I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức: Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề
2. Kỹ năng: Viết và đọc các số có tới sáu chữ số
3. Thái độ: tự giác học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK.Các thẻ só có ghi: 100 000, 10 000, 1000, 100, 10, 1; các tấm ghi các chữ số: 1, 2, 3, 4 , . 9.
Tuần 2 Toán Tiết6: các số có sáu chữ số I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề 2. Kỹ năng: Viết và đọc các số có tới sáu chữ số 3. Thái độ: tự giác học tập II. Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ SGK.Các thẻ só có ghi: 100 000, 10 000, 1000, 100, 10, 1; các tấm ghi các chữ số: 1, 2, 3, 4 , .... 9. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu công thức tính chu vi hình vuông, nêu lại kết quả bài 4 ( chu vi hình vuông: 12cm, 20cm, 32cm) B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Số có sáu chữ số Hoạt động 1: Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. - HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. Hoạt động 2: Hàng trăm nghìn - GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn; 1 trăm nghìn viết là: 100 000. Hoạt động 3: Viết và đọc số có sáu chữ số GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn. Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị - Gv gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 lên các cột tương ứng. - HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn.... bao nhiêu dơn vị - Gv gẵn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng - HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn... - GV hướng dẫn HS viết số và đọc số. - Tương tự Gv lập thêm vài số có sáu chữ số nữa cho HS lên viết và đọc số. - GV viết số sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 và các tấm ghi các chữ số 1,2,3...9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng. 3. Thực hành: bài 1: GV cho HS phân tích mẫu - GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống ( 523453) cả lớp đọc số 523453 Bài 2: làm việc cả lớp - GV kẻ bảng như SGK. - Cả lớp suy nghĩ điền số và đọc số, đại diện 3 em lên hoàn thành bài tập. Bài 3: HS làm miệng đọc các số Bài 4: làm việc cá nhân - HS viết các số vào vở, đại diện một em lên bảng viết số. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách viết, cách đọc số có sáu chữ số. - Gv nhận xét tiết học. Toán Tiết 7:luyện tập I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Luyện viết các số có tới sáu chữ số 2. Kỹ năng; viết dúng, đọc chính xác các số có sáu chữ số. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại cách đọc các số có sáu chữ số. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Ôn lại hàng - HS ôn lại các hàng đã học, quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. - GV viết số: 825 713 , cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào . - GV cho HS đọc các số : 850 203; 820 004; 800 007; 832 100; 832 010. 3. Thực hành: Bài 1: HS đọc yêu cầu đầu bài - GV kẻ sẵn như SGK. - Ba HS lần lượt lên bảng làm cả lớp nháp. - HS nhận xét, Gv nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 2 : HS làm miệng - HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho Bài 3: Làm việc cá nhân - HS tự làm vào vở, đại diện 3 em lên ghi số - Cả lớp nhận xét. Bài 4 : thảo luận nhóm - Các nhóm thảo luận tìm qui luật viết các số trong từng dãy sau đó viết tiếp các số vào chỗ chấm. - Đại diện 5 nhóm lên chữa bài, các HS khác nhận xét. - Gv nhận xét kết luận 4. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài 4 Toán Tiết 8: hàng và lớp I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: HS nhận biết được: Lớp đơn vị gồm ba hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; lớp nghìn gồm ba hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp. Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp. 2. Kỹ năng: viết đúng các số theo hàng theo lớp 3. Thái độ: II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ kẻ sẵn như đầu bài chưa viết số III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên làm lại bài tập 4 trang 10 B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn - HS nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn... - GV giới thiệu : : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị; hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. - GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn ra , yêu cầu HS nêu các hàng trong lớp và ngược lại. - GV viết số 321 vào cột “ số” . - HS lên viét từng chữ số vào các cột ghi hàng - Làm tương tự với các số 654 000, 654 321 - GV lưu ý HS nên viết các số từ hàng nhỏ đến lớn. - HS đọc lại các hàng từ đơn vị đến trăn nghìn 3. Thực hành Bài tập 1 - HS qua sát và phân tích mẫu SGK - HS làm vào phiếu học tập theo mẫu - đại diện một số em lên trình bày kết quả. - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài tập 2a: HS làm miệng - GV viết số chỉ lần lượt các chữ số HS nêu tên hàng tương ứng Bài tập 2b: GV kẻ bảng lớp cho HS nêu lại mẫu. - HS lên bảng chỉ và xác định hàng và lớp của từng chữ số 7 - HS và GV nhận xét thống nhất kết quả. Bài tập 3: HS tự làm theo mẫu vào vở. -Đại diện một HS lên chữa bài. - HS và GV nhận xét đánh giá. Bài tập 4: - Cả lớp làm bảng con . Một HS lên chữa bài. - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài tập 5: HS tự làm theo mẫu sau đó chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các hàng, các lớp vừa học. Dặn HS về xem lại bài tập 4,5 Phiếu học tập Số Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị 321 654 000 654 321 Phiếu học tập Viết theo mẫu đọc số Viết số Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai 54 312 5 4 3 1 2 Bốn mươi lăm nghìn hai trăm mười ba 54 302 6 5 4 3 0 0 Chín trăm mười hai nghìn tám trăm Toán Tiết 9: so sánh các số có nhiều chữ số I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số. Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số. 2. Kỹ năng: xác định được số lớn nhất, số bé nhất có ba chữ số; số lớn nhất số bé nhất có sáu chữ số 3. Thái độ: tích cực học tập II. Đồ dùng dạy – học III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu các hàng của lớp nghìn, lớp đơn vị. Một HS làm lại bài 5 trang 12 B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. So sánh các số có nhiều chữ số So sánh 99 578 và 100 000 - GV viết lên bảng 99 578 .... 100 000 yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích vì sao lại chọn dấu < - GV cho HS nêu lại nhận xét: trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn. So sánh 693 251 và 693 500 - GV viết lên bảng 99 578 .... 100 000 yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích vì sao lại chọn dấu < - GV cho HS nêu nhận xét chung: Khi so sánh hai số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo... 3. Thực hành Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn kinh nghiệm so sánh hai số bất kì. - HS tự làm bài . Hai HS lên chữa bài - Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài -HS thảo luận theo cặp và trả lời. - Gv chốt kết quả đúng Bài tập 3: HS nêu yêu cầu của bài - HS nêu cách làm. - HS tự làm bài vào vở . - Đại diện 1 em lên chữa bài, cả lớp thống nhất kết quả. Bài tập 4: HS tự tìm số và viết vào vở. - GV chốt lại kết quả đúng: a = 999; b = 100; c = 999 999; d = 100 000 4. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách so sánh hai số có nhiều chữ số. - GV nhận xét tiết học. Dặn về xem lại bài 2, 3 Toán Tiết 10: triệu và lớp triệu I. Mục đích, yêu cầu Kiến thức: Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu. - củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu 2. Kỹ năng: xác định đúng các hàng trong từng lớp 3. Thái độ: tự giác học tập II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu chữ số thuộc từng hàng của số sau: 653 720.Một HS trả lời: Lớp đơnvị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu - GV yêu cầu HS lênbảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, rồi yêu cầu viết tiếp mười trăm nghìn - GV giới thiệu: Mười trăm nghìn gọi là một triệu. Một triệu viết là: 1 000 000 - HS đếm xem 1 triệu có tất cả mấy chữ số 0. - GV giới thiệu tiếp: mười triệu còn gọi là chục triệu. - HS tự viết số mười triệu ở bảng: 10 000 000 - GV giới thiệu tiếp: mười chục triệu còn gọi là trăm triệu. - HS tự viết số một trăm triệu ở bảng: 100 000 000 - GV giới thiệu tiếp: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu - HS nêu lại lớp triệu gồm các hàng nào? - HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn. Thực hành Bài tập 1: HS nêu yêu cầu của bài - HS làm miệng trước lớp. - GV mở rộng đếm thêm 10 triệu đến 100 triệu; đếm thêm từ 100 triệu đến 900 triệu bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài , quan sát mẫu. - HS tự làm vào vở . Một số em lên chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài tập 3: HS thảo luận theo cặp - HS tự làm vào vở - GV chữa bài bài tập 4: HS nêu yêu cầu của bài - HS làm theo nhóm trên phiếu học tập . Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả. - GV nhận xét đánh giá chốt lại kết quả đúng. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại các hàng các lớp từ bé đến lớn. - GV nhận xét tiết học. Dăn HS về xem lại bài 4 Phiếu học tập Viết theo mẫu đọc số Viết số Lớp triệu Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm triệu Hàng chục triệu Hàng triệu Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị Ba trăm mười hai triệu 312 000 000 3 1 2 0 0 0 0 0 0 236 000 000 Chín trăm chín mươi triệu Bảy trăm linh tám triệu 5 0 0 0 0 0 0 0 0 Phiếu học tập Viết theo mẫu đọc số Viết số Lớp triệu Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm triệu Hàng chục triệu Hàng triệu Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị Ba trăm mười hai triệu 312 000 000 3 1 2 0 0 0 0 0 0 236 000 000 Chín trăm chín mươi triệu Bảy trăm linh tám triệu 5 0 0 0 0 0 0 0 0
Tài liệu đính kèm: