I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần ( bằng cách nhân số với số lần), phân biệt được khái niệm gấp một số lên nhiều lần và nhiều hơn một số đơn vị
- HS làm được bài tập 1, 2, 3
- GD tính cẩn thận khi làm bài
II- CHUẨN BỊ Gv : bảng phụ ghi sẵn bài toán như SGK, ghi nhớ, bài tập số 3 để chơi trò chơi, thước kẻ, phấn, bảng.
HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập, SGK
TOÁN GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN I/ MỤC TIÊU: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần ( bằng cách nhân số với số lần), phân biệt được khái niệm gấp một số lên nhiều lần và nhiều hơn một số đơn vị - HS làm được bài tập 1, 2, 3 - GD tính cẩn thận khi làm bài II- CHUẨN BỊ Gv : bảng phụ ghi sẵn bài toán như SGK, ghi nhớ, bài tập số 3 để chơi trò chơi, thước kẻ, phấn, bảng.... HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập, SGK III- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC Nội dung các hoạt động và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I- Ổn định tổ chức ( 1 phút) - GV ổn định lớp - Cho HS kiểm tra sách vở và đồ dùng - HS hát - Tự kiểm tra đồ dùng học tập II – Kiểm tra bài cũ ( 2 -3 phút) - Giờ học lần trước chúng ta học bài gì? GV gọi 1 HS lên giải bài tập số 3 trang 32. - Dưới lớp, GV kiểm tra bảng nhân 7 theo dãy. Từng bạn nối nhau nêu kết quả của từng phép tính mà GV đưa ra: 7 x 4; 7 x 6; 7 x 3; 7 x 9 GV có thể hỏi HS: Con làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 7 x 3 - Gv tổ chức cho hs nhận xét: + Gọi 1 HS đứng lên nhận xét câu trả lời của các bạn về bảng nhân 7. - GV kết luận ý kiến của các em. - Cả lớp nhận xét bài làm của bạn A trên bảng. GV nhận xét chung việc nắm KT bài trước của HS - Luyện tập của bảng nhân 7. - 1 HS lên bảng làm - HS nối nhau nêu kết quả . - Lấy 3 số 7 cộng với nhau - Hs nhận xét. - HS nhận xét III- Dạy bài mới ( 28 phút) 1. Giới thiệu bài. ( 1 phút) - GV giới thiệu tên bài, mục tiêu tiết dạy: Các em đã được học các bài toán dạng: Nhiều hơn một số đơn vị, tìm một phần bằng nhau của một số. Trong tiết hôm nay thầy và các em sẽ đi tìm hiểu dạng toán “ Gấp một số lên nhiều lần”. - GV ghi bảng - HS lặng nghe, nhắc lại tên bài - HS ghi bài vào vở. 2. Hình thành kiến thức “ Gấp một số lên nhiều lần” ( 10-12 phút) - Để biết gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào, thầy cùng các em đi tìm hiểu bài toán : Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy cm? -2 HS đọc lại đề bài Mục tiêu: HS nắm được “ Gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần” - GV tổ chức cho HS tìm hiểu đề bài qua hệ thống câu hỏi: - Bài toán cho biết gì? + Đoạn thẳng AB dài mấy cm? Đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần AB? Bài toán hỏi gì? - Đoạn thẳng AB dài 2 cm - Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB - Tìm độ dài đoạn thẳng CD - Muốn biết độ dài đoạn thẳng CD ta làm như thế nào các em lấy bút, thước, giấy nháp cùng thầy đi tóm tắt đề bài - HS lấy bút , thước và giấy nháp. - GV hỏi HS về cách tóm tắt bài toán - GV Chốt và hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. + Trước tiên ta vẽ đoạn thẳng nào trước? + Các em vẽ đoạn thẳng AB dài 2 cm vào giấy nháp. - HS trả lời - Đoạn AB - HS vẽ đoạn AB - Thầy vẽ đoạn thẳng AB trên bảng và nói: Thầy phóng to độ dài đoạn thẳng AB và quy ước: đoạn AB dài 2cm. GV nói và vẽ - HS quan sát và nhắc lại: Đoạn thẳng AB dài 2cm - Muốn vẽ đoạn thẳng CD chúng ta cần phải biết: đoạn thẳng CD như thế nào với đoạn thẳng AB? Các em cùng nhau trao đổi và tìm cách vẽ đoạn thẳng CD. GV chốt: Đoạn thẳng CD gấp 3 lần đoạn thẳng AB có nghĩa là đoạn thẳng CD bằng 3 đoạn thẳng AB cộng lại. - GV HD HS xác định điểm C rồi vẽ đoạn thẳng CD. + Từ điểm A ta dóng thước kẻ xuống dòng kẻ dưới thẳng điểm A chấm 1 diểm. Đó là điểm C. - GV minh họa lại cách vẽ trên bảng: Vạch trên thước đoạn thẳng dài bằng đoạn thẳng AB. Từ điểm C kẻ liên tiếp 3 đoạn thẳng bằng đoạn thẳng AB ta được đoạn thẳng CD. - HS nêu ý kiến: - Gấp 3 lần AB - HS trao đổi – HS và nêu ý kiến của mình - HS nhắc lại - HS lắng nghe - HS theo dõi và vẽ đoạn thẳng CD - GV: Điền dấu hỏi vào đoạn thẳng CD và nói: Tính độ dài đoạn thẳng AB. - Tóm tắt - HS lắng nghe và đọc thầm lại đề bài qua tóm tắt - Các em quan sát sơ đồ thảo luận nhóm để tìm cách tính độ dài đoạn thẳng CD. - HS thảo luận nhóm - HS báo cáo. - Hỏi: Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm? - HS trả lời ( 6cm) - Hỏi HS làm như thế nào để tìm được độ dài đoạn thẳng CD? - Ngoài cách làm trên, nhóm nào có cách làm khác. Cho HS giải thích cách làm. 2 + 2 + 2 = 6 ( cm) 2 x 3 = 6 (cm) HS giải thích: Lấy 3 lần đoạn thẳng AB được đoạn thẳng CD tức 2 được lấy 3 lần - GV: Tuy các cách tính khác nhau nhưng kết quả đều bằng 6 cm. - GV cho HS nhận xét để thấy cách tính thứ 2 thuận tiện, gọn và thông minh hơn? - GV chỉ vào cách 1 và nói: Các em quan sát phép tính về cách tính độ dài của nhóm 1, căn cứ vào kiến thức đã học về phép nhân, phép tính 2 + 2 + 2 có thể chuyển thành phép tính nào? - Như vậy 2 + 2 + 2 = 2 x 3 - Cách 2- - 2 x 3 - Vậy đoạn thẳng CD dài mấy cm? - GV gọi HS trình bày lời giải. 6 cm - HS : Độ dài đoạn thẳng CD là: 2 x 3 = 6 (cm) Đáp số : 6 cm 1 HS nhắc lại phép tính - Trở lại phép tính 2 x 3 trong bài toán này ai cho thầy biết : 2 là gì? 3 là gì? GV ghi 2 x 3 = 6 (Số đo) x (Số lần) = KQ Vậy muốn gấp 2 lên 3 lần ta làm thế nào? - GV đưa thêm VD: Bây giờ thầy có đoạn thẳng AB dài 2 cm. Các em lựa chọn số lần gấp lên. - GV ghi 2 x 5; 2 x 7. - 2 là số đo đoạn thẳng AB, 3 là số lần gấp. Lấy 2 x 3 HS lựa chọn HS nêu phép tính tương ứng GV chỉ vào VD và chốt: Qua các ví dụ trên các em thấy muốn gấp một số lên 3 lần ta lấy số đó x 3, gấp 4 lần nhân 4, gấp 5 lần nhân 5 Vậy muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Gọi 2 HS trả lời: Ta lấy số đó nhân với số lần - HS khác nhận xét. - GV chốt ý kiến đúng và cho HS nhắc lại - HS nhắc lại GV chốt và nói: Đây chính là nội dung phần ghi nhớ và là kiến thức trọng tâm của bài. - GV ghi bảng. - Tổ chức cho HS nhẩm lại ghi nhớ. - HS ghi vở 3. Luyện tập ( 15 phút) Mục tiêu: HS áp dụng kiến thức gấp 1 số lên nhiều lần, phân biệt dạng toán nhiều hơn một số ĐV và gấp một số lần để làm bài tập Bài 1: ( 5 phút) HD học sinh tóm tắt và giải bài toán GV cho HS mở SGK đọc bài tập số 1 – trang 32. GV hỏi: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - HS đọc - Em 6 tuổi, chị gấp 2 lần tuổi em. - Chị bao nhiêu tuổi? - Bài toán này thuộc dạng toán nào? - Trong bài toán: Đâu là số đó ( hay còn gọi là số đã cho?) - Số đã cho gấp lên mấy lần? - Vậy đâu là số lần? - Gấp một số lên nhiều lần. - 6 tuổi 2 lần 2 là số lần - Các em hãy nêu và tóm tắt bài toán này. HS nêu và tóm tắt vào nháp - GV chốt: Tuổi em là một đoạn thẳng thì tuổi chị là 2 đoạn như thế. GV tóm tắt lại trên bảng. Tóm tắt: Bài toán này thuộc dạng toán nào? - HS nhìn tóm tắt đọc lại đề - Gấp một số lên nhiều lần - GV: Trước khi giải bài toán này các em nhẩm lại ghi nhớ. - HS nhẩm ghi nhớ - Dựa vào kiến thức đã học các em giải bài toán vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán. - HS làm - GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét bài của bạn. GV chốt đáp án đúng: Tuổi của chị là: 6 x 2 = 12 ( tuổi) Đáp số 12 tuổi - Yêu cầu HS nhìn đáp án trên bảng kiểm tra lại bài của mình. + Có bao nhiêu bạn giải bài toán giống đáp án giơ tay? + GV hướng dẫn HS sửa - HS đánh giá, nhận xét - HS giơ tay Bài 2 ( 3-4 phút) - Gọi HS đọc đầu bài. HS đọc đầu bài. HS tự tóm tắt và giải bài toán có lời văn liên quan đến gấp 1 số lên nhiều lần GV hỏi: bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Hai mẹ con cùng đi hái cam. Con hái được 7 quả, mẹ hái được số cam gấp 5 lần số cam của con. - Mẹ hái được bao nhiêu quả? - Bài toán thuộc dạng toán nào? Gấp một số lên nhiều lần. - Để tìm số cam mẹ hái các em hãy tóm tắt và giải bài toán vào vở. 1 HS lên bảng giải. - HS làm vở 1- Tóm tắt: 2- Giải: Mẹ hái được số cam là: 7 x 5 = 35 ( quả cam) Đáp số: 35 quả - GV chấm 5 bài của HS - GV tổ chức cho HS nhận xét và đánh giá bài. - HS nhận xét đánh giá - GV chốt bài HS trên bảng, nhận xét chung bài chấm của HS. - HS căn cứ vào bài giảng trên bảng đổi bài kiểm tra bài của bạn. - GV kiểm tra số HS có đáp án đúng. - HS giơ tay - GV chốt hai bài và chuyển bài 3 - HS đọc đề bài số 3 Bài 3: ( 5-6 phút) Phân biệt khái niệm: Nhiều hơn một số đơn vị và gấp 1 số lần GV treo bài 3 lên bảng ( Chơi trò chơi) - Các con hãy đọc những thông tin có trong bài số 3. - Số đã cho: 3,6,4,7,5,0 - Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị: 8 - Gấp số đã cho lên 5 lần: 15 - Các con quan sát mẫu và cho thầy biết: Số đã cho là 3. Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị ta được mấy? - 8 -Người ta làm thế nào để được 8? Vì sao? - 3 + 5 vì nhiều hơn 5 đơn vị ta cộng với 5. - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Nhiều hơn một số đơn vị. GV chốt: Nhiều hơn một số đơn vị ta lấy số đã cho cộng với số đơn vị. Chỉ vào số 15 và hỏi: Tại sao người ta điền số 15 ? Con hãy nêu phép tính tương ứng - Gấp số đã cho lên 5 lần ta nhân với 5 3 x 5 = 15 Trong bài toán này các con lưu ý 2 khái niệm: Nhiều hơn 1 số đơn vị và gấp 1 số lần để tìm kết quả cho đúng GV gạch chân 2 KN - HS theo dõi - GV cho HS cùng tìm kết quả điền vào cột tiếp theo - Số đã cho là 6 Nhiều hơn 5 đơn vị: 11 Gấp lên 5 lần: 30 - Cho HS hoạt động theo nhóm - HS suy nghĩ 1 phút - Gv tổ chức cho HS báo cáo bằng trò chơi tiếp sức: - Thầy chia lớp thành 2 đội, đội xanh và đội đỏ. Mỗi nhóm cử 3 bạn lên nối tiếp nhau điền kết quả vào các cột. Mỗi bạn điền 1 cột. bạn thứ nhất điền xong chuyển bút cho bạn thứ hai. Cứ thế đến khi kết thúc trò chơi - Thời gian chơi là 2 phút. - HS lắng nghe - GV tổ chức cho HS chơi HS thực hành chơi. - GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét trò chơi - HS đánh giá, bình chọn đội chiến thắng - GV kết luận và tuyên dượng HS. Lưu ý HS về phân biệt 2 khái niệm: Hơn một số đơn vị và gấp 1 số lần. - HS vỗ tay 4- Củng cố - dặn dò: ( 2-3 phút) Mục tiêu: HS nắm lại kiến thưc trọng tâm của bài. Trước khi kết thúc tiết học các con cho thầy biết: Qua tiết học hôm nay các con cần nắm vững điều gì? Nhắc lại kết luận của bài. Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức bài hôm nay để học tốt tiết luyện tập và các tiết học liên quan. Nhận xét tiết học, cảm ơn và chúc các thầy cô tới dự tiết học. Em xin trân trọng cảm ơn! - HS lắng nghe HS nhắc lại kết luận - HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm: