I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác về từng phút).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đồng hồ thật (loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài).
Mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có các vạch chia phút).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Đọc các số La Mã sau: VII ; IX ; VIII ; XII.
- Viết các số La Mã sau: 7; 11; 4; 6.
- Nhận xét bài cũ.
Toán Tiết 120 THỰC HÀNH XEM ĐỔNG HỒ I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). - Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác về từng phút). II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đồng hồ thật (loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài). Mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có các vạch chia phút). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A.KIỂM TRA BÀI CŨ - Đọc các số La Mã sau: VII ; IX ; VIII ; XII. - Viết các số La Mã sau: 7; 11; 4; 6. - Nhận xét bài cũ. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: THỰC HÀNH XEM ĐỔNG HỒ HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Ôn tập về thời gian. - Một ngày có bao nhiêu giờ, bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào? - Một giờ có bao nhiêu phút? Hướng dẫn xem đồng hồ. - Quay kim đến 6 giờ 10 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Yêu cầu HS nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. - Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ hai sau đó xác định vị trí kim ngắn và kim dài. * Giảng: Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít như vậy là hơn 6 giờ. Kim dài ở vách thứ ba sau số hai (tính theo chiều quay của kim đồng hồ). Như vậy tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. - Yêu cầu HS nêu lại vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ kém 56 phút. - Hướng dẫn HS đọc các giờ trên các mặt đồng hồ ở phần bài học . * Giảng: Trong thực tế chúng ta thường có hai cách đọc giờ, đọc giờ hơn và đọc giờ kém. + Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa quá số 6, tính theo chiều quay của kim, ví dụ như 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút . . . + Khi kim phút chỉ quá số 6 (từ số 7 đến số 11) ta gọi là giờ kém, ví dụ như 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, 10 giờ kém 5 phút . . . Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu của bài tập là gì? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để làm bài tập. - Chữa bài: + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + Vì sao em biết đồng hồ A đang chỉ 2 giờ 9 phút? - Nhận xét và cho điểm HS. - Tiến hành tương tự với các phần còn lại. Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài trên mô hình cá nhân. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: - Đồng hồ A chỉ mấy giờ? - Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồng hồ A. - Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài tập. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. - Một ngày có 24 giờ, một ngày bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Một giờ có 60 phút. - Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. - Kim giờ chỉ qua số 6, kim phút chỉ ở số 2. - HS quan sát và nêu: + Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít. + Kim dài ở vạch thứ ba sau số hai. - Theo dõi. - HS quan sát đồng hồ thứ ba và nêu: + Kim giờ chỉ gần số 7, kim phút chỉ ở vạch thứ nhất của số 11. - HS Đọc theo yêu cầu của GV. - Theo dõi và ghi nhớ. - Nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - 2 giờ 9 phút. -Vì kim giờ chỉ qua số 2 một chút, kim phút chỉ ở vạch thứ tư của số 1. - 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - 7 giờ 55 phút hay 8 giờ kém 5 phút. - 7 giờ 55 phút. - Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Đồng hồ B ứng với câu: 3 giờ 27 phút. - Đồng hồ C ứng với câu: 1 giờ kém 16 phút. - Đồng hồ D ứng với câu: 9 giờ 19 phút. - Đồng hồ E ứng với câu: 5 giờ kém 23 phút. - Đồng hồ G ứng với câu: 12 giờ rưỡi. - Đồng hồ H ứng với câu: 8 giờ 50 phút. - Đồng hồ I ứng với câu: 10 giờ 8 phút. IV CỦNG CỐ- DẶN DÒ - GV quay mô hình đồng hồ và yêu cầu HS đọc giờ theo yêu cầu của GV. - GV đọc giờ yêu cầu HS quay mô hình đồng hồ. - Về nhà làm bài tập 2 trên mô hình đồng hồ. - Chuẩn bị bài: Thực hành xem đồng hồ (tt). - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: