I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ kẻ một bảng theo mẫu của SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A-Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên bảng điền vào chỗ chấm
84 + 0 = 0+ .
a + 0 =.+ a = .
B-Dạy học bài mới:
*.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2009 Toán Biểu thức có chứa ba chữ I. Mục tiêu: Giúp HS : Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ II. đồ dùng dạy học -Bảng phụ kẻ một bảng theo mẫu của SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A-Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên bảng điền vào chỗ chấm 84 + 0 = 0+ .... a + 0 =....+ a = .... B-Dạy học bài mới: *.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp HĐ1. Giới thiêụ biểu thưc có chứa ba chữ GVnêu VD(SGK). HS phân tích VD và nêu vấn đề cần giải quyết. GV giúp HS nêu và điền hoàn chỉnh vào bảng: Số cá của An Số cá của Bình Số cá của Cường Số cá của 3 người 2 5 1 .... a 3 1 0 ... b 4 0 2 ... c 2 + 3 + 4 5 + 1 + 0 1 + 0 + 2 ............... a + b + c Gv giúp HS nêu được: a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ HĐ2- Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ: GV giúp HS thực hiện và nêu: + Nếu a = 2; b = 3; c = 4 thì a+b+c = 2+3+4 = 9 ;9 là một giá trị của biểu thức a+b+c + Nếu a= 5; b = 1; c = 0 thì.a +b +c = 5+ 1+ 0 =6+0 =6; 6 là một giá trị của biểu thức a+b+c + Nếu a=1, b=0, c=2 thì a+b+c= 1+0+2=1+2=3; 3 là một giá trị của biểu thức a+b+c HS rút ra kết luận: Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a+b+c HĐ3-Luyện tập Bài1 Tính giá trị của a+b+c 1 HS đọc yêu cầu. HS tự làm bài vào vở ôli. Sau đó gọi 2 HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng: a) 22; b) 36; Bài 2: Tínhgiá trị của a x b x c 1 HS đọc yêu cầu. HS tự làm bài vào vở ôli ( mỗi nhóm1 phép tính) , HS nêu kết quả:a) 90 ;b) 555 Bài3 : ( HS khá, giỏi ) Cho biết m = 10, n = 5, p =2 Tính giá trị của biểu thức : a, m + n + p ; b) m- n - p ; c) m + n x p . m+ ( n+p) ; m - (n+p) (m+n) xp HS đọc yêu cầubài tập. GV hướng dẫn HS làm câub: Nếu m = 10, n = 5, p =2thì : m- n - p = 10 - 5 -2 = 5-2=3 m- (n+p) = 10 - (5+2) = 10-7=3 HS tự làm các câu còn lại vào vở ôli .2 HS lên bảng chữa bài Bài 4 :( HS khá, giỏi) a) Viết công thức tính chu vi P của tam giác cạnh là a, b,c: HS đọc nội dung bài 4a Hs viết công thức tính chu vi P của hình tam giác vào vở nháp. HS nêu kết quả: P = a+b+c b) Tính chu vi của hình tam giác: HS đọc nội dung bài 4b HS vận dụng công thức tính chu vi của hình tam giác để tính chu vi. 3 HS lên bảng làm bài. GV chốt kết quả đúng. c. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: