Giáo án Toán Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Toán Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

 -Giúp học sinh

 +Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki- lô-met- vuông

 + Biết đọc, viết đúng các số dô diện tích theo đơn vị đo kilômét vuông. Biết 1 km2 = 1000000m2 và ngược lại

 + Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : cm2, dm2, m2, km2

II. Đồ dùng dạy - học

 - Sử dụng bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng hoặc mặt hồ, vùng biển .

III.Hoạt động dạy- học

 

doc 225 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Tiết 83:	
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 
I.Mục tiêu:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 
-Nhận biết số chẵn và số lẻ 
 -Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 
II. Đồ dùng dạy- học 
-Phấn màu, bảng phụ ghi sẵn kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2 
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài mới:
Giới thiệu: Để biết 1 số có thể chia hết cho 1 số khác hay không chúng ta phải làm gì ? Trong toán học cũng như trong thực tế, không phải lúc nào ta cũng thực hiện phép tính mới biết 1 số có thể chia hết cho 1số khác hay không ?Đó là chúng ta dựa vào các dấu hiệu chia hết để kiểm tra –Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu hiệu chia hết cho 2.
-lắng nghe- nhắc lại tựa bài 
a.Trò chơi chơi “ Thi tìm số chia hết cho 2 
- Phổ biến cách chơi 
+Chia lớp thành hai đội chơi A và B 
+Tất cả lớp cùng suy nghĩ, mỗi bạn tìm 5 số tự nhiên chia hết cho 2 
+Bắt đầu cuộc chơi, đọc 5 số tự nhiên chia hết cho 2 .Khi đọc xong chỉ và gọi tên một học sinh bất kì (Học sinh 1) đội A 
+Học sinh 1 đứng lên đọc 5 số tự nhiên chia hết cho 2. Nếu đúng thì được chỉ và gọi tên một bạn khác ( học sinh 2) ở đội B. nếu sai hoặc đọc chậm thì chỉ 1 học sinh khác ở đội B. học sinh được chỉ lại đọc 5 số tự nhiên chia hết cho 2
+Tiếp tục chơi như thế khoảng 5 phút 
+ Ghi các số học sinh tìm được lên bảng ( ghi riêng các số không chia hết cho 2 ) 
+Tổng kết đội nào tìm được nhiều số là đội thắng cuộc 
b. Dấu hiệu chia hết cho 2
 -Hỏi : Em đã tìm ra các số chia hết cho 2 như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc lại các số chia hết cho 2 đã tìm được và hỏi Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của các số chia hết cho 2?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại và nêu : Đó chính là dấu hiệu chia hết cho 2 
- Hỏi: Những số có tận cùng là những số nào thì không chia hết cho 2 ?
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2 trong Toán 4 đồng thời ghi kết luận lên bảng 
- Kết luận : Vậy, để biết một số có chia hết cho 2 hay không chúng ta chỉ việc nhìn vào số tận cùng của số đó.
c. Số chẵn, số lẻ
 -Giới thiệu : số chia hết cho 2 gọi là số chẵn 
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về số chẵên (Chú ý sao cho học sinh lấy đủ các dạng của chữ số tận cùng 0,2,4,6,8)
- Các số chẵn là các số có chữ số tận cùng như thế nào?
- Kết luận lại: Số chia hết cho 2 được gọi là số chẵn. ta cũng có thể nói cách khác các số có tận cùng là 0,2,4,6,8 được gọi là số chẵn 
- Giới thiệu về số lẻ tương tự như cách giới thiệu số chẵn 
- Một số học sinh nêu cách làm của mình 
 + Em nghĩ một số bất kì rồi chia nó cho 2
+ Em dựa vào bảng nhân 2 để tìm 
-Đọc, nhận xét các số và trả lời : các số chia hết cho 2 có tận cùng là các số 0,2,4,6,8
-Những số có chữ số tận cùng là 1,3,5,7,9, thì không chia hết cho 2
-Học sinh nghe và ghi nhớ kết luận 
-Học sinh nối tiếp nhau nêu ví dụ trước lớp 
-là các số có chữ số tận cùng là 0,2,4,6,8
- Học sinh rút ra kết luận ; Số không chia hết cho 2 được gọi là số lẻ. hay số có tận cùng là 1,3,5,7,9 được gọi là số lẻ 
*Luyện tập – thực hành 
 ÄBài 1
-Goiï học sinh nêu yêu cầu 
 - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh chữa bài trước lớp 
- Yêu cầu học sinh giải thích lí do 
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
ÄBài 2:
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài trước lớp 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau 
- Hỏi; Em đã làm thế nào để tìm được 4 số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2?
-Khi dựa vào dấu hiệu này em có cần quan tâm đến hàng chục của số đó không?
- Hỏi tương tự với phần b để củng cố về các số không chia hết cho 2 
ÄBài 3:
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài phần a
-Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài. Có thể gợi ý cho học sinh kém: Em phải chọn chữ số nào trong các chữ số 3,4,6 để số đó là số chẵn 
-Gọi học sinh lên bảng viết số
-Tiến hành tương tự đối với phần b 
ÄBài 4:
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài 
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 
- Hỏi; Các số trong dãy số a là các số như thế nào?
-Các số trong dãy số b là các số như thế nào ?
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
2. Củng cố,dặn dò: 
 -Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Những số như thế nào được gọi là số chẵn? Những số như thế nào được gọi là số lẻ?
 - Dặn HS học thuộc ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 2
- Nhận xét tiết học.
- Đọc yêu cầu SGK 
- Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh nêu bài làm của mình trước lớp 
Học sinh 1: các số hcia hết cho 2 là 98,1000,744,7536,5782
Học sinh 2: các số không chia hết cho 2 là 35,89,867,84683,8401
-Học sinh trả lời 
VD: 
98 chia hết cho 2 vì có số tận cùng là 8 98:2 = 49 
-Học sinh đọc đề bài 
-Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
-Em dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2 viết các số có hai chữ số mà tận cùng là 0,2,4,6,8,
-Không cần, chỉ cần quan tâm đến chữ số tận cùng
- Học sinh đọc đề 
- Số có 3 chữ số 
- Là số chẵn 
- Có cả ba chữ số 3,4,6
 -Học sinh làm bài vào vở bài tập 
- Học sinh có thể viết được các số sau:346,436,364,634
-2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập 
346,348
b.8353,8355
-Là các số chẵn liên tiếp, bắt đầu từ số 344 đến số 350
-Là các số lẻ liên tiếp, bắt đầu từ số 8347 đến số 8357
- 3 học sinh lần lượt trả lời trước lớp 
Tiết 84	DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 
I.Mục tiêu:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5
-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5 
-Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp dấu hiệu chia hết cho 5
II.Hoạt động dạy- học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ?
 - Những số thế nào là số chẵn ?Nhựng số thế nào là số lẻ ?Nêu ví dụ .
 - Nhận xét.
- HS trả lời ,cả lớp nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thịêu bài 
-Trong giờ học này, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các dấu hiệu chia hết. bài học Hôm nay giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5 
- Nghe giới thịêu bài 
 b. Các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5 
 - Kẻ bảng lớp thành 2 phần. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn 19 học sinh lên tham gia tìm số. Đội 1, tìm các số chia hết cho 5. đội 2 tìm các số không chia hết cho 5. mỗi học sinh trong đôïi tìm 1 số, ghi vào phần bảng của mình sau đó truyền phấn cho bạn khác trong đội tìm 
- Hỏi: Em đã tìm các số chia hết cho 5 như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc lại các số chia hết cho 5 và yêu cầu học sinh nhận xét về chữ số tận cùng bên phải của các số này 
- Những số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 không ? Cho Ví dụ?
- Vậy muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta có thể dựa vào điều gì?
- Kết luận : Đó chính là dấu hiệu chia hết cho 5 ( Ghi lên bảng kết luận về dấu hịêu chia hết cho 5)
- Học sinh nối tiếp nhau tìm các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 (Chú ý để các số chia hết cho 5 có cả số có tận cùng là 0, có cả số có số tận cùng là 5; các số không chia hết cho 5 có đủ các trường hợp số dư là 1,2,3,4,. Nếu học sinh không tìm được thì bổ sung )
- Một số học sinh trả lời trước lớp 
- Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng bên phải là 0 hoặc 5 
- Những số không có chữ số tạn cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5 
 Ví dụ: 13: 5=2( dư 3)
-Ta có thể dựa vào chữ số tận cùng của số đó. Nếu só đó có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, nếu chữ số tận cùng không phải là 0 hoặc 5 thì số đó không chia hết cho 5
*Luyện tập – thực hành 
 ÄBài 1
 - Gọi học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu các em tự làm bài vào vở bài tập 
- Hỏi: Vì sao em nói các số 35,660,3000 ,945 chia hết cho 5 ? hãy chứng minh bằng phép tính 
-Vì sao em nói các số 8,57,4674,5553 không chia hết cho 5? Hãy chứng minh bằng phép tính 
ÄBài 2:
 - Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng phần a
 150 <..< 160
- Hỏi: Số cần điền vào chỗ trống trên phải thỏa mãn các điều kiện nào?
-Vậy điền số nào vào chỗ trống ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại của bài 
- Nhận xét vàcho điềm học sinh 
ÄBài 3:
 - Gọi 1 học sinh đọc đè bài trước lớp 
-Các số phải viết cần thỏa mãn các điều kiện gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập 
 có thể đặt câu hỏi gợi ý cho các học sinh kém: để số đó chia hết cho 5 thì em phải chọn chữ số nào làm chữ số tận cùng ? Chữ số 0 có đứng ở hàng trăm được hay không?
- Gọi học sinh chữa bài, sau đó nhận xét 
ÄBài 4:
 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu học sinh nêu lại dấu hịêu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5 
- Hỏi: Vậy một số muốn vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì phải có chữ số tận cùng là số mấy?
- Yêu cầu học sinh làm bài 
-Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 ?
-Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 ?
-Số nào không chia hết cho 2 và cũng không chia hết cho 5?
- Nhận xét bài làm của học sinh 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5
 - Dặn HS học ghi nhớ, chuẩn bị bài sau :Luyện tập.
 -  ... luyện thêm ,chuẩn bị bài sau ; Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 172	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về
 +Sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn 
 	+Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số. Tìm một thành phần chưa biết của phép tính 
+Giải bài toán liên quan đến tìm hai số biết tổng va hiệu hoặc biết hịêu và tỉ số của hai số đó
II.Hoạt động dạy- học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài kiểm:
 - Gọi HS lên bảng làm bài tập 5 tr 176
 - Nhận xét .
2. Bài mới:
- 1HS lên bảng giải, cả lớp theo dõi ,nhận xét
 * Giới thiệu bài 
-Giới thiệu : Hôm nay ,chúng ta sẽ ôn lại 1 số kiến thức về số đo diện tích, tính giá trị của biểu thức chứa phân số và bài toán có lời văn.
-Nghe GV giới thiệu bài 
*Huớng dẫn ôn tập 
ÄBài 1 
- Yêu cầu học sinh đọc diện tích của các tỉnh được thống kê
-Yêu cầu học sinh sắp xếp các số đo diện tích của các tỉnh theo thứ tự từ bé đến lớn 
-Gọi học sinh chữa bài, yêu cầu học sinh giải thích cách sắp xếp của mình 
Nhận xét vàcho điểm học sinh 
ÄBài 2
-Yêu cầu học sinh tự làm bài, nhắc các em thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức váut gọn kết quả nếu phân số chưa tối giản
-1 học sinh đọc trước lớp
-So sánh các số đo rồi sắp xếp 
-Nêu 
+ Các số đo có cùng đơn vị đó là km2 nên ta chỉ việc so sánh chúng như so sánh các số tự nhiên có nhiều chữ số 
+Ta có 
9615 <9765 <15496<19599
Vậy 
9615km2<9765km2<15496km2<19599km2
- Tên các tỉnh sắp xếp theo số đo diện tích từ bé đến lớn là 
-KonTum, LâmĐồng, GiaLai, ĐắcLắc
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập 
a) c)
b) d) 
- Chữa bài của học sinh trên bảng lớp, sau đó nhận xét vàcho điểm học sinh 
ÄBài 3
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài 
a) 
-2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
b) 
-Yêu cầu học sinh nêu cách tìm x của mình 
-Nhận xét và cho điểm học sinh 
ÄBài 4
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
@Hỏi:
-Hiệu của hai số tự nhiên liên tiếp là mấy?
-Vậy bài toán thuộc dạng toán gì?
-Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ bài toán rồi giải 
-Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ, số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích 
- Theo dõi bài chữa của GV, 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau
-Tìm ba số tự nhiên liên tiếp biết tổng của ba số là 84
-Hiệu của 2 số tự nhiên liên tiếp là 1
-Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hịêu của hai số đó
-Làm bài vào vở bài tập 
Bài giải 
Hịêu số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị
? 
Số thứ nhất 
Số thứ hai 
? 
? 
1 
1 
Số thứ ba 
84 
Ta có sơ đồ
Theo sơ đồ, ba lần của số thứ nhất là
84-1-(1+1)=81
Số thứ nhất là 
 81:3=27
Số thứ hai là 
 27+1=28=28
Số thứ ba là 
 28+1=28=29
Đáp số: 27,28,29
ÄBài 5
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài rồi tự làm bài 
- Làm bài vào vở bài tập 
Bài giải 
? tuổi 
? tuổi 
Tuổi con 
Tuổi bố
30 tuổi 
Ta có sơ đồ 
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là
6-1=5 (phần)
Tuổi của con là
30:5=6 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là là
9-3=6 (tuổi)
Tuổi của bố là
6+30=36 (tuổi)
Đáp số: Con 6 tuổi; bố 36 tuổi 
- Gọi học sinh chữa bài trước lớp 
-Nhận xét và cho điểm 
-1 học sinh chữa bài miệng trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra bài của mình
3 Củng cố – Dặn dò:
- Hiệu của 2 số tự nhiên liên tiếp bằng mấy ?
- Dặn HS về làm bài luyện thêm ,chuẩn bị bài sau ; Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
- Hiệu của 2 số tự nhiên liên tiếp bàng 1
 Tiết	173 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
	-Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
	+Đọc số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số 
Thực hiện các phép tính với các số tự nhiên 
 	+So sánh hai phân sô 
+Giải bài toán liên quan tới tính dịên tích hình chữ nhật và các số đo khối lượng
II.Hoạt động dạy- học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài kiểm:
 -Gọi 2 Hs lên bảng làm bài 2c, 2d- Nêu cách thực hiện.
 - Nhận xét .
2.. Bài mới:
-2 HS làm bảng làm ,cả lớp theo dõi ,nhận xét.
 *Giới thiệu bài 
- Giới thiệu Tiết toán hôm nay ,các em tiếp tục ôn tập về đọc số,thực phép tính với số tự nhiên, so sánh phân số và giải bài toán có lời văn.
-Nghe GV giới thịêu bài 
 *Hướng dẫn ôn tập 
ÄBài 1
 -Yêu cầu học sinh đọc số đồng thời nêu vị trí và giá trị của chữ số 9 trong mỗi số
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
ÄBài 2
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính 
ÄBài 3
-Yêu cầu học sinh so sánh và điền dấu so sánh, khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu rõ cách so sánh của mình 
ÄBài 4
- Gọi học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài 
-4 học sinh nối tiếp nhau trả lời, mỗi học sinh trả lời về 1 số Ví dụ
-975368 Đọc là Chín trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi tám. Chữ số 9 ở hàng trăm nghìn, lớp nghìn, có giá trị là 900000
-Tính, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của mình
-1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập 
-1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là 
(m)
Diện tích của thửa ruộng là 
120x80=9600 (m2)
Số tạ thóc thu được từ thửa ruộng đó là 
50 x(9600:100)=4800 (kg)
4800kg=48 tạ
Đáp số 48 tạ
 -Chữa bài của học sinh trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh 
ÄBài 5
-Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp 
-Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình 
- Làm bài vào vở bài tập
Ta có -=207
Ta nhận thấy b phải khác 0 vì nếu b= 0 thì 0 -0=0( khác 7)
Lấy 10-b=7 ®b=3 nhớ 1 sang a thành a +1 ( ở hàng chục)
b trừ a +1 bằng 0 thì a+1 =3, ta tìm được a=2
Vậy ta có phép tính 230 -23=207
Ta có +=748
Ta nhận thấy ở hàng đơn vị 0+b=8® b= 8
Ở cột chục b+a bằng 14 ( nhớ 1 sang 1 hàng trăm ) ® a = 6
Vậy ta có phép tính 680+68= 748
3 Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài luyện thêm, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. 
- Nhận xét tiết học.
 Tiết	174	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
	-Giúp học sinh ôn tập, củng cố về 
 	+Viết số 
+Chuyển đổi các số đo khối lượng 
+Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số 
+Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng và tỉ só của hai số đó
+Mối quan hệ giữa hình vuông và hình chữ nhật ; hình chữ nhật và hình bình hành
II.Hoạt động dạy- học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài kiểm: 
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5 trang 177.
 - Nhận xét .
2. Bài mới:
-2 HS lên bảng làm ,cả lớp theo dõi nhận xét.
 * Giới thiệu bài 
-Giới thiệu :Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về viết số tự nhiên ,chuyển đỏi đơn vị đo khối lượng, tính giá trị của biểu thức chứa phân số, qua bài :Luyện tập chung. 
-Nghe GV giới thiệu bài 
 *Hướng dẫn ôn tập 
ÄBài 1
- Yêu cầu học sinh viết số theo lời đọc, GV có thể đọc các số trong hoặc các số khác, yêu cầu học sinh viết số theo đúng trình tự đọc 
ÄBài 2
-Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Nhận xét vàcho điểm học sinh vừa chữa bài 
ÄBài 3
-Yêu cầu học sinh tính giá trị của các biểu thức, khi chữa bài có thể yêu cầu học sinh nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
ÄBài 4
-Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán trước lớp, sau đó yêu cầu học sinh làm bài 
-Chữa bài, nhận xét vàcho điểm học sinh 
ÄBài 5
-Đọc từng câu hỏi trước lớp, yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời 
-Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì?
-Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có những đặc điểm gì?
@Hỏi thêm 
- Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có đúng không ? Vì sao?
-Nói hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt có đúng không ? Vì sao?
-Nhận xét câu hỏi của học sinh 
-Viết số theo lời đọc của GV 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau 
-Tự làm vào vở bài tập, sau đó 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét vàtự kiểm tra bài mình 
-1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập 
-1 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập 
Bài giải
-Nếu biểu thị số học sinh trai là 3 phần bằng nhau thì số học sinh gái là 4 phần như thế
Tổng số phần bằng nhau là
3+4 =7 (phần)
số học sinh gái là
35:7x4 =20 (học sinh )
Đáp số :20 học sinh
-Hình vuông và hình chữ nhật cùng có 
 4 góc vuông 
+Từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
+Các cạnh liên tiếp vuông góc với nhau 
-Hình chữ nhật hình bình hành cùng có đặc điểm 
+Từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau 
-Nói hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt là đúng vì hình vuông có tất cả các đặc điểm của hình chữ nhật và thêm đặc điểm là 4 cạnh bằng nhau 
-Nói hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt là đúng vì hình chữ nhật có tất cả các đặc điểm của hình bình hành và có thêm đặc điểm là có 4 góc vuông 
3.. Củng cố – Dặn dò:
- Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì?
- Hình chữ nhật và hình bình hành có cùng những đặc điểm gì ?
- Dặn hS về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối kì 2.
- Nhận xét tiết học.
 Tiết175	 KIỂM TRA HỌC KÌ 2 
 (Theo đề Ban giám hiệu )
 DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_hoc_ky_ii_ban_chuan_kien_thuc.doc