Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Trương Thị Hòa

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Trương Thị Hòa

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV gọi 4 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 90

- GV chữa bài và nhận xét

2. Bài mới: ( 15 phút )

2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu

2.2 Giới thiệu ki-lô-mét vuông

- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng và nêu vấn đề

- Giới thiệu: 1 km x 1 km = 1km²

- GV hỏi: 1 km bằng bao nhiêu mét?

- Em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m

- Bạn nào cho biết 1 km² bằng bao nhiêu m²

2.3 Luyện tập: ( 18 phút )

Bài 1:

- Y/c HS đọc đề

- GV y/c HS tự làm bài

- Gọi 2 HS lên bảng

 

doc 10 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 6011Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Trương Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 91
KI-LÔ-MÉT VUÔNG
Người dạy : Trương Thị Hoà
Môn dạy : TOÁN
I/ Mục tiêu:
 -Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích..
 - Đọc viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông 
- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2.
 - Biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 , bài 4 ( b ).
 -HS khá giỏi làm bài 3.
II/ Đồ dung dạy học:
 - Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- GV gọi 4 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 90
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới: ( 15 phút )
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Giới thiệu ki-lô-mét vuông
- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng và nêu vấn đề 
- Giới thiệu: 1 km x 1 km = 1km²
- GV hỏi: 1 km bằng bao nhiêu mét?
- Em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m
- Bạn nào cho biết 1 km² bằng bao nhiêu m²
2.3 Luyện tập: ( 18 phút )
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề
- GV y/c HS tự làm bài 
- Gọi 2 HS lên bảng
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông
921 km2
Hai nghìn ki-lô-mét vuông
2000 km2
Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông
509 km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét vuông
320 000 km2
- GV có thể đọc cho HS cả lớp viết các số đo diện tích khác 
Bài 2:
- GV y/c HS tự làm bài 
1km2 =1 000 000 m2 1m2 = 100dm2 32m2 49dm2 =3249 dm2 
1 000 000 m2 = 1 km2 5km2 = 5 000 000 m2 2 000 000 m2 =2 km2 
- Hỏi: Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 3: ( dành cho HS khá giỏi )
- GV y/c HS đọc đề bài
- Y/c HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật
- GV y/c HS tự làm bài 
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài 
- Y/c HS làm bài 
- Hỏi: Để đo diện tích phòng học người ta thường dung đơn kvị đo diện tích nào? 
- Vậy diện tích phòng học có thể là 81 cm² được không? Vì sao?
- Diện tích phòng học là bao nhiêu?
- GV tiến hành tương tự đối với phần b
3. Củng cố dặn dò: ( 2 phút )
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau
- 4 HS lên bảng thực hiện y/c 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng
 - 1 km x 1km = 1km²
-1 km = 1000 m
1000 m x 1000 m = 1000000 m²
- 1 km² = 1000000 m²
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài .
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- 100 lần 
- Gọi HS đọc đề 
- Chiều dài nhân chiều rộng
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
 Bài giải:
 Diện tích của khu đát hình chữ nhật là:
 3 x 2 = 6 ( km2 )
 Đáp số: 6 km2 
- 1 HS đọc
- Một số HS phát biểu ý kiến 
- Dùng mét vuông 
- Không được vì quá nhỏ 
- là 40 m²
Tuần 19
Tiết 92
 LUYỆN TẬP 
Người dạy : Trương Thị Hoà
Môn dạy : TOÁN
I/ Mục tiêu:
 - Chuyển được các đơn vị đo diện tích.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3 ( b ), bài 5..
 -HS khá giỏi làm bài 2, bài 4.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 91
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: ( 2 phút )
Nêu mục tiêu 
2.2 Hướng dẫn luyện tập: ( 28 phút )
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài 
530dm2 =53 000 m2 84600cm2 = 846dm2 10km2 =10 000 000 m2 
13dm2 29 cm2 = 1329 cm2 300dm2 = 3 m2 9 000 000 m2 =9 km2 
Bài 2: ( dành cho HS khá giỏi )
- 1 HS đọc y/c của bài 
Bài 3:
- GV y/c HS đọc số đo diện tích của các thành phố,sau đó so sánh 
- Y/c HS nêu lại cách so sánh các số đo đại lượng
Bài 4: ( dành cho HS khá giỏi )
- GV gọi HS đọc đề bài
- Y/c HS tự làm bài
- GV nhận xét 
Bài 5:
- GV giới thiệu về mật độ dân số
- Y/c HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và hỏi:
+ Biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Hãy nêu mật đồ dân số của từng thành phố 
- Y/c HS tự trả lời 2 câu hỏi của bài vào VBT
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:( 2 phút )
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- 3 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm bài vào vở 
- 1 HS đọc đề 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
a) Diện tích khu đất hình chữ nhật là:
 5 x 4 = 20 ( km2 )
 b) Đổi 8000m = 8 km
Diện tích khu đất hình chữ nhật là:
8 x 2 = 16( km2 )
- HS đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó thực hiện so sánh 
- 1 HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
Tóm tắt: 3 km
 Chiều dài: 
Chiều rộng: 
 ? km
 S = ...km2 ?
Bài giải :
Chiều rộng khu đất hình chữ nhật là:
3 : 3 = 1 ( km )
Diện tích khu đất hình chữ nhật là : 
3 x 1 = 3 ( km2)
 Đáp số : 3 km2 
- Đọc biểu đồ, thảo luận, trả lời câu hỏi 
- HS làm bài vào VBT
Tuần 19
Tiết 93
HÌNH BÌNH HÀNH
Người dạy : Trương Thị Hoà
Môn dạy : TOÁN
I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2.
 - HS khá giỏi làm bài 3.
II Đồ dung dạy học
GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK
HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô (ô vuông 1 cm), thước kẻ, êke và kéo 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tậpcủa tiết 92
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: ( 15 phút )
Nêu mục tiêu 
2.2 Giới thiệu hình hành:
- Cho HS quan sát các hình bình hành bằng bìa đã chuẩn bị và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD
2.2 Đặc điểm hình bình hành 
- Y/c HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK trang 102 
- Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD
Hỏi: Trong hình bình hành các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau?
2.3 Luyện tập:( 18 phút )
Bài 1:
- Hãy nêu tên các hình là hình bình hành? 
- Vì sao em khẳng định hình 1, 2, 5 là hình bình hành?
- Vì sao các hình 3, 4 không phải là hình bình hành?
Bài 2:
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ
- GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh đối diện của tứ giác ABCD của hình bình hành MNPQ
- Hỏi: Hình nào có các cạnh đối diện song song và bằng nhau?
Bài 3:( dành cho HS khá giỏi )
- GV y/c HS đọc đề bài 
- GV HS quan sát kĩ 2 hình trong SGK và hướng dẫn các em vẽ 2 hình vào vở 
- GV cho 1 HS vẽ trên bảng lớp 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:( 2 phút )
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- Quan sát và hình thành biểu tượng hình bình hành 
- Quan sát hình theo y/c của GV
- AB song song với DC, AD song song với BC
- Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
- HS quan sát và tìm hình 
- Vì hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
- Vì hình này chỉ có 2 cạnh song song với nhau nên chưa đủ điều kiện để thành hình bình hành 
- HS quan sát hình và nghe giảng 
- Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp 
- HS vẽ hình như SGK vào VBT
- HS vẽ sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Tuần 19
Tiết 94
 DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH 
Người dạy : Trương Thị Hoà
Môn dạy : TOÁN
I/ Mục tiêu:
 - Biết cách tính diện tích hình bình hành
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3 ( a ).
 - HS khá giỏi làm bài 2, bài 3( b ).
II/ Đồ dung dạy học:
GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK
HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (ô vuông cạnh 1 cm) thước sẻ, êke và kéo 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 93. Kiểm tra vở bài tập của một số HS khác
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:( 15 phút )
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành 
- GV vẽ lên bảng hình bình hành ABCD ; vẽ cạnh AH vuông góc với CD ; Giới thiệu AH là chiều cao, CD là dáy của hình bình hành 
- Đặt vấn đề: Tính diện tích hình bình hành ABCD
- Gợi ý cho HS kẻ được đường cao AH; sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại để được hình chữ nhật ABIH
- GV ghi kết luận và công thức trên bảng 
2.3 Luyện tập:( 18 phút )
Bài 1:
- GV hỏi: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự làm bài 
Bài 2:( dành cho HS khá giỏi )
- GV y/c HS tự tính diện tích của hình chữ nhật và hình bình hành, sau đó so sánh diện tích của 2 hình với nhau
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề 
- Y/c HS tư làm bài 
- GV chữa bài 
3. Củng cố dặn dò:( 2 phút )
- GV tổng kết giờ học
 dặn dò HS về nhà bài chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
- Theo dõi và kẻ lại 
- HS kẻ được đường cao AH và ghép được hình chữ nhật ABIH
- S = a x h
- Tính diện tích của các HBH
- Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành
Diện tích hình bình hành a là:
 9 x 5 = 45 ( cm 2 )
Diện tích hình bình hành b là:
 15 x 4 = 60 ( cm 2 )
Diện tích hình bình hành c là:
 7 x 9 = 63 ( cm 2 )
- Diện tích hình chủ nhật là:
 10 x 5 = 50 ( cm 2 )
- Diện tích hình bình hành là:
 5 x 10 = 50 ( cm 2 )
- HS tính và rút ra nhận xét: Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.
- 1 HS đọc
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài .
a) Đổi 4dm = 40 cm
Diện tích hình bình hành là:
 40 x 34 = 1360 ( cm 2 )
b) Đổi 7dm = 70 cm
Diện tích hình bình hành là:
 12 x 70 = 840 ( cm 2 )
Tuần 19
Tiết 95
 LUYỆN TẬP 
Người dạy : Trương Thị Hoà
Môn dạy : TOÁN
I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
 - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
 - Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích cm2 ,dm2,m2 và km2.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 , bài 3 ( a ).
 - HS khá giỏi làm bài 3 ( b ), bài 4..
II/ Đồ dung dạy học:
Bảng thống kê như BT2, vẽ sẵn trên bảng phụ 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích HBH và tính diện tích 
a) Đáy 70 cm, chiều cao 3 dm
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: ( 2 phút )
Nêu mục tiêu 
2.2 Luyện tập:( 28 phút )
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD ; hình bình hành AGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp đối diện của từng hình
- GV nhận xét 
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề của bài hỏi: Hãy nêu cách tính BT2
- Hãy nêu cách tính diện tích HBH
- GV y/c HS tự làm bài 
Độ dài đáy
7 cm
14 dm
23m
Chiều cao
16 cm
13 dm
16 m
Diện tích
hình bình hành
7 x 16 = 112 ( cm2 )
14 x 13 = 182( dm2 )
 23 x 16 = 368( m2 )
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Hỏi: Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành bằng lời và ghi công thức 
- Y/c HS áp dụng công thức để tính chu vi của hình bình hành a, b
- Nhận xét 
Bài 4: ( dành cho HS khá giỏi )
- Gọi 1 HS đọc đề
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò: ( 2 phút )
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
+ Hình chữ nhật ABCD có: AB đối diện CD; AD đối diện BC.
+ Hình bình hành EGHK có: EG đối diện HK; EK đối diện GH.
+ Hình tứ giác MNPQ có: MN đối diện PQ; MQ đối diện NP.
- Tính diện tích của HBH và điền vào ô tương ứng trong bảng 
- HS trả lời 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó 
- Ta lấy tổng độ dài của 2 cạnh nhân
 với 2
P = (a + b) x 2
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
a) P = (8 + 3) x 2 = 22 cm²
b) P = (10 + 5) x 2 = 30 dm²
- 1 HS đọc đề
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài .
 Bài giải:
Diện tích của mảnh đát đó là:
 40 x 25 = 1000 ( dm2 )
 Đáp số : 1000 dm2

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19(7).doc