Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 20: Giây - Thế kỷ (Bản đẹp)

Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 20: Giây - Thế kỷ (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.

2. Kĩ năng: Biết mối quan hệ giây và phút, giữa thế kỷ và năm.

3. Thái độ: Biết xem giờ, vận dụng đơn vị đo thời gian vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG: Đồng hồ có 3 kim.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy học Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:

- Cho học sinh viết bảng đơn vị đo khối lượng và làm bài:

1 tấn 3 tạ = kg.

1kg 5hg = dag.

300g = dag.

5000g = kg. - 1 học sinh lên bảng viết đơn vị đo khối lượng

- 1 học sinh làm bài tập. Lớp nhận xét đánh giá.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 20: Giây - Thế kỷ (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán
Giây - Thế kỷ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Giúp học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.
2. Kĩ năng:	Biết mối quan hệ giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
3. Thái độ:	Biết xem giờ, vận dụng đơn vị đo thời gian vào cuộc sống.
II. đồ dùng: 	Đồng hồ có 3 kim.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Cho học sinh viết bảng đơn vị đo khối lượng và làm bài:
1 tấn 3 tạ = kg.
1kg 5hg = dag.
300g = dag.
5000g = kg.
1 học sinh lên bảng viết đơn vị đo khối lượng
1 học sinh làm bài tập. Lớp nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
Học sinh nghe.
b) Giới thiệu về giây
Cho học sinh quan sát sự chuyển động của kim giờ và kim phút rồi hỏi:
Kim giờ đi từ 1 số nào đến số tiếp liền hết 1 giờ.
Kim phút đi từ 1 vạch nào đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi - nhận xét và nêu 1 giờ = 60 phút.
Giáo viên giới thiệu kim giây.
Học sinh quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi từ vạch này đến vạch kế tiếp thì kim giây chạy đựoc 1 vòng.
Hỏi: Thời gian kim giây đi hết 1 vòng là bao nhiêu phút?
Học sinh trả lời: 1 phút.
Giáo viên viết bảng: 
1 phút = 60 giây
học sinh đọc
Cho học sinh ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là bao nhiêu giây?
Học sinh quan sát đồng hồ và nêu.
Hỏi: 60 phút = giờ.
 60 giây = phút.
Học sinh nêu kết quả miện.
c) Giới thiệu về thế kỷ
Giáo viên giới thiệu đơn vị đo thời gian lớn hơn “năm” là “Thế kỉ”. Giáo viên viết bảng:
1 thế kỉ = 100 năm.
Hỏi: 100 năm = mấy thế kỉ?
Học sinh nhắc lại.
100 năm = 1 thế kỉ
Giới thiệu từ năm 1 đến năm 100 là 1 thế kỉ.
Hỏi từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ mấy?
Giáo viên lưu ý cho học sinh dùng số la mã để ghi tên thế kỉ.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nêu và thảo luận: năm sinh của mình thuộc thế kỷ thứ mấy.
Học sinh nghe.
d) Luyện tập:
Bài 1: (cá nhân) 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm VBT, đổi chéo kiểm tra, nhận xét 
Cho học sinh nêu cách làm
Học sinh nêu cách đổi 
1/3 phút = 
1 phút 8 giây =
1/2 thế kỷ = 
Bài 2 (nhóm)
Nhóm học sinh khá học sinh tự làm bài, học sinh trung bình xác định vị trí của năm đó trên trục thời gian để xác định năm đó rơi vào thế kỷ nào.
Giáo viên kết luận 
Học sinh làm bài theo 3 phần: a, b, c. Sau đó nhóm khá lên trình bày bảng, 1 học sinh trung bình nêu miệng. Lớp nhận xét 
Bài 4 (Cả lớp)
Cho học sinh đọc phần a và huowngs dãn học sinh :
Lí thái tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?
Năm nay là năm nào? thuộc thế kỉ thứ mấy?
Học sinh đọc phần a và trả lời câu hỏi.
Thuộc thế kỉ thứ 11
Học sinh trả lời.
Cho học sinh tính Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay bao nhiêu năm?
Học sinh nêu cách làm: 2005- 1010 = 995 (năm)
Cho học sinh làm tiếp phần b
Học sinh làm.
Giáo viên chấm bài - nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò:
Cho học sinh đọc lại đơn vị thời gian đã học theo thứ tự từ lớn đến bé.
Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tiet_20_giay_the_ky_ban_dep.doc