Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 31 đến 35

Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 31 đến 35

 KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

Biết đoc, biết viết số thập phân ở dạng đơn giản

HS làm các bài tập: Bài 1; Bài 2

II. Chuẩn bị

Các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân

a. Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a để nhận ra, chẳng hạn:

- Có 0m 1dm tức là có 1dm; viết lên bảng: 1dm = m.

GV giới thiệu: 1dm hay m viết thành 0,1m; viết 0,1m lên bảng cùng hàng với m (như SGK).

Tương tự với 0,01m; 0,001m.

- GV nêu hoặc giúp HS tự nêu: Các phân số thập phân , , (dùng thước chỉ khoanh vào các phân số này ở trên bảng) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001 (chỉ khoanh vào 0,1; 0,01; 0,001 ở trên bảng).

GV vừa viết lên bảng vừa giới thiệu: 0,1 đọc là không phẩy một (gọi vài HS chỉ vào 0,1 và đọc). GV giúp HS tự nêu rồi viết lên bảng: 0,1 = .

Giới thiệu tương tự với 0,01; 0,001.

- GV chỉ vào 0,1; 0,01; 0,001 (đọc lần lượt từng số) và giới thiệu 0,1; 0,01; 0,001 gọi là các số thập phân.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 31 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán (Tiết 31)
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
-Mối quan hệ giữa: 1 và 1/10, 1/10 và 1/100 , 1/100 và 1/1000
-Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số
-Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
HS làm các bài tập: Bài 1; Bài 2; Bài 3
II. Chuẩn bị
- Vở BT, sách SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Ôn 4 phép tính về phân số
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. 
 GV hướng dẫ câu a , câu b , c học sinh tự làm
2. Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
- Cho học sinh nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính
- HS tự làm
- 2 HS cùng bàn đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
3. Hoạt động 3: Ôn giải toán
Bài 3: HS tự giải bài toán.
- GV giúp HS yếu
Bài giải
Hai ngày đầu đội sản xuất làm được:
 + = (công việc)
Trung bình mỗi ngày đội sản xuất làm được:
: 2 = (công việc)
Đáp số: công việc.
Bài 4: HS đọc đề, nêu dạng toán
 - HS tự làm câu a
 - GV hướng dẫn câu b
 - Gọi 1 HS lên làm
câu b : Giá tiền mua mỗi lít dầu khi chưa giảm giá
20 000 : 4 = 5 000 (đồng)
Giá tiền mua mỗi lít dầu sau khi giảm giá
5 000 - 1 000 = 4 000 (đồng)
Hiện nay, có 20 000 đồng có thể mua được số lít dầu là:
20 000 : 4 000 = 5 (lít)
Đáp số: 5 lít dầu
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong VBT.
Toán (Tiết 32)
 Khái niệm số thập phân
I. Mục tiêu:
Biết đoc, biết viết số thập phân ở dạng đơn giản 
HS làm các bài tập: Bài 1; Bài 2
II. Chuẩn bị
Các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp) 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân
a. Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a để nhận ra, chẳng hạn:
- Có 0m 1dm tức là có 1dm; viết lên bảng: 1dm = m.
GV giới thiệu: 1dm hay m viết thành 0,1m; viết 0,1m lên bảng cùng hàng với m (như SGK).
Tương tự với 0,01m; 0,001m.
- GV nêu hoặc giúp HS tự nêu: Các phân số thập phân , , (dùng thước chỉ khoanh vào các phân số này ở trên bảng) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001 (chỉ khoanh vào 0,1; 0,01; 0,001 ở trên bảng).
GV vừa viết lên bảng vừa giới thiệu: 0,1 đọc là không phẩy một (gọi vài HS chỉ vào 0,1 và đọc). GV giúp HS tự nêu rồi viết lên bảng: 0,1 = .
Giới thiệu tương tự với 0,01; 0,001.
- GV chỉ vào 0,1; 0,01; 0,001 (đọc lần lượt từng số) và giới thiệu 0,1; 0,01; 0,001 gọi là các số thập phân.
2. Hoạt động 2: Thực hành đọc, viết các số thập phân (dạng đã học)
Bài 1: GV hướng dẫn HS tự viết cách đọc các số thập phân. Khi chữa bài nên cho người đọc các số thập phân trong bài tập.
Bài 2: GV hướng dẫn HS đọc các phân số thập phân ứng với các vạch trên trục số rồi viết số thập phân thích hợp vào ô trống.
Bài 4: HS tự làm bài rồi chữa bài. Nên kẻ bảng này trên bảng của lớp để chữa bài cho cả lớp. Khi chữa bài, gọi HS viết rồi đọc phân số thập phân và số thập phân thích hợp ở từng hàng của bảng.
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài (nếu không đủ thời gian thì hướng dẫn HS làm bài 4 trước khi tự học). 
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong VBT.
Toán (Tiết 33)
Khái niệm số thập phân (tiếp)
I. Mục tiêu: Biết:
- Đọc , viết các số thập phân( các dạng đơn giản thường gặp)
- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
HS làm các bài tập: Bài 1; Bài 2
II. Chuẩn bị
Kẻ sẵn vào bảng phụ một bảng nêu trong bài học của SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Tiếp tục giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân
GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng để nhận ra, chẳng hạn:
Có 2m và 7dm hay 2m và m thì có thể viết thành 2m hay 2,7m; 2,7m đọc là: hai phẩy bảy mét. Tương tự với 8,56m và 0,195m.
- GV giới thiệu: 2,7; 8,56; 0,195 là các số thập phân. (Cho vài HS nhắc lại).
- GV giới thiệu hoặc hướng dẫn HS tự nêu nhận xét với sự hỗ trợ của GV để HS nhận ra:
Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân; những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Nêu các ví dụ (như SGK) để HS tự nêu phần nguyên, phần thập phân của mỗi số thập phân rồi đọc các số thập phân đó.
Chú ý: Với số thập phân 8,56 thì phần nguyên gồm chữ số 8 ở bên trái dấu phẩy và phần nguyên là 8, phần thập phân gồm các chữ số 5 và 6 ở bên phải dấu phẩy và phần thập phân là , do đó không nên nói tắt là: phần thập phân là 56
Viết: 	8, 56
phần nguyên	phần thập phân
chỉ giúp HS dễ nhận ra cấu tạo (giản đơn) của số thập phân, còn đọc từng phần thì phải thận trọng.
2. Hoạt động 2: Thực hành 
 GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài. GV gọi một HS lên bảng làm phần a; một HS khác lên bảng làm phần b rồi hướng dẫn cả lớp chữa bài. (cần thực hiện cách nêu phần nguyên, phần thập phân như chú ý đã nêu ở trên).
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài (tương tự như bài 1).
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài (tương tự như bài 1).
Bài 4: Cho HS tự làm tại lớp (nếu có đủ thời gian) hoặc khi tự học rồi chữa vào lúc thích hợp. 
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong VBT.
Toán (Tiết 34)
Hàng của số thập phân - Đọc, viết số thập phân
I. Mục tiêu: Biết:
- Tên các hàng của số thập phân
- Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
HS làm các bài tập: Bài 1; Bài 2 (a, b)
II. Chuẩn bị
Kẻ sẵn một bảng phóng to bảng của SGK hoặc hướng dẫn HS sử dụng bảng của SGK.
- Bảng phụ cho bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó ở các hàng và cách đọc, viết số thập phân
a. GV hướng dẫn HS quan sát bảng trong SGK và giúp HS tự nêu được, chẳng hạn:
- Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn, ...
- Phần thập phân của số thập phân gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn, phần chục nghìn, ....
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
b. GV hướng dẫn để HS tự nêu được cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi đọc số đó.
Chẳng hạn, trong số thập phân 375,406:
- Phần nguyên gồm có: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị
- Phần thập phân gồm có: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.
Số thập phân 375,406 đọc là: Ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu.
c. Tương tự như b đối với số thập phân 0,1985
Sau mỗi phần b và c GV đặt câu hỏi để HS nêu cách đọc số thập phân, cách viết số thập phân, cách viết số thập phân. Cho HS trao đổi ý kiến để thống nhất cách đọc, cách viết số thập phân (như SGK).
2. Hoạt động 2: Thực hành 
 GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài . GV chữa chung trên bảng phụ
Bài 3: -HS đọc đề bài , GV phân tích bài mẫu
 -HS Nêu cách làm
 - HS tự làm
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong VBT
Toán (Tiết 35)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Biết:
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số
- Chuyển phân số thập phân thành phân số thập phân 
HS làm các bài tập: Bài 1; Bài 2 (3 phân số thứ: 2,3,4); Bài 3
II. Chuẩn bị
- Vở BT, SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Chuyển phân số -> hỗn số -> số thập phân
Bài 1: - GV hướng dẫn HS tự thực hiện việc chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số thành một hỗn số. Chẳng hạn, chuyển thành số. Sau khi HS đã làm được nên cho HS thống nhất cách làm theo hai bước:
162	10	- Lấy tử số chia cho mẫu số.
 62	16	 - Lấy thương tìm được là phần nguyên của hỗn số; 
 2	lấy phần phân số (của hỗn số) bằng cách lấy số dư làm tử số lấy số chi làm mẫu số.
Nên cho HS thực hành chuyển phân số thập phân thành hỗn số (theo mẫu trên)
- Khi đã có các hỗn số nên cho HS nhớ lại cách viết các hỗn số đó thành số thập phân (như bài đã học). Chẳng hạn: 16= 16,2; 	97= 97,5; ...
Bài 2: a. GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân (có tử số lớn hơn mẫu số) thành số thập hân (theo mẫu của bài 1). HS chỉ viết kết quả cuối cùng còn bước trung gian (chuyển từ phân số thành hỗn số) thì làm ở vở nháp. Chẳng hạn:
= 6,4; 	= 37,2; 	; ....
Chú ý: HS chưa học chia số tự nhiên cho số tự nhiên để có thương là số thập phân, nên phải làm theo các bước của bài 1.
b. Các phân số thập phân ở phần b có tử số bé hơn mẫu số nên chỉ cần hướng dẫn HS nhớ lại và thực hiện cách viết thành số thập phân như bài đã học. Chẳng hạn, theo bài học đầu tiên về khái niệm số thập phân thì:
 = 0,3; 	= 0,18; 	= 0,08; ...
2. Hoạt động 2: Ôn cách chuyển đơn vị đo từ dạng số thập phân sang số tự nhiên 
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài.
 GV hướng dẫn thêm cho HS yếu
 2,1 m = 21 dm
3. Hoạt động 3 : So sánh 2 số thập phân
 Hướng dẫn HS biến đổi từ phân số sang số thập phân rồi so sánh 
 Ta thấy 0, 9 = 0,90 vì = 
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_tiet_31_den_35.doc