Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022

Tiết 2: Tập đọc.

Tiết 11: CHỊ EM TÔI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng,.

- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Năng lực

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện, phân biệt được lời các nhân vật

3. Phẩm chất

- GD HS tính trung thực và lòng tự trọng

*KNS:Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực

II. Đồ dùng dạy học:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- HS: SGK

 

doc 31 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 45Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2021
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2: Tập đọc.
Tiết 11: CHỊ EM TÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng,...
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Năng lực
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện, phân biệt được lời các nhân vật
3. Phẩm chất
- GD HS tính trung thực và lòng tự trọng
*KNS:Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Giới thiệu bài:
- Hát
B. Khám phá/ hình thành kiến thức: Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể nhẹ nhàng, chú ý phân biệt lời của các nhân vật
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Dắt xe ra cửa.....tặc lưỡi cho qua.
+Đoạn 2: Cho đến một hôm.......nên người.
+Đoạn 3: Từ đó......tỉnh ngộ.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tặc lưỡi, giận dữ, phỗng, thỉnh thoảng, ráng.)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
Tìm hiểu bài: 
- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc (nhóm 6)
+ Cô chị xin phép cha đi đâu?
+ Cô có đi thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô chị đã nói dối cha như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô đã nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Phẩm chất của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
+ Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Phẩm chất của ba lúc đó như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
GDKNS : chúng ta không nên nói dối, đối với các em còn là học sinh chúng ta cần phải tập những đức tính tốt không nên nói dối với gia đình mình bạn mình và những người xung quanh
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Cô xin phép cha đi học nhóm.
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi
+ Cô chị đã nói dối cha rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu. Nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối. 
+Cô rất ân hận nhưng rồi cũng tặc lưỡi cho qua.
+Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối, phụ lòng tin của ba.
1. Nhiều lần cô chị nói dối ba.
+ Cô bắt trước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim lại đi lướt qua mặt bạn chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối thì hết sức giận dữ .
+Cô nghĩ ba sẽ tức giận, mắng mỏ thậm chí đánh hai chị em.
+Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho thật giỏi.
2. Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
+Vì cô em bắt trước chị mình nói dối. Vì cô biết mình là tấm gương xấu cho em. Cô sợ mình chểnh mảng học hành khiến ba buồn.
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
* Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình..
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
C. Luyện tập thực hành: 
Luyện đọc diễn cảm: 
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật (lời cô em, lời chị, lời người cha)
- GV nhận xét chung
D. Vận dụng: 
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được Phẩm chất của từng nhân vật
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Đặt tên khác cho câu truyện 
IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 4: Toán.
Tiết 26: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai số .
2. Năng lực
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ 
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ học bài
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đồ dùng
- GV: + Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
 + GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
- HS: VBT, vở nháp 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Giới thiệu bài:
- Hát 
B. Khám phá/ hình thành kiến thức: 
a. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: 
 - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
+ Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ?
 - GV nghe HS trả lời và viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em.
- GV làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, 
+ Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
GV: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
+ Biểu thức có chứa hai chữ có đặc điểm gì?
b. Giá trị của biểu thức chứa hai chữ
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ?
->Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b.
 + Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ?
+Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được mấy giá trị của BT?
-HS đọc.
+Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của anh câu được cộng với số con cá của em câu được.
+ Hai anh em câu được 3 +2 con cá.
-HS làm việc nhóm 2: 1 HS nêu số con cá của hai anh em trong từng trường hợp, 1 HS viết vào bảng
+ Nếu.....hai anh em câu được a +b con cá.
- HS nhắc lại
+ Biểu thức có chứa hai chữ gồm luôn có dấu tính và hai chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).
+ HS: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5.
-HS hỏi đáp nhóm 2 về giá trị của BT với từng TH của a và b
+Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
+Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
C. Luyện tập thực hành: 
Bài 1: Tính giá trị của c + d
+ Bài toán yêu cầu gì ?
 - GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
+ Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu ?
+ Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu ?
+ Mỗi lần thay chữ c, d bằng 1 số, ta tính được mấy giá trị của c+d?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 Bài 2(a,b) HSNK làm hết bài
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV nhận xét, đánh giá 8- 10 bài của HS
Bài 3
-GV treo bảng số như phần bài tập của SGK.
-GV yêu cầu HS nêu nội dung các dòng trong bảng.
-Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay hai giá trị a, b ở cùng một cột
D. Vận dụng: 
Cá nhân-Nhóm 2 - Lớp
- HS đọc yêu cầu đề, làm việc cá nhân- Chia sẻ nhóm 2
-Tính giá trị của biểu thức c + d.
a. Nếu c = 10 và d = 25 thì c +d = 10 + 25 = 35
b. Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì c + d = 15 cm +45 cm = 60 cm
+ Giá trị của biểu thức c + d là 35.
+ Giá trị của biểu thức c + d là 60 cm.
+ Tính được 1 giá trị
Cá nhân - Lớp
-HS đọc đề bài
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. a = 32 và b = 20
b. a = 45 và b = 36
Cá nhân –Nhóm 2- Lớp
- HS đọc đề bài.
- Hs làm vào phiếu học tập.
a
12
28
60
b
3
4
6
a x b
36
a : b
4
-Từ trên xuống dưới dòng đầu nêu giá trị của a, dòng thứ hai là giá trị của b, dòng thứ ba là giá trị của biểu thức a x b, dòng cuối cùng là giá trị của biểu thức a : b.
- Lấy một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ.
- Tính 1 giá trị của BT có chứa 2 chữ vừa lấy VD
IV. Điều chỉnh - bổ sung: Bài 4: bỏ
......................................................................................
Buổi chiều
Tiết 1: Luyện Tiếng việt.
Tiết 16: LUYỆN VIẾT: CHỊ EM TÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS nghe-viết chính xác đoạn (từ đầu đến tôi bỏ về).
2. Năng lực
- Giup các em viết đúng chính tả
3. Phẩm chất
- Có ý thức trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- TMH.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc đoạn viết.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài:
B. Luyện tập thực hành: 
a. Hướng dẫn HS viết chính tả 
- Gv đọc lại đoạn viết
- HD HS viết chính tả
- Đọc cho HS nghe-viết
- Đọc lại cho HS soát lỗi
- Thu bài, nhận xét, tuyên dương HS viết bài tốt
C. Vận dụng:
- Nhận xét giờ luyện viết. 
- Dặn dò về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau.
- Hát
- 1 em đọc cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Nêu ND đoạn viết.
- Theo dõi.
- Nghe-viết bài vào vở.
- Soát lỗi
- Lắng nghe và nghi nhớ.
Tiết 2: Luyện Toán.
Tiết 16: LUYỆN ĐỌC: CÁC BẢNG CHIA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Thuộc bảng chia, vận dụng làm BT
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tính toán
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số BT do GV soạn
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng các bảng nhân
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài:
B. Luyện tập thực hành:
a. Ôn các bảng chia
 - Yêu cầu HS đọc bảng nhân rồi đọc luôn bảng chia đó.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc thuộc.
3. Bài tập
Năm nay nhà Hoa thu được 35kg đỗ, nhà Hương thu được 42kg đỗ, nhà Trang thu được 22 kg đỗ. Hỏi trung bình mỗi nhà thu được bao nhiêu ki-lô-gam đỗ? ... rị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đêm đến niềm hi vọng tốt đẹp)
D. Vận dụng: 
- HS thảo luận trong nhóm 4 các câu hỏi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Chia sẻ nội dung trước lớp
+ Cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh
+ Cô là người nhân hậu, sống vì người khác có tấm lòng nhân ái bao la.
+ Mấy năm sau cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngần sáng lại...
+Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tìm trong sách Truyện đọc 4 các câu chuyện cùng chủ điểm.
IV. Điều chỉnh - bổ sung:
Buổi chiều
Tiết 1: Luyện Tiếng việt.
Tiết 18: LUYỆN VIẾT: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Giúp HS nghe viết bài chính tả chính xác, rèn chữ viết cho học sinh.
2. Năng lực
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
3. Phẩm chất
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Giới thiệu bài: 
B. Luyện tập thực hành:
*Hướng dẫn hs nghe - viết: 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt:
GV lưu ý: Ghi tên bài vào giữa trang giấy.
- Sau khi chấm xuống dòng phải viết hoa.
Hướng dẫn hs viết từ khó:
HS - GV nhận xét:
- GV đọc - HS viết bài 
Soát lại bài.
Nhận xét, đánh giá.
C. Vận dụng:
- GV nhận xét tiết học: Biểu dương những bạn học tốt. Học bài, chuẩn bị bài sau
- Hát
- HS đọc thầm.
- 3 HS lên bảng viết từ khó.
- HS viết bài.
- HS đọc lại bài chính tả, tự phát hiện lỗi và sửa các lỗi đó
- Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau, phát hiện và sửa lỗi sau đó trao đổi về các lỗi đã sửa.
- Nghe.
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 2: Mĩ thuật.
Tiết 6: VẼ THEO MẪU: VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của quả dạng hình cầu.
- Biết cách vẽ quả dạng hình cầu.
- Vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo ý thích.
2. Năng lực
- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
3. Phẩm chất
- Yêu thích các laoij quả
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Một số quả dạng cầu có màu sắc đậm,nhạt khác nhau.
HS: - Sưu tầm tranh,ảnh về các loại quả.
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài:
B. Khám phá/ hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- GV g.thiệu một số quả đã chuẩn bị và tranh,ảnh.
- Đây là những quả gì?
- Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của từng loại quả như thế nào?
- Tìm thêm một số loai quả có dạng hình cầu mà em biết, miêu tả hình dáng đặc điểm của chúng.
*GV tóm tắc:Quả dạng hình cầu có rất
- Hát
- Hs đồ dùng hoc tập
- Lắng nghe
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ HS quan sát và trả lời.
+ HS tìm thêm các loại quả dạng hình cầu mà em biết.
- Trả lời theo cảm nhận.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Cách vẽ quả.
+ Tránh vẽ hình to quá, nhỏ quá.
+ Tiến hành theo cách vẽ.
- GV minh hoạ trên bảng.
- Dùng GCTQ chỉ dẫn và hướng dẫn -HS cách sắp xếp bố cục.
- Cần vẽ theo các bước tiến hành.
-B1: Vẽ khung hình chung của vật mẫu.
-B2: Chia tỉ lệ và phát hình theo nét thẳng.
-B3: Chỉnh sửa cho giống mẫu.
C. Luyện tập thực hành:
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV chia nhóm HS.
- Gợi ý HS nhớ lại cách vẽ.
- Nhắc HS nhớ lại cách vẽ khung hình.
- GV theo dõi và hướng dẫn các em còn lúng túng
+ HS làm bài thực hành tại lớp vào vở tập vẽ 4.
+ HS nhắc lại các bước vẽ và vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
- Chỉnh sửa lại lần cuối. 
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài ưu,nhược điểm để nhận xét về: 
+ Bố cục, cách vẽ hình, vẽ nét và cách vẽ màu.
- Gợi ý HS xếp loại bài đã nhận xét
- GV nhận xét chung giờ học. 
D. Vận dụng:
- Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
- HS nhận xét.
+ Bố cục. 
+ Hình dáng.
+ Đặc điểm.
+ Màu sắc.
- Tự xếp loại.
- Thực hiện, lắng nghe
IV. Điều chỉnh - bổ sung:
..................................................................................
Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2021
Buổi sáng
Tiết 1: Toán.
Tiết 30: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Tính được tổng của 3 số.
2. Năng lực
- Vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đồ dùng
- GV: - Phiếu nhóm, bảng phụ
- HS: Vở BT, SGK,
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Giới thiệu bài:
- Hát
B. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Bài 1(b): Đặt tính rồi tính tổng
HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài
- GV chốt đáp án, lưu ý cách đặt tính 
Bài 2(dòng 1,2): Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Muốn tính thuận tiện ta cần chú ý gì?
- Gọi đại diện 2 cặp lên bảng làm bài.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách tính thuận tiện.
C. Vận dụng: 
Cá nhân - Nhóm 2-Lớp
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ nhóm 2
- 2 HS lên bảng
- HS lên đánh giá đúng, sai..
Đ/a:
 26 387 54 293
 + 14 075 + 61 934
 9 210 7 652 
 49 672 123 879
Nhóm 2 - Lớp
- HS đọc yêu cầu bài:
- HS (M3, M4) nêu cách tính thuận tiện với phép tính mẫu 96+78+4
+Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
- HS làm bài theo cặp đôi.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài 
Đ/a:
a. 96 + 78 + 4 
 = (96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 
 = 178 
 67 + 21 + 79 
= 67 + (21 + 79) 
= 67 + 100 = 16 
b. 789 + 285 + 15
= 789 + (285 + 15)
= 789 + 300
= 1 089
 + 448 + 594 + 52
= ( 448 + 52 ) + 594
= 500 + 594 = 1094
- Ghi nhớ KT ôn tập
- Tìm các bài tập tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải.
IV. Điều chỉnh - bổ sung: Bài 3,4,5: bỏ
Tiết 3: Tập làm văn.
Tiết 12: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
 - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện
2. Năng lực
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ cho truyện trang 64, SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện).
 + Bảng phụ
- HS: Vở BT, sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể nội dung gì?
+ Khi viết đoạn văn cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét, khen/ động viên.
3. Giới thiệu bài:
- Hát
+ Mỗi đoạn văn kể 1 sự việc
+ Đầu đoạn viết lùi vào. Hết đoạn có dấu chấm xuống dòng.
B. Luyện tập thực hành: 
* Bài tập 1:
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nắm được cốt truyện:
+Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
*GV: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. 
- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. 
- Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. 
*Bài tập 2:
-Gv hướng dẫn làm bài *VD: Tranh 1.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? 
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Hướng dẫn HS làm tương tự với các bức tranh còn lại
C. Vận dụng: 
- Nhận xét, đánh giá.
- Hệ thống lại theo bảng sau
Cá nhân - Nhóm - Lớp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh
- Lớp thảo luận nhóm 2 và báo cáo:
+Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (tiên ông).
+ Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. 
+Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- HS đọc tiếp nối lời gợi ý dưới tranh – Tập kể trong nhóm 4
Ví dụ về lời kể: 
 Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cám ơn cụ. Cụ già khen chành trai thât thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu. 
- Quan sát và đọc thầm.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng trai nói: “Cả gia tài ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết lấy gì để sống đây?”.
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- HS kể tranh 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
- HS điền vào phiếu học tập
Đoạn
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình 
nhân vật
Lưỡi rìu vàng. Bạc, sắt
2
Cụ già hiện lên
Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn. 
Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. 
3
Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay. 
Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con. ”
Chàng trai vẻ mặt thật thà. 
Lưỡi rìu vàng sáng loá
4
Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay. 
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”. 
Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh
5
Cụ già vớy lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời. 
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” chàng trai mừng rỡ: “ Đây mới đúng là rìu của con”
Chàng trai vẻ mặt hớn hở. 
Lưỡi rìu sắt
6
Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn. 
Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”. 
Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng. 
IV. Điều chỉnh - bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_06_nam_hoc_2021_2022.doc