Giáo án Toán Lớp 4 - Nhân một số với một tổng - Nguyễn Đình Bình

Giáo án Toán Lớp 4 - Nhân một số với một tổng - Nguyễn Đình Bình

I. Mục tiêu :

- HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Vận dụng dạng toán vừa học vào tính nhẩm tính nhanh.

- Hình thành phát triển tư duy óc sáng tạo.

- Giúp HS nắm kiến thức, cách trình bày bài toán dạng: Nhân với số có một chữ số.

II. Chuẩn bị :

- Bài giảng điện tử;

- HS : Bài tập ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1609Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Nhân một số với một tổng - Nguyễn Đình Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi dù thi gi¸o viªn giái cÊp huyƯn
	Ng­êi so¹n : NguyƠn §×nh B×nh
	Ngµy so¹n : 05/11/2012
	Ngµy gi¶ng : 09/11/2012
	§¬n vÞ : Tr­êng TH ViƯt Hïng 2
To¸n
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu :
- HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. 
- Vận dụng dạng toán vừa học vào tính nhẩm tính nhanh.
- Hình thành phát triển tư duy óc sáng tạo.
- Giúp HS nắm kiến thức, cách trình bày bài toán dạng: Nhân với số có một chữ số.
II. Chuẩn bị : 
- Bài giảng điện tử;
- HS : Bài tập ở nhà.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 hs lên bảng tính giá trị biểu thức, cho hs nêu cách tính giá trị của biểu thức.
- GV gọi hs nhận xét, hs trình bày bài làm. GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Các em vừa tính giá trị của biểu thức 2 x (3 + 4) chính là ta vừa thực hiện nhân một số với một tổng, ngoài cách tính tổng trước ta còn có cách nào khác bài hôm nay chúng ta học nhân một số với một tổng. 
HĐ1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau
- GV giới thiệu hai biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
 - Gọi 2 em lên bảng thực hiện, cho hs dưới lớp mỗi dãy làm một biểu thức. 
- Giáo viên cho nêu cách làm mỗi biểu thức hs nhận xét, so sánh 2 biểu.
- Trong biểu thức 4 x (3 + 5), 4 được gọi là gì? (3 + 5) được gọi là gì?
- Trong phép tính 3 + 5 thì 3 và 5 là thành phần nào của phép tính?
- Tích của 4 x 3 là tích của số nào với số nào trong biểu thức thứ nhất?
- Tích của 4 x 5 là tích của các số nào với số nào trong biểu thức thứ nhất?
- Phép cộng có ý nghĩa gì?
- Qua hai biểu thức trên em hãy cho biết muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào?
- Vậy muốn nhân một số với một tổng có mấy cách làm, là những cách nào?
* Nếu gọi a là một số, (b+c) là một tổng bạn nào có thể viết được biểu thức đúng nhân một số với một tổâng và chuyển thành cách lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng lại.
- Giáo viên cho hs làm thêm ví dụ
TÝnh 2 x ( 6 + 4 ) vµ 2 x 6 + 2 x 4 
* Chuyển ý: Để củng cố cách nhân một số với 1 tổng ta chuyển sang phần luyện tập. Thầy phát phiếu học tập ghi nội dung các bài tập SGK để chúng ta cùng thực hiện.
* Luyện tập.
Bài 1. - GV cho đọc, nêu yêu cầu học sinh làm, nhận xét, so sánh giá trị hai biểu thức. GV nx, ghi điểm.
- Qua bài 1 chúng ta đã cần chú ý khi tính giá trị của biểu thức nhân một số với một tổng có chứa ta chỉ việc thay số vào chữõ. 
Bài 2: a, Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. 
- GV gọi 2 hs làm 2 cách, so sánh cách nào làm nhanh. Kết luận nếu tổng là số tròn chục, tròn trăm ta sẽ chuyển nhân một số với một tổng.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm mẫu, thảo luận, nêu cách làm, làm bài.
- GV lưu ý khi chuyển về mốt số nhân với một tổng ta phải xác định được đâu là số, đâu là tổng.
- Khi biểu thức có dạng nhân từng số hạng của tổng với số rồi cộng lại ta làm thế nào mà tổng là số tròn chục ta đưa về nhân một số với một tổngs?
* Chuyển ý: Qua bài 2 các em đã được củng cố nhân một số với một tổng, muốn nhân một tổng với một số ta làm thế nào? Nhân một tổng với một số có mấy cách làm chúng mình cùng chuyển sang bài 3.
Bài 3 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức :
- GV cho học sinh tính, so sánh và rút ra kết luận nhân một tổng với một số. (Khi thực hiện nhân một tổng với một số ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả với nhau).
3.Củng cố, Dặn dò : 
- Gọi 1 em nhắc lại kết luận trong sách.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Về làm các bài còn lại. Chuẩn bị:Nhân một số với một hiệu.
3,
- 1 HS thực hiện bảng lớp.
2 x (3 + 4) = 2 x 7 = 14
- 1 HS nhận xét, trình bày, so sánh kết .quả.
- HS thực hiện.
4 x (3 + 5) 4 x 3 + 4 x 5
 = 4 x 8 = 12 + 20
 = 32 = 32 
- 2 hs thực hiện
- HS, nêu cách làm.
 nhận xét, so sánh. 
4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Hs nêu : 4 là thừa số và 3 + 5 là tổng.
- 3, 5 đều là số hạng.
- Là tích của thừa số với số hạng thứ nhất.
- Là tích của thừa số với số hạng thứ hai.
- Là tổng của tích số thứ nhất với số hạng thứ nhất với tích số thứ nhất với số hạng thứ hai.
- 1 HS nêu, 2 nhắc lại.
- Có hai cách làm...
- Hs viết : a x (b + c) = a x b + a x c 
- Ta tính tổng, lấy tổng nhân với số đó. Ta cũng có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng lại. 
- 2 x ( 6 + 4) 2 x 6 + 2 x 4
= 2 x 10 = 12 + 8
= 20 = 24
- HS theo dõi.
- Để tính giá trị biểu thức ta chỉ việc thay số vào chữ.
a
b
 c
a x (b+ c)
a x b + a x c
4
5
2
4x (5+2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 =28
3
4
5
3x(4+5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 =27
6
2
3
6x(2+3)= 30
6 x 2 + 6 x 3 =30
a, 36 x ( 7 + 3)
Cách1: 36 x (7+3) = 36 x 10
 = 360
Cách2: 36 x 7 + 36 x 3 
 = 252+ 108= 360
b, 5 x 38 + 5 x 62
Cách1: 5 x 38 + 5 x 62
 = 190+310 = 500
Cách 2: 5 x ( 38+62) = 
5 x 100 = 500
- HS theo dõi.
- HS tính, so sánh, nêu cách nhân một số với một tổng.
 (3 + 5) x 4	3 x 4 + 5 x 4
= 8 x 4 	 = 12 + 20
= 32	 = 32
=> ( 3+5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
- HS nêu.
- HS theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 4 Nhan mot so voi mot tong.doc