Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22 (Bản 2 cột)

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22 (Bản 2 cột)

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Giúp Hs nắm được:

- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.

- Củng cố kĩ năng xem lịch .

b) Kỹ năng: Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát. (1)

2. Bài cũ: Tháng – năm . (4)

- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1

- Ba Hs đọc bảng chia 2.

- Nhận xét ghi điểm.

- Nhận xét bài cũ.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1)

Giới thiệu bài – ghi tựa.

4. Phát triển các hoạt động. (28)

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tháng, năm (tt)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs nắm được:
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. 
- Củng cố kĩ năng xem lịch .
b) Kỹ năng: Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1’)
2. Bài cũ: Tháng – năm . (4’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1
Ba Hs đọc bảng chia 2.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết xem lịch và ghi số ngày trong từng tháng.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
+ Phần 1a.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát tờ lịch năm 2005 và làm bài.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu.
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
+ Phần b) 
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
+ Ngày 8 tháng 3 là thứ ba.
+ Ngày 2 tháng 9 là thứ sáu.
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu.
+ Ngày 30 tháng 4 là thứ sáu.
+ Ngày 22 tháng 12 là thứ năm.
+ Ngày cuối cùng của tháng 2 là thứ hai
+ Sinh nhật em là ngày 27 tháng 4 . Hôm đó là thứ tư
+ Thứ hai đầu tiên của tháng 7 là ngày 4. 
+ Chủ nhật đầu tiên của năm 2005 là ngày 2 tháng 1 
+ Chủ nhật cuối cùng của năm 2005 là ngày 25 tháng 12
+ Tháng 10 có 4 ngày thứ năm 
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi.
- Gv yêu cầu 3 Hs thi làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại.
+ Tháng 2 có 30 ngày. S + Tháng 12 có 31 ngày. Đ
+ Tháng 5 có 31 ngày. Đ + Tháng 8 có 30 ngày. S
+ Tháng 7 có 31 ngày. Đ + Tháng 9 có 30 ngày. Đ
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết xem các ngày trong tháng.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng thi làm
- Gv nhận xét, chốt lại:
Ngày 29 tháng 4 là ngày thứ bảy. Ngày 1 tháng 5 cùng năm đó là ngày chủ nhật.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Một Hs làm mẫu.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Cả lớp làm vào VBT. Bốn Hs đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Ba Hs lên làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
Has chữa bài đúng vào VBT.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs cả lớp làm vào VBT. 2 Hs lên bảng thi làm
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
Nhận xét tiết học.
Toán
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
Kỹ năng: 
- Biết vẽ hình tròn chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu. Mô hình hình tròn, compa.
	* HS: VBT, bảng con, compa.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1’)
2. Bài cũ: Luyện tập. (4’)
- Gv gọi 2 Hs lên làm bài tập 3, 4. 
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm với hình tròn, compa.
a) Giới thiệu hình tròn.
- Gv đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn (mặt đồng hồ), giới thiệu “ mặt đồng hồ có dạng hình tròn”.
- Gv giới thiệu một hình tròn đã vẽ trên bảng và giới thiệu. Hình tròn có tâm 0, bán kính 0M, đường AB.
- Gv nêu nhận xét : Trong một hình tròn. 
+ Tâm 0 là trung điểm của đường kính AB.
+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
b) Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn.
- Gv cho Hs quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.
- Gv giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm 0, bán kính 2cm:
+ Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước.
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm 0, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết nêu tên bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn. Biết vẽ hình tròn tâm 0.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu 2 Hs lên bảng làm.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 + Hình a): OA, OB, OC, OD là bán kính.
 AB, CD là đường kính.
 + Hình b): 
 Các bán kính có trong hình tròn là: IM và IN “Đ”
 Đường kính có trong hình tròn là: NM “ Đ”
 Các bán kính có trong hình tròn là: OQ và OP “S”
 Đường kính có trong hình tròn là: PQ “S”
* Bài 2:
- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ hình tròn tâm 0, bán kính 3cm.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại, tuyên dương bạn vẽ đúng, đẹp.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
-Mục tiêu: Giúp biết vẽ đường kính, bán kính trong một hình ròn cho trước.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu tự làm vào VBT.
- Gv mời 1 Hs lên bảng vẽ hai đường kính.
- Sau khi Hs vẽ hai đường kính AB và MN xong, Gv yêu cầu Hs làm phần b) vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Gv nhận xét cách vẽ đường kính AB và MN của Hs.
Ghi đúng sai
 - Độ dài đoạn thẳng 0A lớn hơn độ dài đoạn thẳng 0M “S”
- 0M = 0N “ Đ”
- 0M = ½ MN “ Đ”.
- Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính “ Đ”
- AB = MN “ Đ”
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:
Hs quan sát mặt đồng hồ.
Hs quan sát hình tròn.
Vài Hs nêu lại nhận xét hình tròn.
Hs quan sát compa.
Hs vẽ hình tròn bằng compa.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
2 Hs lên bảng làm và nêu cách tính.
Hs nhận xét.
Vài Hs đọc lại kết quả đúng.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Một Hs nhắc lại.
Cả lớp làm vào VBT.
2Hs lên thi làm bài và nêu cách tính.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
1 Hs lên bảng vẽ đường kính AB, MN.
Hs làm phần b) vào VBT.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Vẽ trang trí hình tròn.
Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 16 tháng 02 năm 2005
Toán
Vẽ trang trí hình tròn
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs :
- Biết dùng compa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn (đơn giản). Qua đó các em thấy được cái đẹp qua những hình trang trí đó.
b) Kỹ năng: Biết cách vẽ và trang trí đúng, đẹp hình tròn.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu , compa.
	* HS: VBT, bảng con, compa.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1’)
2. Bài cũ: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. (4’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
 *Hoạt động 1: Làm bài 1.
 -Mục tiêu Giúp Hs biết dùng compa để vẽ trang trí hình tròn theo mẫu.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Gv hướng dẫn Hs:
+ Bước 1: Gv hướng dẫn Hs tự vẽ hình tròn tâm 0, bán kính bằng “ 2 cạnh ô vuông”, sau đó ghi các chữ A, B, C, D (như trong hình vẽ trong (SGK).
+ Bước 2: Dựa trên hình mẫu, Hs vẽ phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC (tạo ra như hình bên).
+ Bước 3: Dựa trên hình mẫu, Hs vẽ tiếp phần hình tròn tâm C, bán kính CA và phần hình tròn tâm D, bán kính DA ( tạo ra như hình bên).
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu Hs trình bày các hình vẽ của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn vẽ đẹp.
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
-Mục tiêu: Giúp cho các em biết trang trí hình tròn. Qua đó cảm nhận vẽ đẹp của hình tròn.
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs tô màu theo ý thích mỗi em vào hình ở bài 1.
- GV yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv cho các em trình bày sản phẩm của mình.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hs tự vẽ hình tròn vào VBT.
Hs vẽ hình tròn tâm A và hình tròn tâm B.
Hs vẽ hình tròn tâm C và hình tròn tâm D.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs trình bày hình vẽ của mình.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. 
Hs trình bày sản phẩm của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. (1’)
Tập làm lại bài.
Làm bài 2, 3.
Chuẩn bị bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
Nhận xét tiết học.
Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết thực hành nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số (có nhớ một lần).
- Aùp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
b) Kĩõ năng: Thực hành các phép tính, làm các bài toán một cách chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1’)
 2. Bài cũ: Trang trí hình tròn. (4’) 
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng làm bài 1, 2.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép nhân có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 - Mục tiêu: Giúp Hs nhớ các bước thực hiện phép tính.
a) Phép nhân 1034 x 2.
- Gv GV viết lên bảng phép nhân 1034 x 2
- Gv yêu cầu Hs đặt tính theo cột dọc.
+ Khi thực hiện phép tính này ta bắt đầu từ đâu?
- Gv yêu cầu Hs tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
 1034 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8.
 x 2 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. 
 246 * 2 nhân 0 bằng 0, viết 0.
 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
 * Vậy 1034 nhân 2 bằng 2068.
b) Phép nhân 2125 x 3
- Gv GV viết lên bảng phép nhân 2125 x 3
- Gv yêu cầu Hs đặt tính theo cột dọc.
- Gv yêu cầu Hs tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
 2125 * 3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
 x 3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 6375 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. 
 * Vậy 2125 nhân 3 bằng 6375.
* Hoạt động 2: Làm bài1, 2.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách thực hiện đúng phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
- Gv chốt lại.
 1023 3102 2018 2172 
 x 3 x 3 x 4 x 3 
 3069 9306 8072 6516 
Bài 2:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. Bốn Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại
 1212 2121 1712 1081 
 x 4 x 3 x 4 x 7
 4848 6363 6848 7567
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Giúp các em biết giải bài toán có lời văn
- Gv mời Hs đọc yêu cầu bài toán.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Lát nềnmỗi phòng hết bao nhiêu viên gạch?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm số viên gạch lát cho 8 phòng hoc ta làm thế nào?
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
 Số viên gạch lát cho 8 phòng học là:
 1210 x 8 = 9680 (viên gạch)
 Đáp số :9680 viên gạch.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách tính nhẩm.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Nhắc lại cách thực hiện tính nhẩm?
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Gv nhận xét, chốt lại:
.PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
 HT:
Hs đọc đề bài.
Một Hs lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
Bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
.
Một Hs lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
Hs vừ thực hiện phép nhân và trình bày cách tính. 
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
 Hs cả lớp làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính.
Hs nhận xét
Hs sửa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs làm bài vào VBT. Bốn Hs lên sửa bài và nêu cách tính.
Hs chữa bài vào vở.
PP: Thảo luận, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu bài toán.
1210 viên gạch.
Hỏi lát nền 8 phòng học hết bao nhiêu viên gạch?
Ta tính tích: 1210 x 8.
Cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trả lời.
Hai nhóm thi đua làm bài.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
Tập làm lại bài.	- Làm bài 1, 2. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập. 	- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm 2005
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Tiếp tục thực hành nhân số có bốn chữ số với một số có một chữ số.
- Áp dụng phép nhân số có bốn chữ số cới số có một chữ số để giải bài toán có liên quan.
- Củng cố về tìm số bị chia.
b) Kĩõ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1’)
 2. Bài cũ: Nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số (có nhớ) (4’)
 - Gv gọi 2Hs lên bảng sửa bài 1, 2.
 - Gv nhận xét, cho điểm.
 - Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs củng cố lại cách nhân số có bốn chữ số với số có 1 chữ số. Củng cố về tìm số bị chia.
Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv kẻ bảng nội dung bài tập 1 trên bảng.
- Gv hỏi:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn viết thành phép nhân chúng ta phải làm thế nào?
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv chốt lại.
3217 + 3217 = 3217 x 2 = 6434.
1082 + 1082 + 1082 = 1082 x 3 = 3246.
1109 + 1109 + 1109 + 1109 = 1109 x 4 = 4436.
Bài 2:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi:
 + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Hai Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 612: 3 = 204 204 x 3 = 612 
 1502 x 4 = 6008 1091 x 6 = 6566
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Bài 3:
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
Bài toán hỏi gì?
Muốn tính số lít xăng còn lại ta phải làm sao?
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
Gv nhận xét, chốt lại:
Số lít xăng trong 3 xe là:
 1125 x 3= 3375 (lít)
Số lít xăng còn lại là:
 3375 – 1280 = 2095 (lít)
 Đáp số : 2095 lít.
* Hoạt động 3: Làm bài 4
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách “gấp, thêm” một số lên nhiều lần.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
-Gv hỏi: Gấp một số khác với thêm một số như thế nào?
- Gv yêu cầu HS đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Yêu cầu chúng ta tìm tích.
Chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau.
Ba Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Ta lấy thương nhân với số chia.
Hs làm bài vào VBT. Hai Hs lên sửa bài.
Hs chữa bài vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Tính số lít xăng còn lại.
Ta phải biết lúc đầu có bao nhiêu lít.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Một Hs lên bảng làm bài.
Hs sửa bài vào VBT.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trả lời.
Hai nhóm thi đua làm bài.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4. 
Chuẩn bị bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_3_tuan_22_ban_2_cot.doc