .
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó .
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
1. Khởi động + Kiểm tra
- 3 học sinh chữa bài tập 2 trong VBT
- GV nhận xét ghi điểm
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 :
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
- Học sinh lần lượt làm vào bảng con.
- Hai học sinh làm trên bảng.
- GV hướng dẫn nhận xét chữa bài.
- Đáp số : a. 183 dm ; b.4,24 m
* Bài 2 : 
- GV vẽ hai hình tam giác như SGK lên bảng
- Học sinh làm miệng
- GV giới thiệu tam giác vuông và các đặc điểm của tam giác vuông.
* Bài tập 3 :
- Học sinh nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn phần a :
+ Nêu cách tính diện tích của tam giác.
+ Muốn tính diện tích của tam giác vuông ta làm thế nào ?
+ Học sinh tính và nêu kết quả
+ GV hướng dẫn nhận xét.
- Học sinh làm phần b và vở
- Một học sinh làm trên bảng
- GV hướng dẫn nhận xét, chữa bài
* Bài tập 4 :
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm bài toán
- Một học sinh đọc trước lớp
- Học sinh tiến hành đo các cạnh theo yêu cầu của bài
- Vài học sinh báo cáo kết quả đo
- GV hướng dẫn nhận xét, thống nhất số liệu đo : 
+ 4a : AB = DC = 4cm ; AD = BC = 3 cm
+ 4b : MN = QP = 4 cm ; MQ = NP = 3 cm ; ME = 1 cm ; EN = 3 cm
- Học sinh tính diện tích các hình theo các số liệu đã thống nhất
- Hai học sinh chữa bài trên bảng lớp
- GV hướng dẫn nhận xét , chữa bài
 Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác vuông
- Hoàn thành các bài trong VBT
* Bài tập cho HSG :
Cho hình tam giác ABC có góc A vuông, AB = 30 cm , AC = 45 cm. M là một điểm nằm trên cạnh AB sao cho AM = 20 cm . Từ M kẻ đường thẳng song song với BC cắt AC tại N . Tính diện tích tam giác AMN.
 B
 M N 
 30 cm 
 A 45 cm C
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
Thứ tư, ngày 2 tháng 1 năm 2008
TOÁN
Tiết 88: LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU
Giúp học sinh ôn tập về :
- Các hàng của số thập phân và giá trị theo hàng của các chữ số trong STP.
- Tỷ số phần trăm của hai số.
- Đổi đơn vị đo khối lượng
- Thực hiện phép tính cộng , trừ, nhân, chia, số thập phân .
- Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- Giải bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác
- So sánh các số thập phân
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập như SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động 1 : Tổ chức cho học sinh tự làm bài
- GV phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập
- HS làm bài trên phiếu
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn chữa bài 
+ Phần 1 : HS đọc đáp án mình đã chọn
- GV hướng dẫn nhận xét chốt ý
- Đáp án : 1B 2C 3C
+ Phần 2 : 
- 4 học sinh chữa bài trên bảng
- GV hướng dẫn nhận xét chữa bài
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự đánh giá
+ Phần 1 : Đúng mỗi bài được 1 điểm
+ Phần 2 : 
- Bài 1 : 4 điểm ( Mỗi ý 1 điểm )
- Bài 2 : 1 điểm (Đúng mỗi ý được 0,5 điểm )
- Bài 3 : 1,5 điểm ( Mỗi câu lời giải và phép tính đúng được 0,5 điểm )
- Bài 4 : 0,5 điểm 
 Củng cố - Dặn dò
Nhắc học sinh ôn tập tốt để chuẩm bị cho KTĐK cuối kì I
Thứ năm, ngày 3 tháng 1 năm 2008
TOÁN
Tiết 89: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT TIẾT 6
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn tập tổng hợp để chuẩn bị cho thi học kì.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
1.Khởi động : Trò chơi Thụt thò
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hướng dẫn ôn tập kiến thức.
- Một học sinh đọc toàn bài tập 2.
- HS đọc câu hỏi 1.
- Em hiểu thế nào là biên cương ? ( Bờ cõi biên giới)
- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài tìm từ đồng nghĩa với từ biên cương và ghi vào bảng con. ( Biên giới).
- Em hiểu biên giới là nơi như thế nào? ( Chỗ giáp giới giữa hai nước)
- Một học sinh đọc khổ thơ 1.
- GV yêu cầu đọc, trao đổi với bạn bên cạnh và trả lời câu 2. ( Nghĩa chuyển)
- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời câu 3. ( em, ta )
- GV nêu yêu cầu câu 4 : 
+ GV hướng dẫn làm mẫu : 1 HS giỏi làm mẫu .( Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang./ Trên những thửa ruộng bậc thang, sóng lúa nhấp nhô như sóng biển vỗ nhẹ xô đến tận chân mây.)
+ HS viết bài.Một vài em viết vào bảng phụ
- HS nối tiếp nhau đọc câu văn mình viết.
- GV hướng dẫn nhận xét bài.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- NHắc học sinh viết lại câu văn nếu chưa đạt, hoặc viết lại cho hay hơn.
Thứ sáu, ngày 4 tháng 1 năm 2007
TOÁN
Tiết 90 : HÌNH THANG
A. MỤC TIÊU
Giúp học sinh : 
- Hình thành được biểu tượng về hình thang
- Nhận biết được một số đặc điểm về hình thang , phân biệt được hình thang với một số hình đã học .
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về hình thang
MT : HS có biểu tượng về hình thang
- HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK
- GV giới thiệu hình ảnh hình thang
- HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình vẽ trên bảng.
* Hoạt động 2 : Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
MT : HS nhận biết được một số đặc điểm của hình thang
-GV yêu cầu học sinh quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ trả lời các câu hỏi :
+ Hình thang có mấy cạnh ?
+ Những cạnh nào song song với nhau ?
- GV kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song . Hai cạnh song song này gọi là hai cạnh đáy, hai cạnh còn lại là hai cạnh bên.
- GV yêu cầu HS quan sát hình thang trong SGK (ở dưới)
+ Hãy chỉ đường cao của hình thang và chiều cao của hình thang (độ dài chiều cao)
+ Em có nhận xét gì về quan hệ của đường cao với hai cạnh đáy của hình thang?
- Hình thang có những đặc điểm gì ?
- GV tổng kết lại các đặc điểm của hình thang .
- Vài học sinh lên bảng chỉ và nói các đặc điểm của hình thang.
* Hoạt động 3 : Thực hành
MT : HS nhận diện được các hình thang
* Bài tập 1 :
- Học sinh thảo luận nhó đôi hoàn thành bài tập
- Một số học sinh nêu kết quả 
- GV hướng dẫn nhận xét chốt ý
- Đáp án : Các hình 1-2-4-5-6
- Tại sao em cho rằng hình 3 không phải là hình thang ?
* Bài tập 2 : 
- Học sinh tự làm bài
- Vài học sinh đọc kết quả
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét
* Bài tập 3 :
- Học sinh tự làm 
- Hai học sinh vẽ trên bảng
- GV hướng dẫn nhận xét
* Bài tập 4 : 
- GV vẽ hình lên bảng
- Học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi tronh bài tập 
- GV giới thiệu hình thang vuông và các đặc điểm của hình thang vuông.
- Vài học sinh nhắc lại.
 Củng cố - Dặn dò
- Thi ghép hình thang : Các nhóm sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc các thanh thẳng trong mô hình lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép các hình thang . Trong cùng một thpời gian nhóm nào lắp được nhiều và chính xác là thắng cuộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_khoi_4_tuan_18_ban_dep.doc