Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 69: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số - Năm học 2004-2005

Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 69: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số - Năm học 2004-2005

I. MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh:

 - Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

 - Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán có liên quan đến phép chia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 SGK, phấn.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi học sinh đọc bảng chia 9

 HS lên bảng làm bài tập 3/69.

 Chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1735Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 69: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 69	 Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2004
 Toán
 	 CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
 - Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán có liên quan đến phép chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi học sinh đọc bảng chia 9
	 HS lên bảng làm bài tập 3/69.
	 Chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1 
 2
Hướng dẫn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 72 : 3
- Viết lên bảng phép tính 72 : 3 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính sau đó nhắc lại để học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu học sinh cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học trong SGK.
- Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị.
- 7 chia 3 bằng mấy?
- Viết 2 vào đâu?
- Sau khi tìm được thương lần 1, ta tìm số dư của lần 1 bằng cách lấy thương lần 1 nhân với số chia, sau đó lấy hàng chục của số bị chia trừ đi kết quả vừa tìm được.
+ 2 nhân 3 bằng mấy?
+ Ta viết 6 thẳng hàng với 7, 7 trừ 6 bằng mấy? 
+ ta viết 1 thẳng hàng với 7 và 6, (1 chục) là số dư trong lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để chia.
- Hạ 2, được 12, 12 chia 3 bằng mấy?
- Viết 4 ở đâu?
- Tương tự như cách tìm số dư lần chia thứ nhất, em nào có thể tìm được số dư trong lần chia thứ hai?
- Vậy 72 chia 3 bằng mấy?
- Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm số dư là 0. vậy ta nói phép chia 72 : 3 = 24 là phép chia hết.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
b) Phép chia 65 : 2
- Tiến hành các bước tương tự như với phép chia 72 : 3 = 24.
- Giới thiệu về phép chia có dư.
Luyện tập:
Bài 1:
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó cho HS tự làm bài.
- Chữa bài.
+ yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu HS nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu HS nêu các phép chia hết, chia có dư trong bài.
+ Yêu cầu HS so sánh số chia và số dư trong phép chia có dư.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm của một số và tự làm bài.
- Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS.
* Bài dành cho học sinh giỏi: 
Mẹ mua về 25 kg gạo, mỗi ngày cả nhà ăn hết 2 kg gạo. Hỏi số gạo đó ăn đủ nhiều nhất trong bao nhiêu ngày và còn alị mấy kg gạo?
- 1 HS lên bảng tính, cả lớp thực hiện vào bảng con.
72 3 * 7 chia 3 được 2 viết 2. 2 nhân 3 6 24 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1.
12 * Hạ 2, được 12; 12 chia 3 bằng 4,
12 viết 4, 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 
 0 12 bằng 0.
- 7 chia 3 bằng 2.
- Viết 2 vào vị trí của thương.
+ 2 nhân 3 bằng 6.
+ 7 trừ 6 bằng 1.
+ 12 chia 3 bằng 4.
+ Viết 4 vào thương ở sau số 2.
- 4 nhân 3 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0.
- 72 chia 3 bằng 24.
- Cả lớp thực hiện lại phép chia vào bảng con.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- Các phép chia hết là: 84 : 3 = 28 ; 96 : 6 = 16 ; 90 : 5 = 18 ; 91 : 7 = 13.
- Các phép chia có dư trong bài là: 68 : 6 = 11(dư 2) ; 97 : 3 = 32 (dư 1) ; 59 : 5 = 11 (dư 4) ; 89 : 2 = 44 (dư 1).
- Trong phép chia có dư số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Muốn tìm của một số ta lấy số đó chia cho 5.
 Bài giải
 Số phút của giờ là:
 60 : 5 = 12 (phút)
 Đáp số : 12 Phút
- HS chép đề về nhà làm.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Trong phép chia có dư số dư như thế nào so với số chia.
- Về nhà luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Làm bài tập 3/ 70.
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc069.doc