2. Hoạt động 1: ôn lại cách đọc số viết số và các hàng.
a.GV viết số 83251
- HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đợn vi, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào?
b. Tương tự như trên với các số: 83 001,80 201, 80 001.
c. HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
d. GV yêu cầu một số HS nêu:+ Các số tròn chục
+ Các số tròn trăm.
+ Các số trong nghìn.
+ các số tròn chục nghìn
Tuần 1 Toán Tiết1: ôn tập các số đến 100 000 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100 000 2. Kỹ năng: phân tích cấu tạo số II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài 2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hoạt động 1: ôn lại cách đọc số viết số và các hàng. a.GV viết số 83251 - HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đợn vi, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào? b. Tương tự như trên với các số: 83 001,80 201, 80 001. c. HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề. d. GV yêu cầu một số HS nêu:+ Các số tròn chục + Các số tròn trăm. + Các số trong nghìn. + các số tròn chục nghìn 3. Thực hành: a.Bài 1: tổ chức làm việc cả lớp: - HS đọc yêu cầu bài 1, HS nhận xét tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này. - HS tự làm vào vở . GV yêu cầu HS nêu qui luật viết và thống nhất kết quả b. Bài 2: tổ chức hoạt động nhóm - Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm thảo luận và giải, đại diện một nhóm lên giải trên bảng phụ - HS và GV nhận xét kết luận. c. bài 3: - HS đọc yêu cầu bài 3 - HS phân tích mẫu. - HS tự giải vào vở. - 1 HS lên chữa bài - Các em khác nhận xét. GV nhận xét đánh giá. d. Bài 4: HS tự làm bài vào vở. - G yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi các hình đã học. - HS lên chữa bài - Gv nhận xét đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lai cách đọc số đến 100 000, cách viết số dến 100 000. - GV nhận xét giờ học . lưu ý HS cách đọc số, cách phân tích cấu tạo số. Toán Tiết 2: ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo) I. Mục đích, yêu cầu 1.Kiến thức: -Ôn tập về tính nhẩm. - Tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân ( chia ) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số. - So sánh các số đến 100 000. 2. Kỹ năng: đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê. 3. Thái độ: sẵn sàng hợp tác trong học tập II. Đồ dùng dạy học: - phiếu học tập ghi sẵn bài 3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ:HS đọc các số tròn nghìn, tròn chục nghìn B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hoạt động 1: luyện tính nhẩm - GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản. * Hình thức tổ chức “ chính tả toán” - GV đọc phép tính thứ nhất: Chẳng hạn “ bảy nghìn cộng hai nghìn”. - HS tính nhẩm trong đầu, ghi kết quả ( 9000) vào nháp. - GV đọc phép tính thứ hai: “tám nghìn chia hai”. HS làm tương tự. Cứ như vậy khoảng 4,5 phép tính. - cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính, HS tự đánh giá. - GV nhận xét chung. 3. Thực hành: a.bài tập1: HS làm việc cá nhân tự nhẩm rồi viết kết quả vào vở - 2 HS đọc kết quả bài làm. - Cả lớp nhận xét, so sánh kết quả. - GV nhận xét chốt kết quả đúng. b. Bài tập 2: Hoạt động cả lớp.1 HS đọc yêu cầu của bài - HS tự làm từng phần, 4 HS lên bảng làm. - Cả lớp thống nhất kết quả. c. Bài tập 3: Tổ chức thảo luận nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập 3. - Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, nêu lại cách so sánh các số tự nhiên. - GV nhận xét đánh giá. d. Bài tập 4: làm việc cá nhân. HS đọc yêu cầu của bài - HS tự làm vào vở. 2HS lên bảng viết. - HS và GV nhận xét đánh giá. đ. Bài tập 5: HS đọc bảng thống kê - GV hướng dẫn cách làm - HS tính rồi viết câu trả lời. - HS nhận xét, GV nhận xét chốt kết quả đúng 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc lại cách tính nhẩm cách so sánh số tự nhiên, - Dăn HS về xem lại bài 4,5 Toán Tiết 3: ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo) I. Mục đích, yêu cầu 1.Kiến thức: -Luyện tính, tính giá trị của biểu thức. - Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Luyện giải toán có lời văn. 2. Kỹ năng: tính mhẩm nhanh, đặt tính đúng 3. Thái độ: tích cực, tự giác học tập II. Đồ dùng dạy – học: -Phiếu học tập chép sẵn nội dung bài 3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách so sánh số tự nhiên, cách cộng nhẩm số tròn nghìn B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Thực hành: bài 1: HS tính nhẩm nêu kết quả - GV nhận xét thống nhất két quả Bài 2: làm việc cả lớp. - HS đọc yêu cầu bài toán. - Cả lớp làm bài vào vở - 4 HS lên chữa bài, cả lớp thống nhất cách tính và kết quả. - HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. Bài 3: Tổ chức thảo luận nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ. - Các nhóm thảo luận thống nhất cách giải bài, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - Các em khác nhận xét, nêu thứ tự thực hiện biểu thức. - GV nhận xét đánh giá. Bài 4 : làm việc cá nhân. - HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết. - HS tự tính và nêu kết quả. - Gv nhận xét đánh giá, thống nhất kết quả đúng. Bài 5: HS đọc đề bài , tự tóm tắt - Gv hỏi bài toán này giải bằng mấy phép tính? - HS tự làm vào vở, một HS lên bảng trình bày bài giải. - Cả lớp nhận xét. Gv chốt lại kết quả đúng. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ôn tập - GV nhận xét gìơ học, tuyên dương mhững em tích cực học tập. - Dặn HS về xem lại bài 3,4 Toán Tiết 4: Biểu thức có chứa một chữ I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. 2. Kỹ năng: Tính đúng giá trị của biểu thức 3. Thái độ: II. Đồ dùng dạy – học: - phiếu học tập ghi nội dung bài tập 2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách tìm số hạng chưa biết B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ Hoạt động 1: Biểu thức có chứa một chữ. - GV nêu ví dụ, HS đọc ví dụ SGK trang 6 Gv đưa ra bảng sau: Lan có Mẹ cho thêm Có tất cả 3 3 3 ... 3 - GV nói :Nếu biết mẹ cho thêm Lan bao nhiêu quyển vở ta sẽ tính được tất cả số vở của Lan. Chẳng hạn mẹ cho Lan 1 quyển Lan có tất cả bao nhiêu? HS trả lời ( 3 + 1 = 4) - GV đưa ra tình huống mẹ cho 2,3,4 quyển . - HS tính số vở của Lan có tất cả ( 3 + 2; 3 + 3; 3 + 4) - GV nói : 3 +1 ; 3 + 2; 3 + 3; 3 + 4. Là biểu thức số các em đã biết. Vậy nếu mẹ cho Lan a quyển vở các em có tính được số vở của Lan? - HS nêu số vở của Lan là: 3 + a. - GV kết luận 3 + a là biểu thức có chứa một chữ. - Một HS đọc biểu thức có chứa một chữ trên bảng ( 3 + a ). Hoạt động 2: Giá trị của biểu thức có chứa một chữ - GV nói các em đã biết biểu thức có chứa một chữ bây giờ chúng ta tìm hiểu tiếp giá trị của biểu thức. - Nếu a = 1 thì giá trị của biểu thức 3 + a = ? - HS thực hiện tính và nêu kết quả. - GV kết luận 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a GV yêu cầu HS dựa vào ví dụ trên tính tiếp giá trị của biểu thức 3 + a nếu a= 6 - HS tính và nêu kết quả. - GV hỏi muốn tính được giá trị của biểu thức chữ ta phải biết gì? ( biết giá trị của chữ ) - HS tự đưa ra một giá trị bất kì của a cả lớp tính giá trị của biểu thức 3 +a - HS nhắc lại: muốn tính giá trị của biểu thức chữ ta phải biết giá trị của chữ 2. Thực hành: a.Bài 1 : làm việc cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài mẫu nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức chữ - HS tự làm phần b,c và nêu kết quả. - Cả lớp thống nhất kết quả. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. b. Bài 2: Tổ chức làm theo nhóm. - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ. - Các nhóm hoàn thành bài trong phiếu học tập. đại diện 2 nhóm lên trình bày. - Các HS khác nhận xét, GV nhận xét đánh giá. c. Bài tập 3: làm việc cá nhân. - HS tự làm vào vở. - Một số HS đọc kết quả , cả lớp thống nhất kết quả - GV lưu ý HS cách đọc như sau: Giá trị của biểu thức 250 + m với m = 10 là 250 + 10 = 260 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức? - GV nhận xét tiết học, dặn về xem lại bài 2 Toán Tiết 5: luyện tập I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. 2. Kỹ năng: tính đúng giá trị của biểu thức chữ 3. Thái độ: II. Đồ dùng dạy học: - bảng phụ chép nội dung bài 3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách tính giá trị của biểu thức chữ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Thực hành: a.bài 1:HS đọc yêu cầu của bài. - HS nêu cách làm phần a -HS nêu giá trị của biểu thức 6 x a với từng giá trị của a. - HS cả lớp tự làm các phần còn lại : b,c,d ba HS nêu kết quả. - GV nhận xét dánh giá. b. Bài 2: làm việc cá nhân. - HS nêu yêu cầu của bài, nhắc lại thứ tự thực hiện biểu thức. - HS tự giải bài vào vở. - một số HS nêu kết quả bài làm cả lớp thống nhất. c. Bài 3: Tổ chức thảo luận nhóm: - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ. - Các nhóm hoàn thành bài tập 3, đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thi xem nhóm nào làm nhanh và đúng nhất. - GV nhận xét đánh giá. d. Bài 4:* xây dựng công thức tính. - GV vẽ hình vuông ( độ dài là a )lên bảng. - HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông ( độ dài cạnh nhân 4). - GV nói : khi độ dài cạnh bằng a chu vi hình vuông là P = a x 4. - HS tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 3 cm - GV nói công thức tính chu vi hình vuông cũng là biểu thức có chứa một chữ. * Luyện tập: HS tự làm các phần còn lại trong bài 4. - Một số HS nêu kết quả. Các em khác nhận xét. - GV chốt lại kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách tính giá trị số của biểu thức, công thức tính chu vi hình vuông. - GV nhận xét tiết học, dăn về xem lại bài 2,3.
Tài liệu đính kèm: