Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 164 đến 168

Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 164 đến 168

Hoạt động giáo viên

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

 -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 163.

 -GV nhận xét và cho điểm HS.

2.DẠY – HỌC BÀI MỚI

2.1 Giới thiệu bài mới

-GV giới thiệu: Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập về đại lượng đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan đến đại lượng này.

2.2 . Hướng dẫn ôn tập

Bài 1

-GV yêu cầu HS tự làm bài.

-GV gọi HS nối tiếp nhau đọc kết qủa đổi đơn vị của mình trước lớp.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 2

-GV viết lên bảng 3 phép đổi sau:

* 1 yến = kg.

 2

* 7 tạ 20 kg = kg

* 1500 kg = tạ

-GV yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.

-GV nhận xét các ý kiến của HS.

-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào vở bài tập.

-GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 164 đến 168", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 164
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I.MỤC TIÊU:
	Giúp HS 
Oân tập về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng.
- 	Giải bài toán có liên quan đến đại lượng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
 -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 163.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài mới
-GV giới thiệu: Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập về đại lượng đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan đến đại lượng này.
2.2 . Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi HS nối tiếp nhau đọc kết qủa đổi đơn vị của mình trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-GV viết lên bảng 3 phép đổi sau:
* 1 yến = kg.
 2
* 7 tạ 20 kg =  kg
* 1500 kg = tạ
-GV yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
-GV nhận xét các ý kiến của HS.
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào vở bài tập.
-GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
Bài 3
-GV nhắc HS chuyển đổi về cùng 1 đơn vị rồi so sánh.
-GV chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4
-GV gọi HS đọc đề bài trước lớp.
-GV hỏi: Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV gọi HS chữa bài trước lớp.
Bài 5
-GV gọi HS đọc đề bài toán.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét câu trả lời của bạn.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-6 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 1 phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Một số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến và nhận xét.
-HS làm bài.
-Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài làm của mình.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-Ta phải đổi cân nặng của con cá và mớ rau về cùng 1 đơn vị đo rồi tính tổng hai cân nặng.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
-HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Xe chở được số gạo cân nặng là:
50 x 32 = 1600 (kg)
1600 kg = 16 tạ
Đáp số: 16 tạ.
Tiết 165
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo )
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Oân tập về quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian.
 - 	Giải các bài toán về đơn vị đo thời gian.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập 2,3 của tiết 164.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài mới:
-GV giới thiệu bài: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về đại lượng đo thời gian và giải các bài toán liên quan đến các đơn vị đo thời gian.
2.2 . Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết qủa đổi đơn vị của mình trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-GV viết lên bảng 3 phép đổi sau:
* 420 giây = phút
* 3 phút 25 giây = giây
* 1 thế kỉ = năm
 2
-GV yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
-GV nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm.
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết qủa đổi vào vở bài tập.
-GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
Bài 3
-GV nhắc HS chuyển đổi về cùng 1 đơn vị rồi so sánh.
-GV chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4
-GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời trước lớp.
+ Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút?
+ Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu?
-GV nhận xét câu trả lời của HS, có thể dùng mặt đồng hồ có thể quay được các kim và cho HS kể về các hoạt động của bạn Hà, hoặc của em. Vừa kể vừa quay kim đồng hồ đến giờ chỉ hoạt động đó.
Bài 5
-GV yêu cầu HS đổi các đơn vị đo thời gian trong bài thành phút và so sánh.
-GV kiểm tra vở của 1 số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV tổng kết giờ học , dặn HS làm các bài tập của tiết học và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-7 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 1 phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
-HS làm bài.
-Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
+ Thời gian Hà ăn sáng là:
 7 giờ – 6 giờ 30 phút = 30 phút.
+ Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ.
-HS làm bài:
600 giây = 10 phút
20 phút
1 giờ = 15 phút
4
 3 giờ = 18 phút
10
Ta có: 10 < 15 < 18 < 20
Vậy 20 phút là khoảng thời gian dài nhất trong các khoảng thời gian đã cho.
Tiết 166
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Oân tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 165.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài mới:
-GV giới thiệu: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán liên quan đến đơn vị này.
2.2 Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi HS nối tiếp nhau đọc kết qủa đổi đơn vị của mình trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-GV viết lên bảng 3 phép đổi sau:
* 103 m2 = dm2
* 1 m2 = cm2
 10
* 60000 cm2 = m2
* 8m2 50 cm2 = cm2
-GV yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
-GV nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm.
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết qủa đổi vào vở bài tập.
-GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
Bài 3:
-GV nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
-GV chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4
-GV gọi HS đọc đề bài trước lớp.
-GV yêu cầu HS làm bài.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-4 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 1 phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
-HS làm bài.
-Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Diện tích của thửa ruộng đó là:
64 x 25 = 1600 (m2)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là:
 1600 x 1 = 800 (kg)
 2
800 kg = 8 tạ
Đáp số: 8 tạ.
TIẾT 167
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập về:
Góc và các loại góc : Góc vuông, góc nhọn, góc tù.
Đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc.
Củng cố kĩ thuật vẽ hình vuông có kích thước cho trước.
Tính chu vi và diện tích của hình vuông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 166.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1.Giới thiệu bài mới
-GV giới thiệu : Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập một số các kiến thức về hình học đã học.
2.2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
-GV yêu cầu HS đọc tên hình và chỉ ra các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ.
Bài 2
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm.
-GV yêu cầu HS vẽ hình, sau đó tính chu vi và diện tích hình vuông.
Bài 3
-GV yêu cầu HS quan sát hình vuông, hình chữ nhật sau đó tính chu vi và diện tích của hai hình này rồi mới nhận xét xem các câu trong bài câu nào đúng, câu nào sai.
-GV yêu cầu HS chữa bài trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
-GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
-GV hỏi:
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính được số viên gạch cần để lát nền phòng học chúng ta phải biết được những gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS hoạt động tích cực, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng trong giờ học, dặn dò HS về nhàchuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài:
Hình thang ABCD có:
Cạnh AB và cạnh DC song song với nhau.
Cạnh BA và cạnh AD vuông góc với nhau.
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét cách vẽ.
-HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-HS làm bài.
-1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-HS tóm tắt.
+ Bài toán hỏi số viên gạch cần để lát kín phòng học.
+ Chúng ta phải biết được:
* Diện tích của phòng học.
* Diện tích của 1 viên gạch lát nền.
Sau đó chia diện tích phòng học cho diện tích 1 viên gạch.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Diện tích của 1 viên gạch là:
20 x 20 = 400 cm2
Diện tích của lớp học là:
5 x 8 = 40 (m2)
40 m2 = 400000 cm2
Số viên gạch cần để lát nền lớp học là:
 400000 : 400 = 1000 (viên gạch)
Đáp số: 1000 viên gạch.
TIẾT 168
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC ( tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS rèn kĩ năng:
Nhận biết và vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
Vận dụng công thức tính chu vi và diện tích các hình để giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Gọi 2 HS lên bảng , yêu cầu các em làm các bài 2,4 của tiết 167.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài mới:
-GV giới thiệu bài: Trong giờ học này các em tiếp tục ôn tập một số kiến thức về hình học.
 2.2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
-GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS quan sát, sau đó đặt câu hỏi cho HS trả lời:
+ Đoạn thẳng nào song song với đoạn thẳng AB?
+ Đoạn thẳng nào vuông góc với đoạn thẳng BC?
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2
-GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc đề bài toán.
-GV hướng dẫn:
+ Để biết được số đo chiều dài hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì?
+ Làm thế nào để tính được diện tích của hình chữ nhật?
-GV yêu cầu HS thực hiện tính để tìm chiều dài hình chữ nhật.
-Vậy chọn đáp án nào?
Bài 3
-GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu cách vẽ hình chữ nhật ABCD kích thước chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm.
-GV yêu cầu HS vẽ hình và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ABCD.
Bài 4
-GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
-GV yêu cầu HS quan sát hình H và hỏi: Diện tích hình H là tổng diện tích của các hình nào?
-GV : Vậy ta có thể tính diện tích của hình H như thế nào?
-GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình bình hành.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV yêu cầu HS chữa bài trước lớp.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi của GV.
+ Đoạn thẳng DE song song với đoạn thẳng AB.
+ Đoạn thẳng CD vuông góc với đoạn thẳng BC.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
+ Biết diện tích của hình chữ nhật, sau đó lấy diện tích chia cho chiều rộng để tìm chiều dài.
+ Diện tích của hình chữ nhật bằng diện tích của hình vuông nên ta có thể tính diện tích của hình vuông, sau đó suy ra diện tích của hình chữ nhật.
-HS tính:
Diện tích của hình vuông hay hình chữ nhật là:
8 x 8 = 64 (cm2)
Chiều dài hình chữ nhật là:
64 : 4 = 16 (cm)
-Chọn đáp án c.
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS làm bài vào vở bài tập.
Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
( 5 + 4 ) x 2 = 18 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
5 x 4 = 20 (cm2)
Đáp số: 20cm2.
-HS đọc trước lớp.
-HS: Diện tích hình H là tổng diện tích hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC.
-HS nêu:
* Tính diện tích hình bình hành ABCD.
* Tính diện tích hình chữ nhật BEGC.
* Tính tổng diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật.
-1 HS nêu trước lớp.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-1 HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra bài mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tiet_164_den_168.doc