Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Minh Cương

Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Minh Cương

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

Giúp HS nhận ra rằng:

- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.

- Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số : tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

2. Kĩ năng

- Học sinh thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- Viết các số tự nhiên dưới dạng số thập phân có mẫu số là 1, từ đó rút ra nhận xét mối quan hệ giữa số tự nhiên và phân số.

3. Thái độ

- Học sinh biết áp dụng bài toán vào trong thực tế cuộc sống (chia cam, bánh dưới dạng phân số đã học)

- Hiểu được thêm một tính chất nữa của phép chia (khi số bị chia nhỏ hơn số chia ta có thể viết dưới dạng phân số)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên :

- Máy projector, máy chiếu đa vật thể.

2. Học sinh :

- Chuẩn bị mô hình hoặc hình vẽ như SGK.

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 11814Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Minh Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Quỳnh Lôi
Giáo viên : Nguyễn Minh Cương
Lớp 4C
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Giáo án
Môn Toán
Tiết 97 : Phân số và phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : 
Giúp HS nhận ra rằng:
 Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.
Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số : tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
2. Kĩ năng
- Học sinh thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số : tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- Viết các số tự nhiên dưới dạng số thập phân có mẫu số là 1, từ đó rút ra nhận xét mối quan hệ giữa số tự nhiên và phân số.
3. Thái độ
- Học sinh biết áp dụng bài toán vào trong thực tế cuộc sống (chia cam, bánh dưới dạng phân số đã học)
- Hiểu được thêm một tính chất nữa của phép chia (khi số bị chia nhỏ hơn số chia ta có thể viết dưới dạng phân số)
II.Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên :
- Máy projector, máy chiếu đa vật thể.
2. Học sinh :
- Chuẩn bị mô hình hoặc hình vẽ như SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1 phút
3 phút
1 phút
13 phút
15 phút
2 phút
I. ổn định tổ chức
- Nhắc học sinh chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh thực hiện bài 2 phần b trang 107
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm 
- Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét bài làm của mình
- Gọi học sinh nhận xét
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn về phân số và hiểu thêm về phép chia số tự nhiên.
- Ghi bài mới lên bảng bằng phấn màu
2. Dạy bài mới
a. Tìm hiểu ví dụ : 
* Ví dụ 1 : Có 8 quả cam chia đều cho 4 bạn. Mỗi bạn đựơc mấy quả ?
- Gọi 1 HS đọc phép tính và kết quả
- Gọi HS nhận xét phép chia (số bị chia, số chia và thương)
- Chốt : 
+ Có trường hợp chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) nhận được thương là số tự nhiên.
+ Có trường hợp chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) không nhận được thương là số tự nhiên. 
Chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ 2
* Ví dụ 2: Có 3 cái bánh chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy cái bánh?
- Gọi 1 HS đọc phép tính
- Gọi HS nhận xét số bị chia và số chia
- Chia đều 3 cái bánh cho 4 em, ta phải thực hiện phép chia 3 : 4. Nhưng 3 không chia hết cho 4 nên không tìm được thương là số tự nhiên. 
Mặt khác ta có thể thực hiện cách chia như sau :
+ Chia mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau rồi chia cho mỗi em 1 phần, tức là cái bánh. Sau 3 lần chia bánh như thế, mỗi em được 3 phần, ta nói mỗi em được cái bánh
- Gọi 1 HS nêu lại cách chia bánh
- Mỗi chiếc bánh được chia làm mấy phần bằng nhau ?
- Mỗi bạn lấy 3 phần, vậy mỗi bạn được mấy phần cái bánh ?
- Ba cái bánh chia đều cho 4 bạn ta có phép chia 3 : 4 = (cái bánh). Ta đã viết kết quả phép chia 3 : 4 thành phân số 
- Vậy 3 cái bánh chia đều cho 4 em. Mỗi em được cái.
- Ta viết: 3 : 4 = (cái bánh)
- Phân số có 3 là số bị chia, 4 là số chia trong phép chia 3 : 4 
- Sau đây, mỗi bạn sẽ lấy ra 3 tờ giấy hình vuông giống nhau và chia đều thành 4 phần. Để chia đều cần phải lưu ý điều gì ?
- Cho cả lớp thực hành 
- Gọi HS nêu cách chia
- Gọi HS có cách chia khác trình bày
- Gọi HS nhận xét thương của phép chia trong 2 ví dụ
b. Nhận xét
- Gọi HS rút ra nhận xét về thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
- Gọi 2 HS nhắc lại
- Vì sao số chia phải khác 0 ?
- Gọi 1 HS nhận xét và tự nêu cách viết kết quả của phép chia 8 : 4 thành phân số
- Đưa một vài ví dụ về phép chia và yêu cầu học sinh nêu kết quả phép chia đó dưới dạng phân số
- Chốt : Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Chẳng hạn : 8:4= ; 3:4= ; 5:5=
- Gọi HS nhận xét tử số và mẫu số của 3 phân số vừa nêu
- Những phân số nào có thể viết thành số tự nhiên, phân số nào không thể viết thành số tự nhiên ? Giải thích ?
- Chốt : Thương của mỗi phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 đều có thể viết dưới dạng phân số. Để hiểu rõ hơn về bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành một số bài tập trong sách
3. Thực hành
Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên chữa bài
- Nhận xét, chữa bài
- Gọi HS nhận xét tử số và mẫu số của các phân số
- Chốt : Phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì không thể viết thành số tự nhiên. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các phép chia ở bài tập 2. 
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Phân tích mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên chữa bài
- Nhận xét, chữa bài
- Gọi HS nhận xét thương của các phép chia
- Gọi HS nhận xét tử số và mẫu số của phân số 
- Phân số là một phép chia đặc biệt có tử số là 0 và thương cũng bằng 0
- Gọi 1 HS nêu tính chất của phép chia có tử số là 0
- Chốt : Phân số có thể viết thành số tự nhiên còn số tự nhiên có thể viết thành phân số không, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập 3
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc để bài
- Phân tích mẫu
- Gọi HS nhận xét số tự nhiên và tử số
- Mẫu số bằng bao nhiêu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên chữa bài
- Nhận xét, chữa bài
- Mỗi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có mẫu số bằng 1 được không ?
- Gọi HS đưa ra nhận xét về điều đó
- Chốt : Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
IV .Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại 2 nhận xét
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị
- 1 Học sinh khá thực hiện
- Học sinh đọc bài làm
- Học sinh đọc phần nhận xét bài làm của mình
- Học sinh khác nhận xét bài làm và phần nhận xét
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- 8 : 4 = 2 (quả)
- Số bị chia, số chia và thương đều là số tự nhiên, số bị chia lớn hơn và chia hết cho số chia
- Chia 1 số tự nhiên cho 1số tự nhiên (khác 0) nhận được thương là 1 số tự nhiên.
- 3 : 4
- Số bị chia và số chia là các số tự nhiên, số bị chia nhỏ hơn số chia
- Lắng nghe
- HS khá nêu
- 4 phần bằng nhau
- 3 phần tư cái bánh
- Lắng nghe
- Chia thành 4 phần bằng nhau
- Cả lớp làm
- 1 HS khá
- HS giỏi
- Ví dụ 1 thì thương là số tự nhiên, ví dụ 2 thì thương là một phân số
- HS đọc nhận xét
- HS nhắc lại
- HS suy nghĩ, trả lời
- 8 : 4 là phép chia của một số tự nhiên cho một số tự nhiên được viết thành phân số là , phân số có 8 là số bị chia, 4 là số chia
- HS nêu
- GV chốt lại.
- HS nhắc lại.
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số ; phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số ; phân số có tử số bằng mẫu số.
- Phân số và có thể viết thành số tự nhiên là 2 và 1 vì tử số chia hết cho mẫu số, còn phân số không thể viết thành số tự nhiên vì tử số nhỏ hơn mẫu số. 
- 1 HS đọc
- Cả lớp làm vở
- 1 HS khá đọc bài làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- Tử số nhỏ hơn mẫu số
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
- Cả lớp làm vở
- 1 HS khá đọc bài làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- Các phép chia có thể viết thành phân số và các phân số có thể viết thành số tự nhiên
- Phân số có tử số là 0, mẫu số là 5, tử số nhỏ hơn mẫu số và có thể viết thành số tự nhiên là 0
- Số 0 chia cho bất kì số nào khác 0 đều bằng 0
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
- Bằng nhau
- bằng 1
- Cả lớp làm vở
- 1 HS khá đọc bài làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- HS trả lời
- HS đọc nhận xét
- Lắng nghe
- HS khá nhắc lại
- Lắng nghe
Máy projector
Slide 1
Slide 2
Slide 3
Máy chiếu hắt
Slide 2
Máy chiếu hắt
Slide 3
Máy chiếu hắt
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan so va phep chia so tu nhien.doc