Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hồng Liên

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hồng Liên

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.

- Hình thành học sinh kĩ thuật tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).

- Củng cố cách tìm một thành phần chưa biết.

2. Kĩ năng:

- Thực hành tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)

- Vận dụng để giải bài toán có một phép tính nhân đã học, tìm một thành phần chưa biết.

 - HSKT: thực hiện tính được cột thứ nhất, thứ 2 (BT1)

 - HSKG: Thực hiện tính thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.

II. Đồ dùng:

- Gv: Bảng phụ để HS làm BT2.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 13 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hồng Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 5
Thöù 2 ngaøy 26 thaùng 9 naêm 2011
Toaùn: Nhaân soá coù hai chöõ soá vôùi soá coù moät chöõ soá(coù nhôù)
Lớp dạy: 3D 
Lớp dạy: 3C (Chiều thứ 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
- Hình thành học sinh kĩ thuật tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). 
- Củng cố cách tìm một thành phần chưa biết.
2. Kĩ năng:
- Thực hành tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) 
- Vận dụng để giải bài toán có một phép tính nhân đã học, tìm một thành phần chưa biết.
	- HSKT: thực hiện tính được cột thứ nhất, thứ 2 (BT1)
	- HSKG: Thực hiện tính thành thạo. 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. Đồ dùng:
- Gv: Bảng phụ để HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
	- 2 Hs lên bảng đặt tính rồi tính:
	a) 20 4	b) 23 3
	- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
	Ÿ Phát triển bài:
	Hình thành phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ở 	hàng đơn vị)
	- GV nêu vấn đề từ bài cũ (23 3): 26 3 = ?
	- Thực hiện tính qua mấy bước? – Hs nêu
	- Gọi 1 hs lên bảng đặt tính, lớp đặt tính vào bảng con.
	? Thực hiện tính như thế nào? 
	– Yêu cầu HS suy nghĩ thực hiện. Nếu HS làm đúng thì GV yêu cầu HS nêu 	cách tính, sau đó GV chốt lại cách đặt tính và kĩ thuật tính.
	 26 * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1. 
 3 * 3 nhân 2 bẳng 6,thêm 1 bằng 7, viết 7. 
 78 
Vậy: 26 3 = 78
	- GV chú ý HS cách viết. 
	- Gọi 1 số HS nhắc lại và thực hiện tính lại ở bảng con.
	Hình thành phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ở 	hàng chục)
	- GV nêu phép tính: 54 6 = ?
	- Thực hiện như trên
	- GV chốt lại: 2 ví dụ trên có gì giống và khác nhau.
	Ÿ Thực hành – Luyện tập
	Bài 1 : Tính: 
	- Gọi Hs nêu yêu cầu, nêu lại các bước tính.
	- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính: 
	 47
	 2
	- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện, HS làm bảng con
	- Nhận xét, ghi điểm.	
	- GV hướng dẫn tương tự với phép tính.
	- 2 HS lên bảng làm cột 2, lớp làm bảng con.
	- Nhận xét, chữa bài.
	- GVcho HS làm vở cột 4. (Tài: Làm cột 4)
	- HS đổi chéo vở KT
	Bài 2: 
	- Hs đọc đề bài toán.
	- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
	- HS tự tóm tắt và làm vào vở. 1 Hs làm bảng phụ.
	- Thu vở chấm.
	- Nhận xét, chữa bài làm trên bảng phụ (chú ý lời giải)
Bài giải:
2 cuộn vải như thế dài là:
35 2 = 70 (m)
Đáp số: 70 mét
	Bài 3 : Tìm x
	- HS nêu yêu cầu
	- Hướng dẫn HS làm câu a:
	+ Tìm thành phần chưa biết ở đây là gì?
	+ Muốn tìm SBC ta làm thế nào?
	- HS tự làm bảng con, 1 HS lên bảng làm.
	- Nhận xét, ghi điểm.
	- Thực hiện câu b) tương tự.
	a) x : 6 = 12	b) x : 4 = 23
	x	= 12 6	x	= 23 4
	x	= 72	x 	= 92
4. Củng cố - Dặn dò
	- HS nhắc lại các bước nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
	- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
*******************************************
	 Toaùn: Luyeän taäp
Lớp dạy: 3D 
Lớp dạy: 3C (Chiều thứ 3)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kĩ thuật tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). 
- Củng cố cách xem đồng hồ.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ thuật tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) 
- Vận dụng để giải bài toán có một phép tính nhân đã học.
- Thực hiện quay đồng hồ chỉ đúng giờ yêu cầu.
	- HSKT: thực hiện tính được cột thứ nhất, thứ 2 (BT1)
	- HSKG: Thực hiện tính nhanh các phép tính nhân. 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. Đồ dùng:
- GV: Đồng hồ có kim giờ và phút (BT4)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
	- 2 Hs lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm bảng con.
	a) 49 2	b) 27 4
	- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Ÿ Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học, ghi đề.
Ÿ Thực hành: GV tổ chức, hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài toán.
Bài 1:
	- Hs nêu yêu cầu
	- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con. 
	- Nhận xét, ghi điểm
	Bài 2:
	- HS tự làm vở, đổi chéo vở KT
	- 4 HS lên bảng làm chữa bài.
	Bài 3: 
	- Hs đọc đề bài toán.
	- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
	- HS tự tóm tắt và làm vào vở. 1 Hs làm bảng phụ.
	- Thu vở chấm.
	- Nhận xét, chữa bài làm trên bảng phụ
Bài giải:
6 ngày có tất cả số giờ là:
24 6 = 144 (giờ)
Đáp số: 144 giờ
	Bài 4:
	- GV nêu giờ HS lần lượt thực hành quay đồng hồ.
	- HS nhận xét, sửa sai.
	Bài 5: HSKG 
	- GV ghi các phép tính lên bảng
	- Cách chơi: Chia lớp thành 3 dãy, một bạn ở dãy 1 nêu phép tính đố HS ở 	dãy 2 phép có kết quả 	giống như thế. Thực hiện chơi hết các phép tính, dãy 	nào nhiều bạn nói sai sẽ là dãy thua cuộc. 
4. Củng cố - Dặn dò:
	- Nêu lại các bước thực hiện nhân số có hai chữ số cho số có một chữ 	số (có nhớ)
	- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau: “Bảng chia 6”
************************************
Töï nhieân vaø xaõ hoäi:Phoøng beänh tim maïch
Lớp dạy: 3C
Lớp dạy: 3D (Ngày thứ 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết một số bệnh về tim mạch. Nêu được sự nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em.
	- Biết một số cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
2. Kĩ năng:
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
	- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc phòng bệnh thấp tim.
	- HSKT: Biết những việc nên làm để không bị bệnh.
3. Thái độ:
	- GD HS có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giấy khổ to, bút dạ, phiếu thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
	- Gọi HS nêu những việc làm để bảo vệ tim mạch.
	- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới:
Ÿ Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học, ghi đề.
Ÿ Phát triển bài
	HĐ1: Bệnh về tim mạch
	Mục tiêu: + Kể tên một số bệnh về tim mạch.
	 + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Tiến hành:
	- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu tên một số bệnh về tim mạch mà HS biết
	- GV: giảng thêm cho HS kiến thức một số bệnh về tim mạch. 
	- Bệnh nguy hiểm nhất ở lứa tuổi HS đó là bệnh gì?
	- GV chốt: Bệnh thấp tim
	HĐ2: Bệnh thấp tim
	Mục tiêu: + Nêu được sự ngy hiểm, nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em. 
Tiến hành:
	- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đối thoại 1 phút.
	- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi vào phiếu BT, 1 nhóm làm giấy rôki
1. Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào ?
2. Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì ?
	- HS tiến hành đóng vai bệnh nhân và bác sĩ để trình bày kết quả thảo luận.
	- HS các nhóm trình bày đóng vai.
	- Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
	- GV dán kết quả: Để lại di chứng nặng nề cho van tim, gây suy tim. Viêm 	họng, viêm a-mi-đan kéo dài, thấp khớp cấp không chữa trị kịp thời.
	HĐ2: Cách phòng bệnh thấp tim
	Mục tiêu: + Nêu một số cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
 + Kĩ năng làm chủ bản thân.
Tiến hành:
	- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình 4, 5, 6 và nêu vấn để: Bệnh 	thấp tim nguy hiểm như vậy chúng ta phải làm gì để phòng bệnh tim mạch ?
	- HS các nhóm trình bày
	- Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
	- GVKL: Cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, vệ sinh cá nhân, 	rèn luyện thân thể hằng ngày. Không nên chạy nhảy quá sức...
	- Em đã làm gì để phòng bệnh tim thấp tim ?
	- GV liên hệ giáo dục
4. Củng cố - dặn dò
	- HS nêu những việc nên làm không nên làm để phòng bệnh thấp tim.
	- Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS. 
	- Chuẩn bị bài “Hoạt động bài tiết nước tiểu”
	**********************************************************
Thöù 3 ngaøy 27 thaùng 9 naêm 2011
Toaùn: Baûng chia 6
Lớp dạy: 3C
Lớp dạy: 3D (Ngày thứ 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố về ý nghĩa của phép chia.
- Hình thành bảng chia 6. 
2. Kĩ năng:
- Lập được bảng chia 6. 
	- Vận dụng để giải bài toán có một phép tính chia đã học (về c hia thành 6 phần bằng nhau)
	- HSKT: lập được bảng chia 6	
	- HSKG: Vận dụng giải toán có lời văn về chia thành 6 phần bằng nhau và chia theo 6 nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. Đồ dùng:
- GV: Các tấm bìa có 6 chấm tròn.
- HS: Các tấm bìa có 6 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
	- 1 vài HS lên bảng đọc bảng nhân 6
	- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
	Ÿ Phát triển bài: Lập bảng chia 6
	* Hình thành phép chia 6 : 1
	- GV lấy một tấm bìa có 6 chấm tròn. YC HS nêu phép nhân.
	- GV viết phép nhân lên bảng: 6 1 = 6
	- GV chỉ lên các tấm bìa và hỏi: 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi 	nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
	- Ta có phép tính như thế nào?
	- GV viết lên bảng 6 : 6 = 1
	* Lập phép chia 12 : 6 = ?
	- Thực hiện tương tự.
	- Vì sao em có kết quả là 2 ? 
	* HS tự lập các phép tính còn lại dựa vào đếm số tấm bìa hoặc dựa vào 	phép tính nhân.
	- GV hỏi và viết kết quả ở bảng.
	* Nhận xét về bảng chia 6: 
	- Về các số bị chia? Kết quả?
	* Học thuộc bảng chia 6
	- 2 HS đọc bảng chia 6
	- 1 HS đọc ngược bảng chia 6
	- Đọc nối tiếp theo dãy
	- 2 HS đọc nối tiếp bảng chia 6 
	- Gọi 1 số HS đọc thuộc lòng.
	Ÿ Thực hành – Luyện tập
	Bài 1: Tính nhẩm
	- HS nêu yêu cầu.
	- HS tự dùng bút chì làm vào SGK
	- Đổi chéo kiểm tra
	- HS chữa miệng, GV ghi nhanh kết quả
	Bài 2: Tính nhẩm
	- HS nêu yêu cầu
	- GV gọi HS lên bảng thực hiện lần lượt các cột
	- GV chú ý để HS thấy được : Khi lấy tích chia cho thừa số này thì được 	thừa số kia.
	Bài 3: 
	- GV hướng dẫn phân tích bài toán, tóm tắt:
	+ Bài toán cho biết gì?
	+ Bài toán hỏi gì? 
	+ Muốn tìm mỗi đoạn dây đồng dài bao nhiêu xăng-ti-mét ta làm thế 	nào?
- HS tự làm vở
- Thu vở chấm
- Nhận xét, chữa bài
Bài giải:
Mỗi đoạn dây dài là:
48 : 6 = 8 (m)
Đáp số: 8 (mét)
	Bài 4: (HSKG)
	- GV hướng dẫn phân tích bài toán, tóm tắt:
	- HS làm theo nhóm đôi (K,G – TB)
	- Gọi nhóm trình bày
	- Lưu ý HS chỉ ra điểm khác giữa 2 bài toán.
Bài giải:
Số đoạn dây được cắt là:
48 : 6 = 8 (đoạn)
Đáp số: 8 (đoạn)
4. Củng cố - Dặn dò:
	- Cho HS chơi “Đố dây chuyền” bảng chia 6
	- Nhận xét tiết học, về nhà học thuộc bảng chia 6 và làm vở BT
*****************************************************************
Thöù 4 ngaøy 28 thaùng 9 naêm 2011
Toaùn: Luyeän taäp
Lớp dạy: 3D
Lớp dạy: 3C (Ngày thứ 5)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố về ý nghĩa của phép chia.
- Củng cố các phép chia trong bảng chia 6.
- Củng cố về số phần bằng nhau của đơn vị.
2. Kĩ năng:
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6 và một số bảng nhân chia khác.
	- Vận dụng để giải bài toán có một phép tính chia 6.
	- Xác định của một hình đơn giản.
	- HSKT: Thực hiện tính nhẩm được các phép tính chia 6	
	- HSKG: Hoàn thành tốt tất cả các kĩ năng.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. Đồ dùng:
- GV: Các hình BT 4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
	- 1 vài HS lên bảng đọc bảng chia 6
	- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
	Bài 1: Tính nhẩm
	a) Gọi HS lần lượt lên bảng làm các cột
	- Nhận xét, ghi điểm
	- Chú ý HS thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
	b) HD tương tự câu a)
	- Chú ý HS thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
	Bài 2: Tính nhẩm
	- HS nêu yêu cầu
	- HS tự làm vở
	- Đổi chéo vở KT
	Bài 3:
- HS đọc đề.
- HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở
- Thu vở chấm, 1 HS lên bảng chữa bài
	Bài 4: Đã tô màu vào hình nào? 
	- HS nêu yêu cầu
	- GV treo bảng phụ
	- HS suy nghĩ nêu câu trả lời. Giải thích lí do.
4. Củng cố - Dặn dò:
	- Gọi 1 số HS đọc bảng nhân, chia 6
	- Nhận xét, dặn HS về học bài, làm VBT.
*****************************************************************
Thöù 5 ngaøy 29 thaùng 9 naêm 2011
Toaùn: Tìm moät trong caùc phaàn baèng nhau cuûa moät soá
Lớp dạy: 3C
Lớp dạy: 3D (Ngày thứ 6)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được để giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- HSKT: Thực hiện tìm một trong các phần bằng nhau của một số đơn giản.
- HSKG: Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số một cách thành thạo.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. Đồ dùng:
- GV: 12 đồ vật giống nhau để hình thành kiến thức mới.
- HS: 12 đồ vật giống nhau (que tính, hình cái kẹo...)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
	- 1 vài HS lên bảng đọc bảng chia 6
	- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
	Ÿ Giới thiệu bài:
Ÿ Phát triển bài: Cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số
	- GV nêu vấn đề: “Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo đó. Hỏi chị cho 	em mấy cái kẹo?”
	- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? 
	- Muốn biết chị cho em mấy cái ta phải làm thế nào?(Tìm số kẹo của chị)
12 kẹo
?kẹo kẹo 
	- Cho HS thảo luận nhóm đôi: Làm thế nào để tìm số kẹo đó ?
	- GV tóm tắt bằng hình vẽ: 
	(HS nêu được mỗi phần đó chính là số kẹo)
	- HS tự thực hành chia thành 3 phần bằng nhau trên đồ dùng của mình và 	tìm giá trị mỗi phần.
	- Gọi HS nêu kết quả, và cách tìm.
	- GV nhận xét và HD HS trình bày bài giải
	- HS tự trình bày vào bảng con.
	- Nhắc lại cách tìm của 12 cái kẹo
	- GV chốt cách tìm: ... lấy số đó chia cho số phần.
 Ÿ Thực hành – Luyện tập
	Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm ?
	a) HS nêu yêu cầu
	- Muốn tìm của 8 kg ta làm như thế nào? 
	- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
	- GV gọi HS nêu lại cách tìm.
	b), c), d) Thực hiện tương tự 
	Bài 2:
	- HS đọc đề toán
	- GV HD phân tích và tóm tắt bài toán.
	(Muốn tìm của hàng bán được bao nhiêu mét vải xanh ta làm thế nào? – Ta 	
	tìm của 40 mét là mấy?)
	- HS tóm tắt và giải bài toán vào vở.
	- Thu vở chấm.
	- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài giải:
Cửa hàng đó bán được số mét vải xanh là:
40 : 5 = 8 (mét)
Đáp số: 8 mét vải xanh
4. Củng cố - Dặn dò:
	- GV nêu BT: Anh có 15 quả cam, anh cho em số cam đó. Hỏi anh cho 	em bao nhiêu quả cam?
	- HS nêu cách giải
	- GV chốt lại. Nhận xét tiết học
	- Về nhà hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau.
*************************************
Töï nhieân vaø xaõ hoäi:Hoaït ñoäng cô quan baøi tieát nöôùc tieåu
Lớp dạy: 3C
Lớp dạy: 3D (Ngày thứ 6)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
	- Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
2. Kĩ năng: 
	- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
	- Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
	- HSKT: Chỉ đúng những bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
3. Thái độ:
	- GD HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình 	cơ quan bài tiết nước tiểu.
	- Phiếu thảo luận (HĐ2). Tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu (HĐ3)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
	- Gọi HS nêu những việc mà mình đã thực hiện để phòng bệnh thấp tim?
	- Nhận xét.
3. Bài mới:
Ÿ Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học, ghi đề.
Ÿ Phát triển bài
	HĐ1: Cơ quan bài tiết nước tiểu và các bộ phận
Mục tiêu: Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Tiến hành:
	- Cơ quan có chức năng bài tiết nước tiểu là gì	
	- Yêu cầu HS quan sát hình để gọi tên các bộ phận của cơ quan
	- GV treo hình minh họa (không có chú thích) cho HS trình bày kết quả.
	- GVKL: cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu...
	HĐ2: Vai trò, chức năng các bộ phận
	Mục tiêu: Biết được vai trò của các bộ phận, hoạt động của cơ quan
	Tiến hành:
	- HS thảo luận theo kĩ thuật các mảnh ghép:
	+ Lần 1: các nhóm thảo luận các câu hỏi:
Nhóm 1: Nêu vai trò của thận.
Nhóm 2: Nêu vai trò của ống dẫn nước tiểu.
Nhóm 3: Nêu vai trò của bóng đái.
	+ Lần 2: Nêu hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu 	
	- HS các nhóm trình bày trên hình vẽ
	- Các nhóm nhận xét, bổ sung 
	- GV chốt lại hoạt động
	HĐ 3: Trò chơi Ghép chữ vào sơ đồ
Mục tiêu: Củng cố tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Tiến hành:
	- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 người. Phát cho mỗi đội các phiếu chữ để
	hoàn thành sơ đồ hoạt động bài tiết nước tiểu. 
	- Phổ biến và tiến hành trò chơi.
	- HS chơi 
	- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - Dặn dò:
	- Cơ quan bài tiết có tác dụng gì?
	- Nếu thận bị hỏng gây tác hại gì?
	- Liên hệ GD.
	- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kí duyệt tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_hong.doc