Giáo án Toán Lớp 4 - Học kỳ II (2 cột)

Giáo án Toán Lớp 4 - Học kỳ II (2 cột)

1/.KTBC :

 GV gọi 4 HS lên sửa bài tiết trước.

2/.Bài mới :

 a/.Giới thiệu :

 GV giới thiệu bài và ghi tựa.

b/.Dạy – học bài mới :

 Trước khi vào bài mới, GV nên cho HS ôn lại thế nào là chia hết, thế nào là không chia hết qua các ví dụ đơn giản. Chẳng hạn, cho HS thực hiện các phép chia :

 18 : 3 = 6 ; 19 : 3 = 6 (dư 1).

 Khi đó 18 chia hết cho 3 và 19 không chia hết cho 3.

 Nếu 5 x 3 = 15 thì 15 : 3 = 5, lúc này 15 chia hết cho 3 và cũng chia hết cho 5.

*GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2

 -GV đặt vấn đề : Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó, cả lớp sẽ cùng nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó.

 -GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 :

 +GV chia nhóm, cho các nhóm thảo luận để tìm ra các số chia hết cho 2, các số không chia hết cho 2

 +Sau khi thảo luận xong GV cho các nhóm lên viết các số đó vào nhóm chia hết và không chia hết cho 2.

 +GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2.

 VD :

 GV hỏi :số 24 có chữ số tận cùng là số mấy ?

 Số 24 chia hết cho 2, GV cho HS nhẩm nhanh các số 4, 14, 34, có chữ số tận cùng là mấy ? Các số này có chia hết cho 2 không?

 Từ đó GV rút ra kết luận :Các số có tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.

 -GV cho HS tiến hành tương tự với các số còn lại :0, 2, 6, 8.

 -Sau đó GV hỏi :Vậy các số chia hết cho 2 có tận cùng là những chữ số nào ?

 -GV cho quan sát và nhận xét đối với các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì có chia hết cho 2 không. Vì sao ?

 -GV gọi HS nêu kết luận trong SGK.

 -GV chốt lại :Muốn biết một số có chia hết cho 2 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.

 *GV giới thiệu số chẵn và số lẻ

 -GV nêu : “Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn”

 -GV cho HS nêu VD về các số chẵn. GV chọn và ghi lại 5 VD về số chẵn có các chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Sau đó cho HS khai thác một cách nêu nêu khái niệm về các số chẵn nữa là :Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là số chẵn.

 -GV nêu tiếp “Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ” và cho HS tiến hành như trên.

 -GV cho cả lớp thảo luận và nhận xét :Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ.

 

doc 207 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Học kỳ II (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :83 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I/.Mục tiêu :
 Giúp HS :
 -Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
 -Nhận biết số chẵn và số lẻ.
 -Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
II/.Đồ dùng dạy học :
 -SGK, bảng phụ.
III/.Hoạt động trên lớp :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/.KTBC :
 GV gọi 4 HS lên sửa bài tiết trước.
2/.Bài mới :
 a/.Giới thiệu :
 GV giới thiệu bài và ghi tựa.
b/.Dạy – học bài mới :
 Trước khi vào bài mới, GV nên cho HS ôn lại thế nào là chia hết, thế nào là không chia hết qua các ví dụ đơn giản. Chẳng hạn, cho HS thực hiện các phép chia :
 18 : 3 = 6 ; 19 : 3 = 6 (dư 1).
 Khi đó 18 chia hết cho 3 và 19 không chia hết cho 3.
 Nếu 5 x 3 = 15 thì 15 : 3 = 5, lúc này 15 chia hết cho 3 và cũng chia hết cho 5.
*GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
 -GV đặt vấn đề : Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó, cả lớp sẽ cùng nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó.
 -GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 :
 +GV chia nhóm, cho các nhóm thảo luận để tìm ra các số chia hết cho 2, các số không chia hết cho 2
 +Sau khi thảo luận xong GV cho các nhóm lên viết các số đó vào nhóm chia hết và không chia hết cho 2.
 +GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2.
 VD :
 GV hỏi :số 24 có chữ số tận cùng là số mấy ?
 Số 24 chia hết cho 2, GV cho HS nhẩm nhanh các số 4, 14, 34,  có chữ số tận cùng là mấy ? Các số này có chia hết cho 2 không?
 Từ đó GV rút ra kết luận :Các số có tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.
 -GV cho HS tiến hành tương tự với các số còn lại :0, 2, 6, 8.
 -Sau đó GV hỏi :Vậy các số chia hết cho 2 có tận cùng là những chữ số nào ?
 -GV cho quan sát và nhận xét đối với các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì có chia hết cho 2 không. Vì sao ?
 -GV gọi HS nêu kết luận trong SGK.
 -GV chốt lại :Muốn biết một số có chia hết cho 2 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
 *GV giới thiệu số chẵn và số lẻ
 -GV nêu : “Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn”
 -GV cho HS nêu VD về các số chẵn. GV chọn và ghi lại 5 VD về số chẵn có các chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Sau đó cho HS khai thác một cách nêu nêu khái niệm về các số chẵn nữa là :Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là số chẵn.
 -GV nêu tiếp “Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ” và cho HS tiến hành như trên.
 -GV cho cả lớp thảo luận và nhận xét :Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ.
c/.Luyện tập – Thực hành :
 -Bài 1 : GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 a/.GV cho HS chọn ra các số chia hết cho 2. Sau đó cho vài HS đọc bài làm của mình và giải thích tại sao lại chọn các số đó.
 b/.GV cho HS làm tương tự như phần a.
 -Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu của bài . Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
 -Bài 3 :Gọi HS đọc yêu cầu bài tập , cho HS thi đua lên bảng viết kết quả.
 -Bài 4:GV cho HS đọc đề bài. Gọi 2 HS làm trong bảng phụ, cả lớp làm VBT.
3/.Củng cố :
 -GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” để củng cố, khắc sâu kiến thức của bài.
4/.Dặn dò :
 -Nhận xét tiết học.
 -Về chuẩn bị bài cho tiết sau
-HS lên bảng sửa bài.
-HS nghe.
-HS lắng nghe và nhớ lại cách chia hết và chia không hết.
-HS làm việc theo nhóm.
-Các nhóm lên bảng viết các số chia hết và không chia hết cho 2.
-HS so sánh và đối chiếu.
-Số 4
-Tận cùng là 4
-Các số này chia hết cho 2.
-HS lặp lại.
-HS nêu giống như VD trên.
-Là những số 0, 2, 4, 6, 8.
-Không chia hết cho 2 vì :các phép chia đều có dư.
-HS nêu kết luận.
-HS nghe và nhớ.
-HS nghe.
-HS nêu .
-HS lặp lại.
-HS cả lớp thảo luận và tiến hành như VD trên.
-HS đọc chọn và giải thích.
-HS đọc và 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
-HS đọc và lên thi tiếp sức.
 +346, 364, 634.
 +365, 563, 653.
-2 HS làm bảng phụ, cả lóp làm VBT.
 a/.340, 342, 344, 346, 348, 350.
 b/.8347, 8349, 8351, 8353, 8355, 8357.
-HS tham gia trò chơi.
-HS cả lớp.
Tiết : 84 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I/.Mục tiêu :
 Giúp HS ;
 -Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
 -Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.
 -Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5.
II/.Đồ dùng dạy học :
 -SGK, bảng phụ, bảng từ.
III/.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng viết các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2.
2/.Bài mới:
 a/.Giới thiệu:
 -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
b/.Dạy – học bài mới:
 *GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5.
 -GV cho HS thảo luận tìm những số chia hết cho 5 và những số không chia hết cho 5.
 -Phát cho mỗi nhóm 1 cái bảng phụ để các nhóm ghi số vừa tìm được vào.
 -Cho các nhóm đem bảng của nhóm mình lên treo trước lớp , các nhóm khác nhận xét.
 -Sau đó GV cho HS chú ý đến các số chia hết cho 5 để rút ra nhận xét chung về các số chia hết cho 5.
 -GV gợi ý để HS có thể nhận ra chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5: 
 +Các số các em đã tìm em cho là số chia hết cho 5 vậy những số đó có chữ số tận cùng là những số nào ?
 -GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5: “Các số có chữ số tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5”.
 -GV cho HS chú ý đến các phép tính không chia hết cho 5;
 +Cho HS nhận xét những số không chia hết cho 5 có các chữ số tận cùng là số nào ?
 +Các số đó không chia hết cho 5 không? Vì sao ?
 -GV chốt ý :Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta chỉ cần xét số tận cùng bên phải, nếu là 5 hoặc 0 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5.
c/.Luyện tập – Thực hành:
 -Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 Cho HS làm miệng.
 -Bài 2: Cho HS đọc đề bài.
 Gọi 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT. Sau đó cho HS nêu kết quả.
 -Bài 3: Cho HS đọc đề bài và thảo luận cần chọn những số có tận cùng là số nào để dễ dàng tìm được số có 3 chữ số chia hết cho 5.
 GV cho HS nhận xét.
 -Bài 4:Cho HS đọc đề bài, sau đó gợi ý cho HS tìm các số chia hết cho 5 trước sau đó tìm các số chia hết cho 2 trong những số đó.
 +Hãy nhận xét về chữ số tận cùng của các số này ?
 +Nhận xét xem trong các số này số nào vừa không chia hết cho 2 vừa không chia hết cho 5?
3/.Củng cố:
 -Nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
 -Cho HS chọn kết quả đúng.
4/.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-2 HS lên bảng viết.
-HS nghe.
-HS thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm ghi các số tìm được vào bảng phụ.
-HS nhận xét bài của bạn.
-HS nêu.
-2 HS nêu.
-HS nêu.
-Không vì chia có dư 
-HS nghe.
-HS đọc.
-HS làm bài miệng.
-HS đọc.
-3HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
 a/.150, 155, 160.
 b/.3575, 3580, 3585.
 c/.335, 340, 345, 350, 355, 360.
-HS thảo luận để tìm ra các số :
 + 750, 570, 705.
-HS đọc.
 a/.660, 3000.
 b/.35, 945.
-Số 0 và số 5
-57, 5553.
-Vài HS nêu.
-Cả lớp cùng tham gia.
-HS cả lớp.
Tiết :85 LUYỆN TẬP 
I/.Mục tiêu :
 Giúp HS :
 -Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
 -Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
II/.Đồ dùng dạy học :
 -SGK, bảng phụ.
III/.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/.KTBC:
 -GV cho một vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và yêu cầu cho VD minh hoạ chỉ rõ số chia hết cho 2, số không chia hết cho 2.
 -GV cho tiến hành như trên để kiểm tra về dấu hiệu chia hết cho 5.
2/.Bài mới:
 a/.Giới thiệu:
 -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
 b/.Luyện tập – Thực hành:
 Bài 1: yêu cầu HS đọc đề bài.
 GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Khi chữa bài, GV cho HS nêu các số đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn các số đó.
 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
 GV cho HS tự làm bài, một HS nêu kết quả, cả lớp phân tích, bổ sung. GV cho HS kiểm tra chéo nhau.
 -Hỏi: hãy nêu các số chia hết cho 2.
 -Dựa vào đâu các em tìm được các số này ?
 -Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
 -Dựa vào đâu các em tìm được các số này ?
 Bài 3: yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Số phải viết cần thoả mãn các yêu cầu nào?
 GV cho HS tự làm bài. Khi chữa bài GV chú ý yêu cầu HS nêu lí do chọn các số đó trong từng phần, HS có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn:
 a). -Cách 1 (lần lượt xem xét từng số): HS sẽ loại các số 345 ; 296 ; 341 ; 3995 ; 324 và chọn các số là: 480 ; 2000 ; 9010.
 -Cách 2:
 Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 ; 5.
 Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
 Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải la. Vì vậy ta chọn được các số: 480 ; 2000 ; 9010.
 GV khuyến khích HS làm theo cách 2 vì nhanh, gọn hơn.
 b). và c). :GV cho HS làm tương tự như phần a).
 Bài 4
 GV cho HS nhận xét bài 3; Khái quát kết quả phần a) của bài 3 và nêu số có chữ số tận  ... ơi lăm nghìn ba trăm sáu mươi tám; Chữ số 9 ở hàng trăm nghìn, lớp nghìn, có giá trị là 900000.
-Tính, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
120 Í = 80 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
120 Í 80 = 9600 (m2)
Số tạ thóc thu được từ thửa ruộng đó là:
50 Í (9600 : 100) = 4800 (kg)
4800 kg = 48 tạ
Đáp số: 48 tạ
-Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
-HS làm bài vào VBT.
Tiết : 174	 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	Giúp HS ôn tập về:
 -Viết số tự nhiên.
 -Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
 -Tính giá trị của biểu thức chứa phân số.
 -Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 -Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành.
 II. Đồ dùng dạy học:
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 173.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Nêu mục tiêu của tiết học.
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS viết số theo lời đọc, GV có thể đọc các số trong SGK hoặc các số khác. Yêu cầu HS viết số theo đúng trình tự đọc.
 Bài 2
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS vừa chữa bài. 
 Bài 3
 -Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức, khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. 
 Bài 4
 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, sau đó yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5
 -GV đọc từng câu hỏi trước lớp, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
 +Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì ?
 +Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có đặc điểm gì ?
 -Hỏi thêm:
 +Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có đúng không ? Vì sao ?
 +Nói hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt có đúng không ? Vì sao ?
-GV nhận xét câu trả lời của HS. 
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-Viết số theo lời đọc của GV. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-HS tự làm bài vào VBT, sau đó 1 HS chữa miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Nếu biểu thị số học sinh trai là 3 phần bằng nhau thì số học sinh gái là 4 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh gái là:
35 : 7 Í 4 = 20 (học sinh)
Đáp số: 20 học sinh
+Hình vuông và hình chữ nhật cùng có:
­ 4 góc vuông.
­ Từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
­ Các cạnh liên tiếp vuông góc với nhau.
+Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có các đặc điểm:
­ Tùng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
+Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt là đúng vì hình vuông có tất cả các đặc điểm của hcnvà thêm đặc điểm là có 4 cạnh bằng nhau.
+Nói hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt là đúng vì hình chữ nhật có tất cả các đặc điểm của hình bình hành và có thêm đặc điểm là có 4 góc vuông.
Tiết : 175	 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	Giúp HS ôn tập về:
 -Giá trị theo vị trí của chữ số trong số.
 -Phép nhân số tự nhiên có nhiều chữ số.
 -Khái niệm ban đầu về phân số.
 -Phân số bằng nhau.
 -Đơn vị đo khối lượng, độ dài, thời gian.
 -Các phép tính với phân số.
 -Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, tính diện tích hình chữ nhật.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -Phô tô phiếu bài tập như tiết 175 – Luyện tập chung cho từng HS.
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học hôm nay các em sẽ tự làm một bài luyện tập tổng hợp để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.
 b).Giới thiệu bài mới
 -GV phát phiếu đã phô tô cho từng HS, yêu cầu HS tự làm các bài tập trong thời gian 35 phút, sau đó chữa bài và hướng dẫn HS cách chấm điểm. 
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra và chấm điểm cho nhau.
Đáp án:
1. 
	a). Khoanh vào C.
	b). Khoanh vào B.
	c). Khoanh vào D.
	d). Khoanh vào A.
	e). Khoanh vào A.
2. 
a). 2 – = – = 
	b). + Í = + = + = 
3.
	a). Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao 1010 cm hay 10 m 10 cm.
	b). Năm 2010 cả nước ta kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Như vậy, Thủ 
 đô Hà Nội thành lập vào năm 1010 thuộc thế kỉ thứ XI.
4.
Bài giải
	Ta có sơ đồ:
 	 	 ? m
	Chiều rộng: | | |	 24 m
Chiều dài: | | | | | |
 	 ? m
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần) 
Chiều rộng của mảnh vườn là:
24 : 3 Í 2 = 16 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là:
16 + 24 = 40 (m)
Diện tích của mảnh vườn là:
16 Í 40 = 640 (m2)
Đáp số: a). Chiều dài: 40 m ; Chiều rộng: 16 m
 b). Diện tích: 640 m2 
	GV chữa bài, có thể hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả bài làm của mình như sau:
	Bài 1 được 4 điểm (mỗi lần khoanh đúng được 0,8 điểm).
	Bài 2 được 1,5 điểm:
	a). Tính đúng được 0,5 điểm.
	b). Tính đúng và rút gọn kết quả 1 điểm. (Nếu không rút gọn được 0,5 điểm)
	Bài 3 được 1 điểm:
	a). Điền đúng hai chỗ trống được 0,5 điểm.
	b). Điền đúng hai chỗ trống được 0,5 điểm.
	Bài 4 được 3,5 điểm:
	-Vẽ đúng sơ đồ minh hoạ bài toán được 0,5 điểm.
	-Tính đúng hiệu số phần bằng nhau được 0,5 điểm.
	-Tính đúng chiều dài hình chữ nhật được 1 điểm.
	-Tính đúng chiều rộng hình chữ nhật được 0,5 điểm.
	-Tính đúng diện tích hình chữ nhật được 0,5 điểm.
	-Viết đúng đáp án được 0,5 điểm.
4.Củng cố:
 -GV nhận xét kết quả làm bài của HS.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II.
KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC ĐỂ GV THAM KHẢO
I. Mục tiêu:
Kiểm tra kết quả học tập của HS về các nội dung:
 -Xác định giá trị theo vị trí của một số chữ số trong một số.
 -Khái niệm ban đầu về phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số, các phép tính về phân số.
 -Ước lượng độ dài.
 -Giải bài toán liên quan đến tìm phân số của một số, tính diện tích hình chữ nhật.
 II. Đề kiểm tra dành cho GV tham khảo: (Dự kiến HS làm bài trong 40 phút)
	Phần 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây:
Chữ số 3 trong số 534260 chỉ
A. 300 	B. 3000	C. 30000	D. 300000
	2. Phân số bằng phân số nào dưới đây ?
	 A. 	B.	C. 	D. 
	3. Trong các phân số dưới đây, phân số nào lớn hơn 1 ?
	 A. 	B.	C. 	D. 
	4. Phân số nào chỉ phần đã tô đậm của hình H ?
Hình H
	A. 	B. 	C. 	D. 
	5. Một phòng học hình chữ nhật có chiều dài khoảng:
	A. 10 cm 	B. 10 dm	C. 10 m	D. 10 dam
	Phần 2: Tính:
 + =	
 - = 	
 Í = 	
- : = 	
Phần 3: Giải bài toán:
	Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng là 20 m, chiều dài bằng chiều rộng. Tính diện tích của mảnh đất đó.
 III. Hướng dẫn đánh giá:
	Phần 1: 3 điểm
Khoanh vào mỗi câu trả lời đúng của các bài 1, 3, 4, 5 được 0,5 điểm, riêng bài 2 được 1 điểm.
	Phần 2: 4,5 điểm
	-Tính đúng ở mỗi bài 1, 2 được 1 điểm.
	-Tính đúng và rút gọn kết quả ở bài 3 được 1 điểm (không rút gọn chỉ được 0,5 điểm)
	-Tính đúng và rút gọn kết quả ở bài 4 được 1,5 điểm (không rút gọn chỉ được 1 điểm)
	Phần 3: 2,5 điểm
	-Nêu câu lời giải và tính đúng chiều dài được 1 điểm.
	-Nêu câu lời giải và tính đúng diện tích của mảnh đất được 1 điểm.
	-Nêu đáp số đúng được 0,5 điểm.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
Kiểm tra kết quả học tập của HS về:
 -Khái niệm ban đầu về phân số, so sánh phân số, các phép tính về phân số.
 -Quan hệ của một số đơn vị đo thời gian.
 -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 II. Đề kiểm tra dành cho GV tham khảo: (Dự kiến HS làm bài trong 45 phút)
	Phần 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây:
	1). Hình nào có số ô vuông đã tô đậm ?
 A	B
 C	D
	2). Phân số bằng phân số nào dưới đây ?
	A. 	B. 	C. 	D. 
	3). Phân số nào lớn hơn 1 ?
	A. 	B. 	C. 	D. 
	4). Khoảng thời gian nào ngắn nhất ?
	A. 180 giây	B. 2 giờ	C. giờ	D. giờ
	5). Phân số lớn nhất trong các phân số ; ; ; là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
	Phần 2:Tính:
1). + =	
2). - = 	
3). Í = 	
4). : = 	
5). + Í = 	 
	Phần 3: Giải bài toán:
	Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 320m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó.
 III. Hướng dẫn đành giá:
	Phần 1 (3 điểm)
	Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của các bài 1, 2, 3, 4 được 0,5 điểm, riêng bài 5 được 1 điểm.
	Phần 2 (4 điểm)
	Làm tính đúng mỗi bài 1, 2, 3, 4 được điểm, riêng bài 5 được 1 điểm.
	Phần 3 ( 3 điểm)
	-Nêu câu lời giải và tính đúng chu vi, được 0,5 điểm.
	-Nêu câu lời giải và tính đúng chiều rộng, được 1 điểm.
	-Nêu câu lời giải và tính đúng chiều dài, được 0,5 điểm.
	-Nêu câu lời giải và tính đúng diện tích, được 0,5 điểm.
	-Nêu đúng đáp số, được 0,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Toan lop 4 hoc ki II.doc