Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 đến 18

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 đến 18

Đ52 : Tính chất kết hợp của phép nhân.

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.

- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.

B. Đồ dùng dạy – học:

- GV: Giáo án, SGK + Bảng phụ kẻ bảng phần b ( SGK)

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

C. Phương pháp:

Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành

D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 88 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11:
 Ngày soạn:10 – 11 – 2006 	 	Ngày giảng : 2 – 13 – 11 / 2006
Đ51 : Nhân với 10 ; 100 ; 1000...
 Chia cho 10 ; 100 ; 1000...
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10; 100; 1000 và chia 1 số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. cho 10; 100; 1000
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân( hoặc chia ) với ( hoặc cho ) 10; 100; 1000
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân và công thức tổng quát ?
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Cách nhân ( chia) nhẩm :
* Nhân 1 số với 10 : 35 x 10 
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân thì 35 x 10 bằng biểu thức nào ?
+ Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép tính ?
+ Muốn nhân một số tự nhiên với 10 ta làm thế nào ?
* Chia 1 số tròn chục cho 10 :
+ Từ 35 x 10 = 350
Vậy 350 : 10 = ?
+ Khi chia 1 số tròn chục cho 10 ta làm thế nào ?
* Tương tự hướng dẫn HS :
+ 35 x 100 = ? ; 3500 : 100 = ?
+ 35 x 1000 = ? ; 35000 : 1000 = ?
+ Khi nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000 ta chỉ việc làm thế nào ?
+ Khi chia ... cho 10, 100, 1000... ta làm thế nào ?
3) Luyện tập :
* Bài 1 : Tính nhẩm :
- Gọi HS tính nhẩm, GV ghi nhanh kết quả.
* Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về học quy tắc nhân chia nhẩm. 
Hát tập thể
 - 1 HS chữa bài trong vở bài tập
- HS ghi đầu bài vào vở
35 x10 = 10 x35 
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
- Vậy 35 x 10 = 350
+ Kết quả của phép tính 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải.
- Kết luận ( SGK).
- 2 đến 3 HS nhắc lại.
350 : 10 = 35
+ Kết luận(SGK).
- 2 đến 3 HS nhắc lại.
- 35 x 100 = 3 500 ; 3 500 : 100 = 35
- 35 x 1000 = 35 000 ; 35 000 : 1000 = 35
- Kết luận : (SGK)
- Học sinh nhắc lại.
- Kết luận : (SGK).
a)18 x 10 = 180 82 x 100 = 820
 18 x 100 = 1 800 75 x 1 000 = 75 000
 18 x1000 = 18 000 19 x10 = 190
 256 x1 000 = 256 000 302 x10 = 3 020
b)9 000 : 10 = 900 9 000 : 100 = 90
 9 000 : 1 000 = 9 6 800 : 100 = 68
 420 : 10 = 42 20 020 : 10 = 2 002
 2 000 : 1 000 = 2 200 200 : 100 = 2 002
300kg = ... tạ
Cánh làm : Ta có 100kg = 1 tạ
Nhẩm : 300 : 100 = 3 =>Vậy 300kg = 3 tạ.
70kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800kg = 8 tạ 5 000kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4 000g = 4kg
Ngày soạn:11 – 11 – 2006 	 	Ngày giảng : 3 – 14 – 11 / 2006
Đ52 : Tính chất kết hợp của phép nhân.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK + Bảng phụ kẻ bảng phần b ( SGK)
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Muốn nhân (hoặc chia) cho 10 ; 100 ; 1000 ta làm thế nào ?
III. Dạy học bài mới :
 a) So sánh giá trị của các biểu thức
( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
 b) Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân :
- Y/C HS so sánh 2 biểu thức khi biết giá trị của a, b, c.
+ So sánh giá trị của ( a x b ) x c và 
a x ( b x c ).
=> Đây chính là công thức về tính chất kết hợp của phép nhân.
- Y/C HS phát biểu tính chất kết hợp.
- GV nêu chú ý :
a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c )
c) Luyện tập :
* Bài 1 : Tính bằng 2 cách (theo mẫu).
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nhận xét cho điểm HS.
* Bài 3 : Tóm tắt :
1 phòng : 15 bộ ; 1 bộ : 2 học sinh.
8 phòng : ... bộ ?; ... học sinh ?
- Y/C HS nêu cách giải khác.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về học thuộc tính chất kết hợp của phép nhân. 
Hát tập thể
 - 1 HS nêu
- HS tính rồi so sánh.
( 2 x 3 ) x 4 = 6 x 4 = 24 và
2 x ( 3 x 4 ) = 2 x 12 = 24.
Vậy : ( 2 x 3 ) x 4 = 2 x ( 3 x 4 )
- HS tính giá trị của các biểu thức :
( a x b ) x c và a x ( b x c )
- 3 HS lên bảng thực hiện
a
b
c
( a x b ) x c
a x ( b x c )
3
4
5
(3 x 4) x 5 = 60
3 x (4 x 5) = 60
5
2
3
(5 x 2) x 3 = 30
5 x (2 x 3) = 30
4
6
2
(4 x 6) x 2 = 48
4 x (6 x 2) = 48
+ Giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn bằng giá trị của biểu thức a x ( b x c) 
- 1 – 2 HS đọc : (a x b) x c = a x (b x c)
- Vài Hs phát biểu tính chất ( SGK )
- HS đọc yêu cầu và mẫu :
a) 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 20 x 3 = 60
 4 x 5 x 3 = 4 x (5 x 3) = 4 x 15 = 60
* 3 x 5 x 6 = (3 x 5) x 6 = 15 x 6 = 90
 3 x 5 x 6 = 3 x (5 x 6) = 3 x 30 = 90
b) 5 x 2 x 7 = (5 x 2) x 7 = 10 x 7 = 70
 5 x 2 x 7 = 5 x (2 x 7) = 5 x 14 = 70
* 3 x 4 x 5 = (3 x 4) x 5 = 12 x 5 = 60
 3 x 4 x 5 = 3 x (4 x 5) = 3 x 20 = 60
- HS vận dụng tính chất giao hoán để tính :
a) 13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2 ) = 13 x 10 = 130
 5 x 2 x 34 = ( 5 x 2 ) x 34 = 10 x 34 = 340
b) 2 x 26 x 5 = ( 2 x 5 ) x 26 = 10 x 26 = 260
 3 x 4 x 5 = 3 x ( 4 x 5 ) = 3 x 20 = 60
- Nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng.
Bài giải
Số bộ bàn ghế có tất cả là :
15 x 8 = 120 (bộ)
Số học sinh có tất cả là :
2 x 120 = 240 (học sinh)
 Đáp số : 240 học sinh
- HS về nhà học thuộc tính chất kết hợp của phép nhân
Ngày soạn: 12 – 11 – 2006 	 	Ngày giảng : 4 – 15 – 11 / 2006
Đ53 : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất và công thức tổng quát của tính chất kết hợp của phép nhân ?
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu bài
2) Dạy bài mới :
a) phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 :
- GV viết : 1324 x 20 = ?
+ 20 bằng 2 nhân mấy ?
Ta có thể viết :
- GV nêu : Vậy khi thực hiện : 
 1324 x 20 ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2.
+ Hãy đặt tính và thực hiện.
b) Nhân các số có tận cùng là csố 0 :
- GV viết : 230 x 70
+ Có thể nhân tích 230 và 70 như thế nào ?
- Y/C HS viết phép tính và viết theo phân tích.
+ Cả 2 thừa số có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng ?
- Vậy khi thực hiện phép nhân 230 x 70 ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7.
- Y/C HS đặt tính rồi tính.
3) luyện tập :
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
- Y/C HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 : Tính.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
* Bài 3 :
Tóm tắt :
30 bao gạo, 1 bao nặng 50kg 
 ? kg
40 bao ngô, 1 bao nặng 60kg 
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề bài, nêu tóm tắt và lên bảng làm bài.
Tóm tắt : 
Chiều rộng : 30cm
Chiều dài : gấp đôi chiều rộng.
Diện tích : ... cm2 ?
- Nhận xét, cho điểm học sinh
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về nhà làm bài trong vở bài tập. 
Hát tập thể
 - 1 HS lên bảng.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS viết vào vở.
- Vài HS nêu : 20 = 2 x 10
 1 324 x 20 = 1 324 x ( 2 x 10 )
 = ( 1 324 x 2 ) x 10 
 = 2 648 x 10 = 26 480
Vậy : 1 324 x 20 = 26 480
 1 324
 x 20
 26 480
- HS nêu cách tính của phép nhân trên.
- HS ghi vào vở.
+ Ta có : 230 = 23 x 10
 70 = 7 x 10
+ 230 x 70 = 23 x 10 x 7 x10
 = ( 23 x 7 ) x ( 10 x 10 )
 = 23 x 7 x 100
 = 161 x 100 = 16 100
- Cả hai thừa số có 2 chữ số 0 ở tận cùng.
+ HS đặt tính : 230
 x 70
 16100
- Nêu cách thực hiện phép nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
 5642
 x 200
 1128400
 13546
 x 30 406 380
 1342
 x 40 53 680
- HS nêu 
- HS lên bảng làm bài
 1 450
 x 20 
1 160000
 1 326
 x 300 397 800
 3 450
 x 20
 69 000
- Nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc bài toán, phân tích bài, tóm tắt và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Ô tô chở được số gạo là :
50 x 30 = 1 500 ( kg )
Ô tô chở được số ngô là :
60 x 40 = 2 400 ( kg )
Ô tô chở được tất cả số gạo và số ngô là :
1 500 + 2 400 = 3 900 ( kg )
Đáp số : 3 900 kg
- Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đề bài, phân tích, tóm tắt rồi giải
Bài giải
Chiều dài của tấm kính là :
30 x 2 = 60 ( cm )
Diện tích của tấm kính là :
60 x 30 = 1 800 ( cm2 )
Đáp số : 1 800 cm2
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Ngày soạn: 13 – 11 – 2006 	 	Ngày giảng : 5 – 16 – 11 / 2006
Đ54 : Đề-xi-mét vuông.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
- Biêt đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đê-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 và ngược lại.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Hình vuông cạnh 1dm đã chia thành 100 ô vuông mỗi ô vuông có diện tích 1cm2 ( bằng bìa hoặc nhựa ) 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu đề-xi – mét vuông
- GV giới thiệu : Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông.
- GV treo hình vuông và đo cạnh đúng bằng 1 dm.
- GV chỉ vào bề mặt hình vuông và nói : hình vuông này có diện tích là 1 dm2.
+ Vậy 1dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ?
=> Đê-xi-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1dm.
- GV giới thiệu : đề-xi-mét vuông viết tắt là : dm2 
+ 1 dm = ? cm
+ Quan sát hình vuông cạnh 1dm được xếp đầy bởi bao nhiêu hình vuông nhỏ( diện tích 1cm2 )
+ Hình vuông 1dm2 gồm 100 hình vuông 1cm2.
Vậy : 1 dm2 = .... cm2 ?
2) Luyện tập :
* Bài 1 : Đọc số :
- GV viết lên bảng.
* Bài 2 : Viết theo mẫu.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
* Bài 4 : 
+ Nêu yêu cầu của bài.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
* Bài 5 : Đúng ghi Đ ; sai ghi S
- Nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về học và làm bài vào vở.  ... chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 cho ví dụ ?
III. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1 : Cho các số : ... số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 :
a) Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 2. 
b) Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 5.
* Bài 3 : Trong các số : .... 
a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
c) Số nào chí hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
* Bài 4 : Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào ?
* Bài 5 : Gọi HS nêu miệng.
IV. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
Hát tập thể
- Các số có tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5, các số có số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2.
- HS nhắc lại đầu bài.
a) Số chia hết cho 2 là : 4568 ; 66814 ; 2050 ; 3576 ; 900.
b) Số chia hết cho 5 là : 2050 ; 2355 ; 
a) Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là : 672 ; 984 ; 756 ;
b) Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là : 150 ; 465 ; 970
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là : 480 ; 2000 ; 9010
b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là : 296 ; 324.
c) Số chia hết cho 5 nhưng không chí hết cho 2 là : 345 ; 3995.
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu miệng.
+ Số táo của Loan ít hơn 20.
+ Số táo đó chia hết cho 5 và 2. Vậy chỉ có số 10.
- Loan có 10 quả táo.
10 : 5 = 2 (quả) 10 : 2 = 5 (quả)
- Về nhà học kỹ bài
_________________________________________
Tuần 18	Ngày giảng : 2 2007
Đ86. Dấu hiệu chia hết cho 9
A . Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp: Phân tích – Luyện tập - Động não.
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 cho ví dụ ?
III. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9 :
- Y/c HS nêu các ví dụ :
- Y/c HS tính tổng các chữ số của số chia hết cho 9.
+ Những số như thế nào thì chia hết cho 9 ?
- Y/c HS thực hiện một số phép chia cho 9 còn dư.
+ Những số như thế nào thì không chia hết cho 9 ?
3) Luyện tập :
* Bài 1 : Các số nào chia hết cho 9 ?
* Bài 2 :
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét đánh giá.
* Bài 3 : Viết hai số có ba chữ số chia hết cho 9.
* Bài 4 :
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét cho điểm HS.
IV. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 9.
Hát tập thể
- 2 HS lên bảng nêu và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS lần lượt nêu ví dụ :
 9 : 9 = 1
 18 : 9 = 2 
 27 : 9 = 3 
 36 : 9 = 4 
 45 : 9 = 5
- Hs tính tổng các chữ số :
18 : 1 + 8 = 9 ; 9 chia hết cho 9 => 18 chia hết cho 9.
27 : 2 + 7 = 9 ; 9 chia hết cho 9 => 27 chia hết cho 9.
36 : 3 + 6 = 9 ; 9 chia hết cho 9 = > 36 chia hết cho 9.
+ Những số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
VD : 182 : 9 = 20 (dư 2)
Ta tính tổng các chữ số : 1 + 8 + 2 = 11
 mà 11 : 9 = 1 (dư 2).
451 : 9 = 50 ( dư 1 ) 
Ta có : 4 + 5 + 1 = 10 mà 10 : 9 = 1 ( dư 1 )
+ Các số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9.
- Các số chia hết cho 9 là : 99 ; 108 ; 5 643 ; 
 29 385.
- Các số không chia hết cho 9 là : 96 ; 7853 ; 5554 ; 1097.
- 1 HS lên bảng viết, lớp làm vào vở.
- Hai số có ba chữ số và chia hết cho 9 là :
 874 ; 252
- Nhận xét bổ sung.
+ Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống để được số chia hết cho 9 :
 315 ; 351 ; 225
- Nhận xét, chữa bài.
_____________________________________
	Ngày giảng : 3 2007
Đ87. Dấu hiệu chia hết cho 3.
A . Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho3 và các số không chia hết cho 3.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp: Phân tích – Luyện tập - Động não.
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và cho ví dụ ?
III. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3 :
- Y/c HS nêu các ví dụ : Tìm những số chia hết cho 3
- Y/c HS tính tổng các chữ số của số chia hết cho 3
- Nêu nhận xét.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ?
- Y/c HS thực hiện một số phép tính chia hết cho 3 còn dư.
- Nhận xét gì qua các ví dụ ?
3) Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 :
Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho : 
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 3 : Câu nào đúng, câu nào sai.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 4 : Với 4 chữ số : 0 ; 6 ; 1 ; 2.
- Nhận xét cho điểm HS.
IV. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 9.
Hát tập thể
- 1 HS lên bảng nêu và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
- Ví dụ : 12 : 3 = 4
 15 : 3 = 5
 18 : 3 = 6
12 => 1 + 2 = 3
15 => 1 + 5 = 6
18 => 1 + 8 = 9
- Số chia hết cho 3 thì tổng các chữ số của nó chia hết cho 3.
- HS nêu :
VD : 13 : 3 = 4 dư 1
 16 : 3 = 5 dư 1
 19 : 3 = 6 dư 1 
- Tổng các chữ số của một số mà không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
a) Các số chí hết cho 3 là : 4563 ; 3576 ; 66816.
b) Số chia hết cho 9 là : 4563 ; 66816
c) Số chia hết cho 3 nhưng không chí hết cho 9 là : 3576.
a) 94 ? : Chia hết cho 9 ( 945 )
b) 2 ?5 : Chia hết cho 3 ( 225 ; 255 ; 285 )
c) 76 ? : Chia hết cho 3 và chie hết cho 2 ( 762 ; 766 ; 768 )
a) Số 13456  không chí hết cho 3 (Đ)
b) Số 70009 chí hết cho 9 (S)
c) Số 78435 không chí hết ch 9 (S)
d) Số có chữ số tận cùng là số 0 thì vừa chia hết cho 2 và vừa chí hết cho 5.
a) Viết ít nhất 3 số có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 9.
 612 ; 216 ; 126
b) Viết một số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 3 nhưng không chí hết cho 9 : 120
_______________________________________________
 	Ngày giảng : 4 2007
Đ88. Luyện tập.
A . Mục tiêu
Giúp học sinh Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 và 9.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp: 
Luyện tập - Thực hành.
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ? Cho ví dụ ?
III. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Ôn bài cũ :
- Y/c HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 và 9.
- Các số sau chia hết cho 2 . Vì sao ? 
- Các số sau chia hết cho 3 . Vì sao ?
3) Luyện tập :
Bài 1 : Trong các số sau, số nào chia hết cho 3 : 231 ; 109 ; 1872 ; 8225 ; 92313.
- Nhận xét, chữa bài.
-Bài 2 : Trong các số sau số nào chia hết cho 3 ?
96 ; 502 ; 6823 ; 55553 ; 641311.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 : Viết số có 3 chữ số và chia hết cho 3.
Bài 4 : Tìm những số thích hợp điền vào chỗ trống để được các số chia hết cho 3 nhưng không chí hết cho 9.
IV. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 9.
Hát tập thể
- 1 HS lên bảng nêu và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
- Các số : 54 ; 110 ; 218 ; 456 ; 1402 ; 402 chia hết cho 2 vì chữ số tận cùng của chúng là các chữ số chẵn và số 0.
- Các số 57 ; 72 ; 111 ; 105 . Vì tổng các chữ số của những số này đều chia hết cho 3.
- Các số chia hết cho 3 là : 231 ; 1872 ; 92313.
- Các số không chia hết cho 3 là : 502 ; 6823 ; 55553 ; 641311.
- 123 ; 321 ; 213.
- Nhận xét, bổ sung.
+ 56 ? 561
+ 79 ? 795
+ 2 ? 35 2235
- Nhận xét, bổ sung.
________________________________________
	Ngày giảng : 5 2007
Đ89. Luyện tập chung.
A . Mục tiêu
Giúp học sinh : 
- Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 và 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải toán.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp: 
Luyện tập - Thực hành.
D. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 ? Cho ví dụ minh hoạ.
III. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Luyện tập :
* Bài 1 : Cho HS tự làm vào vở, gọi HS chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 : Gọi HS nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 : GV cho HS tự làm vào vở, đổi vở để tự kiểm tra lẫn nhau.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 4 : Cho HS làm bài vào vở, gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 5 : 
- Gọi HS đọc bài toán, phân tích bài toán và làm vào vở.
- Gọi 1 HS nêu miểng bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa bài
IV. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
Hát tập thể
- 1 HS lên bảng nêu và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
- 4 HS nêu miệng :
a) Các số chia hết cho 2 là : 4568 ; 2050 ; 35766
b) Các số chia hết cho 3 là : 2229 ; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là : 7435 ; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là : 35 766.
- 3 HS lên bảng làm bài :
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là : 64620 ; 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là : 57324 ; 64620.
c) Số chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 là : 64620.
- 1 HS lên bảng điền vào ô trống.
a) 528 ; 558 ; 588. b) 603 ; 693
c) 240 d) 354
- 4 HS lên bảng làm bài.
 a) 2253 + 4315 – 173 = 6395 ; chia hết cho 5.
 b) 6438 – 2325 x 2 = 1788 ; chia hết cho 2.
 c) 480 – 120 : 4 = 450 ; 450 chia hết cho 5 và 2.
 d) 63 + 24 x 3 = 135 ; 135 chia hết cho 5.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS phân tích : Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là : 0 ; 15 ; 30 ; 45 ; ... ; lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS . Vậy số HS của lớp là 30.
- HS chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tuan_11_den_18.doc