Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 (Bản hay)

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 (Bản hay)

I - MỤC TIÊU :

- Biết thực hiện php nhn một số tự nhin với 10 , 100,1000 v chia số trịn chục , trịn trăm , trịn nghìn cho 10,100, 1000

*Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1,2 câu a,b), 2 (3 dòng đầu).

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Khởi động:

Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân

GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà

GV nhận xét

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tiết 51 : NHÂN VỚI 10, 1OO, 1OOO
CHIA CHO 1O, 1OO, 1OOO
(Tr.59)
I - MỤC TIÊU : 
- Biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100,1000 và chia số trịn chục , trịn trăm , trịn nghìn cho 10,100, 1000 
*Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1,2 câu a,b), 2 (3 dòng đầu).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhân với 10 & chia số tròn chục cho 10
a.Hướng dẫn HS nhân với 10
GV nêu phép nhân: 35 x 10 = ?
Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi về cách làm (trên cơ sở kiến thức đã học)
Yêu cầu HS nhận xét để nhận ra: Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải 35 một chữ số 0 (350)
Rút ra nhận xét chung: Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
b.Hướng dẫn HS chia cho 10:
GV ghi bảng: 35 x 10 = 350
 350 : 10 = ?
Yêu cầu HS tìm cách tính để rút ra nhận xét chung: Khi chia một số tròn trăm, tròn nghìn  cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
GV cho HS làm một số bài tính nhẩm trong SGK.
c.Hướng dẫn HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
Hướng dẫn tương tự như trên.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Làm cột 1,2 câu a,b.
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống. 
Làm 3 dòng đầu.
35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vài HS nhắc lại.
350 : 10 = 35 chục : 1 chục = 35
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS nêu lại mẫu
HS làm bài
HS sửa
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 52 : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
(Tr.60)
I - MỤC TIÊU : 
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân .
- Bước đầu biệt vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính .
*Bài tập cần làm : Bài 1(a), 2(a).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ kẻ bảng trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Nhân với 10, 100, 1000
 Chia cho 10, 100, 1000
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: So sánh giá trị hai biểu thức.
GV viết bảng hai biểu thức: (2 x 3) x 4
 2 x ( 3 x 4)
Yêu cầu 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức đó, các HS khác làm bảng con.
Yêu cầu HS so sánh kết quả của hai biểu thức từ đó rút ra: giá trị hai biểu thức bằng nhau.
Hoạt động 2: Điền các giá trị của biểu thức vào ô trống.
GV treo bảng phụ, giới thiệu bảng & cách làm.
Cho lần lượt các giá trị của a, b, c rồi gọi HS tính giá trị của biểu thức (a x b) x c và a x (b x c), các HS khác tính bảng con.
Yêu cầu HS nhìn vào bảng để so sánh kết quả của hai biểu thức rồi rút ra kết luận:
 (a x b) x c = a x (b x c)
 Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai & số thứ ba.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: Làm câu a.
Yêu cầu HS nêu những cách làm khác nhau & cho các em chọn cách các em cho là thuận tiện nhất.
Không nên áp đặt cách làm mà chỉ nên trao đổi để HS nhận thấy khi nhân hai số trong đó có số chẵn chục thì dễ nhân hơn. Ở cách này có thể nhân nhẩm được nên rất tiện lợi.
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
Làm câu a.
Bài tập 3:Y/c HS khá giỏi làm thêm 
HS đọc đề, GV nêu câu hỏi phân tích bài toán và nêu cách giải khác nhau. 
Tóm tắt: Có 8 phòng
 Mỗi phòng 15 bộ bàn ghế
 Mỗi bộ bàn ghế có 2 HS 
 Hỏi: Lớp có ? HS
HS thực hiện
HS so sánh kết quả của hai biểu thức.
HS thực hiện.
HS so sánh
Vài HS nhắc lại
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 53 : NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ O
(Tr.61)
I - MỤC TIÊU : 
- Biết cách nhân với số tận cùng là chử số 0 ; vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm 
*Bài tập cần làm : Bài 1, 2.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
GV ghi lên bảng phép tính:1324 x 20 = ?
Yêu cầu HS thảo luận để tìm những cách tính khác nhau
GV chọn cách tính thích hợp để hướng dẫn cho HS:
1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10) (áp dụng tính chất kết hợp)
 = (1324 x 2) x 10 (theo quy tắc nhân một số với 10)
Lấy 1324 x 2, sau đó viết thêm 0 vào bên phải của tích này.
Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân này.
Hướng dẫn HS đặt tính như SGK. 
Hoạt động 2: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0
GV ghi lên bảng phép tính: 230 x 70 =?
Hướng dẫn HS làm tương tự như ở trên.
230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) (áp dụng tính chất kết hợp & giao hoán)
 = (23 x 7) x (10 x 10) 
 = (23 x 7) x 100
Viết thêm hai số 0 vào bên phải tích 23 x 7
GV yêu cầu HS nhắc lại cách nhân 230 với 70.
Hướng dẫn HS đặt tính như SGK. 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
Tính (HS làm bảng con)
Bài tập 2: Tính 
HS làm bảng con 
Bài tập 3: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
GV cho Hs đọc đề toán, tóm tắt và giải, 1 HS lên bảng .
Bài tập 4: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
GV cho Hs đọc đề toán, tóm tắt và giải, 1 HS lên bảng .
HS thảo luận tìm cách tích khác nhau.
HS nêu
Vài HS nhắc lại.
HS thảo luận tìm cách tích khác nhau.
HS nêu
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Đề - xi - mét vuông
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 54: ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG
(Tr.62)
I - MỤC TIÊU : 
- Biết Đề-xi-mét vuơng là đơn vị đo diện tích .
- Đọc , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị Đề-xi-mét vuơng .
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại .
*Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh bằng 1 dm (kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1cm2)
HS chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (1cm x 1cm) & các đồ dùng học tập khác (thước, ê ke)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Củng cố đơn vị cm2
Yêu cầu HS nhắc lại đơn vi đo cm2 (biểu tượng, cách đọc, kí hiệu)
Yêu cầu HS phân biệt cm2 & cm
Tất cả HS trong lớp tô màu một ô vuông 1 cm2 trên giấy kẻ ô vuông. GV kiểm tra kết quả & nhận xét bài làm của HS.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
GV giới thiệu hình vẽ của 1 dm2 & nêu cho HS biết: để đo diện tích người ta còn dùng các đơn vị đo khác (ngoài cm2) tuỳ thuộc vào kích thước của vật đo.
Hoạt động1: Giới thiệu hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dm
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ
Yêu cầu HS nhận xét hình vuông 1 dm2ï gồm bao nhiêu hình vuông 1cm2 & nhớ lại biểu tượng cm2 để tự nêu thế nào là dm2
GV nhận xét & rút ra kết luận: đêximet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm2
GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu đêximet vuông: dm2
GV nêu bài toán: tính diện tích hình vuông có cạnh bằng 10cm?
GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 dm2 = 100 cm2
Yêu cầu HS đọc & ghi nhớ mối quan hệ này.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Đọc 
HS làm miệng. 
Bài tập 2: 
HS viết số vào bảng con
Bài tập 3:HS làm vào vở. 
Khi đổi đơn vị đo HS cần nhắc lại mối quan hệ giữa dm2 và cm2 
Bài tập 4: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
HS tự làm và trả lời đúng sai. 
HS quan sát
Hình vuông 1 dm2 bao gồm 100 hình vuông 1 cm2 (100 cm2)
HS nhắc lại
HS đọc
HS nhận xét.
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Mét vuông
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 55: MÉT VUÔNG
(Tr.64)
I - MỤC TIÊU : 
- Biết mét vuơng là đơn vị đo diện tích ; đọc , viết được “ mét vuơng ” “ m2 ” .
- Biết được 1m2 = 100 dm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2 
*Bài tập cần làm : Bài 1, 2 (cột 1), 3.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh bằng 1 m (kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1dm2)
HS chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (1cm x 1cm) & các đồ dùng học tập khác (thước, ê ke)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Đêximet vuông
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1m & được chia thành các ô vuông 1 dm2
GV treo bảng có vẽ hình vuông 
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ
Yêu cầu HS nhận xét hình vuông 1 m2ï (bằng cách tổ chức học nhóm để HS cùng tham gia trò chơi: “phát hiện các đặc điểm trên hình vẽ”). Khuyến khích HS phát hiện ra càng nhiều đặc điểm của hình vẽ càng tốt: hình dạng, kích thước các cạnh hình vuông lớn, hình vuông nhỏ, diện tích, mối quan hệ về diện tích, độ dài.
GV nhận xét & rút ra kết luận: Diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ (cạnh dài 1 dm) 
GV giới thiệu: để đo diện tích, ngoài dm2, cm2, người ta còn sử dụng đơn vị m2. m2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m (GV chỉ lại hình vẽ trên bảng)
GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu mét vuông: m2 
GV nêu bài toán: tính diện tích hình vuông có cạnh bằng 10 dm?
GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 m2 = 100 dm2
Yêu cầu HS đọc & ghi nhớ mối quan hệ này.
 1 m2 = 100 dm2
 1 dm2 = 100 cm2
Vậy 1 m2 = 10 000 cm2
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Viết theo mẫu
Điền số hoặc chữ vào chỗ chấm
Bài tập 2: Làm cột 1
Điền số.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS nêu hướng giải toán.
- Nhắc lại cách tính chu vi & diện tích hình chữ nhật?
Bài tập 4: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
GV tổ chức cuộc thi giải bài toán bằng nhiều cách theo nhóm
HS quan sát
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
HS nhận xét, bổ sung.
HS tự nêu
HS giải bài toán
HS đọc nhiều lần.
2 HS lên bảng lớp làm
Cả lớp làm vào vở 
HS nhận xét bài làm trên bảng.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS thi đua giải bài toán theo nhóm
HS sửa bài
Củng cố 
Yêu cầu HS tự tổng kết lại các đơn vị đo độ dài & đo diện tích đã học. 
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tuan_11_ban_hay.doc