Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 18+19 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 18+19 - Nguyễn Thị Thủy

I.Mục tiêu:

- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc đọ đọc khoảng 80 tiếng trong 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đọn văn, đoạn thơ phù hợp nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm: có chí thì nên, tiếng sáo diều.

- HS tự giác học tập .

II.Đồ dùng:

-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong kì I (15 phiếu)

-Giấy khổ to kẽ sẵn bảng như bài tập 2 và bút dạ

III.Các họat động dạy-học:

1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu .

2 Bài tập 2:

- 1 HS đọc yêu cầu của bài,cả lớp đọc thầm

- GV hỏi : Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên ?( Ông Trạng .,Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi, Người tìm đường.,Văn hay.,Chú Đất Nung, Trong quán ăn Ba cá bống, Rất nhiều mặt trăng)

- HS thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập , 2 nhóm làm phiếu to

- Đai diện nhóm trình bày kết quả theo nội dung các cột.

- HS nhận xét bài làm

- GV kết luận lời giải đúng.

3.Củng cố-dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Nhắc các em chưa kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc .

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 18+19 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ 2 Ngày dạy: 28/12/2009 
Tập đọc: 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - tiết 1
I.Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc đọ đọc khoảng 80 tiếng trong 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đọn văn, đoạn thơ phù hợp nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm: có chí thì nên, tiếng sáo diều.
- HS tự giác học tập .
II.Đồ dùng:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong kì I (15 phiếu)
-Giấy khổ to kẽ sẵn bảng như bài tập 2 và bút dạ
III.Các họat động dạy-học:
1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu .
2 Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài,cả lớp đọc thầm 
- GV hỏi : Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên ?( Ông Trạng ...,Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi, Người tìm đường...,Văn hay...,Chú Đất Nung, Trong quán ăn Ba cá bống, Rất nhiều mặt trăng) 
- HS thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập , 2 nhóm làm phiếu to
- Đai diện nhóm trình bày kết quả theo nội dung các cột.
- HS nhận xét bài làm 
- GV kết luận lời giải đúng.
3.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc các em chưa kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc .
 _________________________________
Toán:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 . 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. 
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận .
II.Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:
- Trong các số 435 , 380 , 296 , 9010, 324 .
a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 
b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
c) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
- GV nhận xét cho điểm .
2.Bài mới:
a.Tìm các số chia hết cho 9 
- GV tổ chức cho HS tìm các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9 
- GV ghi các ý kiến thành 2 cột 
- GV hỏi : - Em đã tìm các số chia hết cho 9 như thế nào ?
b.Dấu hiệu chia hết cho 9 
- HS đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được .
- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9 
- Em có nhận xét gì về tổng các chữ số đó .
GV : Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9 , dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.
HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9 
- HS tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9 , nêu nhận xét .
Vậy muốn kiểm tra 1 số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào ?
- GV ghi dấu hiệu chia hết cho 9 lên bảng, yêu cầu HS đọc nhiều lần .
- HS nêu ví dụ
c.Luyện tập :
Bài 1:
- HS tự làm bài sau đó báo cáo kết quả trước lớp .
- GV hỏi : Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9
Bài 2: 
- GV tiến hành tương tự như bài 1 .
Bài 3(hs khá , giỏi) : 
- HS đọc yêu cầu đề bài 
- Hỏi : Các số phải viết cần thỏa mãn các điều kiện nào của bài ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Chấm , chữa bài
3.Củng cố - dặn dò :
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9
- GV nhận xét giờ học .
- Tìm ví dụ các số chia hết cho 9.
____________________________________________________________________ 
Thứ 3 Ngày dạy: 29/12/2009 
Toán	:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I.Mục tiêu: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3 . 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận .
II.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ :
- Nêu dấu-hiệu chia hết cho 9 , cho VD 
- Viết thêm 1 chữ số thích hợp để được số có ba chữ số chia hết cho 9: 34..., 6..8 
2. Bài mới:
a.GV hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 
*Nêu ví dụ các số chia hết cho 3 
- HS nêu ví dụ 
- HS nêu Nhận xét qua các ví dụ 
 + 27 chia hết cho 3 .Vì 2 + 7= 9 mà 9 chia hết cho 3 
 + 15 chia hết cho 3 vì 1+ 5 = 6 , mà 6 chia hết cho 3 
*Nêu ví dụ các số khôNg chia hết cho 3 .
+ HS làm tương tự , nhận xét .
+ Số 52 có tổng 5 + 2 = 7 , mà 7 không chia hết cho 3 (dư 1 )
- HS nhắc KL ở SGK - HS đọc nhiều lần .
b.Thực hành :
Bài 1 - HS đọc yêu cầu bài tập 
- Làm mẫu : Số 231 có tổng các chứ số là 2 + 3 + 1= 6 ,mà 6 chia hết cho 3 ,vậy 231 chia hết cho 3 .
 - Gọi HS làm miệng như mẫu .
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu , HS làm bài vào vở .
- HS nêu miệng kết quả .
Bài 3(HS khá, giỏi):
- HS tự làm bài vào vở 
- Đổi chéo vở để chấm , chữa 
3.Củng cố - dặn dò :
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3 , về làm vở BT .
_____________________________
Chính tả :
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 2)
I.Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc đọ đọc khoảng 80 tiếng trong 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đọn văn, đoạn thơ phù hợp nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ dẫ học phù hợp với tình huống cho trước(BT3).
II.Đồ dùng :
- Phiếu ghi tên các bài Tập đọc và Học thuộc lòng (như T1)
III.Các hoạt động dạy - học :
1.Giới thiệu bài 
2.Ôn luyện về kĩ năng đặt câu :(Bài 2)
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày, TN đọc các câu văn đã đặt.VD:a) Nguyễn Hiền rất có chí./...
cả lớp nhận xét .
- GV nhận xét cho điểm
3.Sử dụng thành ngữ ,tục ngữ (Bài 3 )
- HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập .
- Đại diện nhóm trình bày VD: a) Có chí thì nên,...
	 b) Thất bại là mẹ thành công,...
	 c) Ai ơi đã quyết thì hành...
-Cả lớp nhận xét ,bổ sung
- GV kết luận ,cho điểm .
4.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học 
- Học thuộc các thành ngữ , tục ngữ 
____________________________
Luyện từ và câu :
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 3)
I.Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc đọ đọc khoảng 80 tiếng trong 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đọn văn, đoạn thơ phù hợp nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện; Bước đầu viết được mở bài giàn tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ong Nguyễn Hiền.
- Trau dồi vốn ngôn ngữ cho HS .
II.Đồ dùng :
Ghi các kiểu mở bài và Kết bài 
III.Các hoạt động dạy - học :
1.Giới thiệu bài :
2.Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện .
- 1HS nêu yêu cầu bài tập , cả lớp đọc thầm 
- GVyêu cầu HS đọc thầm truyện “ Ông trạng thả diều “
- 2 HS đọc tiếp nối phần ghi nhớ về 2 kiểu mở , kết bài trên bảng .
- HS làm việc cá nhân .
- Gọi vài em trình bày ,cả lớp nhận xét 
- GV kết luận , cho điểm .
3.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà hoàn thành bài tập 2 
____________________________________________________________________
 Thứ 4 Ngày dạy:30/12/2009 
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, 9 vườa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơnn giản.
- Rèn kỹ năng tính toán nhanh, chính xác .
- GD HS tính kiên trì, cẩn thận .
II.Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ:
- 1 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3 và cho VD .
- GV kiểm tra vở bài tập .
2. Bài mới :
a. Ôn tập : 
- GV lần lượt cho HS nêu các ví dụ về số chia hết cho 2; 3 ; 5 ; 9, 
- HS nêu các dấu chia hết cho 3; 2; 5; 9 .
- GV gợi ý để HS ghi nhớ : 
+ Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải : Dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5.
+ Căn cứ vào tổng các chữ số : Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
b. Thực hành:
Bài 1:
- HS đọc nội dung bài tập 
- HS làm bài vào vở .
- HS nêu miệng bài làm: 
 a) Các số chia hết cho 3 là: 4563, 2229, 3576, 668
 b) Các số chia hết cho 9 là: 4563, 66816.
 c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229,.
- Lớp nhận xét 
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu, HS làm bài vào vở . 
- Gọi HS nêu bài làm của mình .
- Cả lớp nhận xét, chữa bài 
Bài 3 :
- HS đọc nội dung bài tập 
- HS làm bài vào vở , rồi đổi chéo vở để kiểm tra .(Câu a- Đ, b -S , c-S, d-Đ)
Bài 4 (HS khs, giỏi):
- HS đọc yêu cầu , GV giúp HS nắm chắc yêu cầu bài tập (Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì?...)
- HS làm bài vào vở. 
- 2 HS lên bảng chữa bài , lớp thống nhất kết quả .
3.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học , dặn HS ghi nhớ các dấu hiệu chia hết cho2, 3, 5, 9
- Làm vở BT 
____________________________
Kể chuyện: 
 ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 4)
I.Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc đọ đọc khoảng 80 tiếng trong 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đọn văn, đoạn thơ phù hợp nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Nghe - viết đúng chính tả(tốc độ viết khoảng 80 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trình bày đúng bài thơ : Đôi que đan .
- HS yêu thích môn học . 
II.Đồ dùng: 
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng (như T1)
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài :
2.Nghe - viết chính tả 
- GV đọc bài thơ : Đôi que đan, HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm lại bài thơ, chú ý những từ dễ viết sai và cách trình bày.
 +GV Hỏi : +Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì đã hiện ra ?( những mũ, khăn ,áo của bà, của bé,của cha mẹ dần dần hiện ra)
 +Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào?( Biết yêu thương mọi người trong gia đình)
- HS viết từ khó 
- HS tìm những từ khó ,luyện viết từ khó.
- GV đọc, HS viết bài 
- GV đọc lại bài, HS soát lỗi,
- GV chấm bài, nhận xét .
3.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học , về học thuộc bài thơ .
 _________________________________
Tập đọc :
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 5)
I.Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc đọ đọc khoảng 80 tiếng trong 1 phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đọn văn, đoạn thơ phù hợp nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn.Biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học.Làm gì?, thế nào?, ai? . 
- Trau dồi vốn từ ngữ cho HS 
II.Đồ dùng :
- Phiếu ghi tên các bài Tập đọc + Học thuộc lòng .
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn BT 2 
III.Các hoạt động dạy - học :
1. Giới thiệu bài :
2.Ôn luyện về Danh từ , Động từ , Tính từ ; đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
*HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập .
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS chữa bài , bổ sung 
- Lớp nhận xét , GV kết luận lời giải đúng.(DT: buổi, chiều, xe, thị trấn,...ĐT: dừng lại, chơi đùa. TT: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.) 
* Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm 
- Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn  ... 7 khổ thơ 
- 7HS nối tiếp lượt 1, GV kết hợp luyện phát âm một số từ ngữ HS thường đọc sai: Bế bồng,...
- 7HS nối tiếp lượt 2, GV Hướng dẫn cách ngắt nghĩ hơi . 
- 7HS đọc nối tiếp lượt 3, GV kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới : loài người
- GV đọc mẫu 
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên ?( Trẻ em được sinh ra đầu tiên,...)
? Các khổ thơ còn lại cho thấy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi. Thay đổi là vì ai ? các em tìm hiểu tiếp bài.
-Yêu cầu HS đọc tiếp các khổ thơ còn lại.
? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?( Để nhìn cho rõ)
? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ ?(vì trẻ cần tình yêu và lời ru,...)
? Bố giúp trẻ em những gì ?(Giúp trẻ hiểu biết, bảo trẻ được ngoan, dạy trẻ biết nghĩ)
? Thầy giáo giúp trẻ em những gì ? (dạy trẻ học hành)
- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài thơ và cho biết :
- ý nghĩa của bài thơ này là gì ? (HS nêu theo hiểu biết)
-Ghi nội dung chính của bài : Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài. 
-HS cả lớp theo dõi.
-HD cho HS thi đọc diễn cảm khổ 4 và 5:Nhấn giọng: tình yêu, lời ru, bế bồng chăm sóc, biết ngoan, biết nghĩ.
-HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ. Thi học thuộc lòng từng khổ- học thuộc lòng cả bài thơ.
-Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài tiết học sau.
__________________________________________________________________
Thứ 5 Ngày dạy: 14/1/2010 
Toán:
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành
- HS ham thích học toán .
II. Đồ dùng: 
-Giấy bìa và thước, ê ke, kéo.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ :
 - Nêu đặc điểm của hình bình hành .
 -GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3.
 -GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
2.Bài mới ần.
a Giới thiệu bài 
b Hình thành công thức tính diện tích.
-GV giới thiệu hình như SGK cho HS quan sát. 
 A B
 D H C
-AH chính là chiều cao của hình bình hành.
-DC là cạnh đáy.
+GV yêu cầu HS dùng kéo cắt phần tam giác AHD và dán nối vào cạnh BC.
-Các em quan sát xem khi ta cắt dán lại ta sẽ được hình gì ?
-Vậy em có nhận xét gì về diện tích của 2 hình trên ?
 Quan sát xem chiều dài và chiều rộng của HCN so với HBH cũ như thế nào ?
 +Ta thấy diện tích hình chữ nhật ABIH được tính là : a x h
 +Vậy diện tích hình bình hành ABCD là : a x h 
 -GV ghi bảng và cho HS nhắc lại.
 Công thức : S = a x h
 (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành ( cùng một đơn vị đo))
c. Luyện tập - thực hành 
Bài 1
 -Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.Vận dung trực tiếp công thức để tính
 -1 số HS nêu miệng kết quả và yêu cầu t/b cách tính (Đ/v HS yếu)
 -GV nhận xét 
Bài 3a.
 -Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
 -Muốn tính diện tích của hình trên ta làm như thế nào ?(Đổi 4dm = 40 cm)
 -HS thực hiện vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài 
 -GV nhận xét và cho điểm HS
3.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò về nhà làm lại bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
	_______________________________
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu: 
- Nắm vững hai cách mở bài(trực tiếp, giàn tiếểptong bài vân miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.
- Bồi dưỡng kỹ năng viết văn cho HS .
II. Đồ Dùng:
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài (TT và GT)
III. Họat động dạy học: 
1. Bài cũ: 
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở tiết trước về 2 cách mở bài.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để so sánh và tìm điểm giống nhau và những điểm khác nhau của các đoạn mở bài.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận:
+Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật định tả là chiếc cặp sách
+Điểm khác nhau: 	-Đoạn a,b (mở bài trực tiếp): Giới thiệu ngay đồ vật định tả
-Đoạn c (mở bài giàn tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giơí thiệu đồ vật định tả 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Chú ý : các em phải thực hiện 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) và cái bàn có thể là bàn ở trường hoặc ở nhà em.
- HS làm bài.
- HS trình bày miệng bài làm của mình.
- GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt.
- Bình chọn mở bài hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Thứ 6 Ngày dạy: 15/1/2010
Toán:
LUYỆN TẬP
 I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được chu vi và tính diện tích của hình bình hành. 
- GD HS tính chính xác, cẩn thận 
II. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng nêu cách tính diện tích HBH .
- 1HS làm bài tập 3 vở bài tập , GV kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
 	 GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
b. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1
- GV yêu cầu HS nhận dạng các loại hình, nêu tên các cặp đối diện trong từng hình rồi nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét và cho điểm HS .
Bài 2 
- HS nêu yêu cầu , HS làm bài qua việc vận dụng công thức tính diện tích của HBH khi biết độ dài đáy và chiều cao. 
- 2HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét , GV kết luận.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV vẽ hình lên bảng, giới thiệu cạnh của HBH lần lượt là a, b rồi viết công thức tính chu vi: 
 P = ( a + b ) x 2 
- HS diễn đạt bằng lời , sau đó áp dụng để tính phần a và phần b 
- GV nhận xét và ghi điểm
Bài 4(HS khá giỏi)
 -GV gọi HS đọc đề bài 
 -Yêu cầu HS tóm tắt bài toán 
*Tóm tắt:
 Độ dài đáy mảnh vườn : 40dm
 	 Chiều cao : 25dm
 Diện tích mảnh vườn : ... dm2 ?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài . 
- Nhận xét bài làm của một số HS 
3. Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về làm vở bài tập 
	__________________________________
Luỵện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG
I.Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ ngữ(kể cả tục ngữ và từ Hàn việt)nói về tài năng của con người; biết xếpcác từ Hán Việt(có tiếng tài)theo 2 nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp.
- Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người. 
II. Đồ dùng: 
Bảng phân loại ở bài tập 1. SGK.
III. Họat động dạy học: 
1. Bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nêu nội dung cần ghi nhớ ở tiết học trước và cho ví dụ.
-Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bài của bạn làm trên bảng.
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ điểm Tài năng.
b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận các từ đúng.
 a. Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường
 b. Tài có nghĩa là tiền của
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc câu- đặt với các từ trên:
-HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. Sau đó HS khác nhận xét câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Các em tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
-HS làm bài và nêu kết quả 
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 4.
-Yêu cầu HS đọc nội dung bài.
-HS làm bài và chữa bài .
- GV nhận xét và cho điểm những em trả lời hay.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
	_________________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu: 
- Nắm được 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách kết bài.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
- Gọi HS đọc phần bài làm ở nhà : Mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em (MBTTvà MBGT).
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu lại kiến thức về 2 cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- HS đọc nội dung bài Cái nón.
- HS trao đổi theo nhóm làm bài 
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét sửa sai: Câu a: Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài
	Câu b: Đó là kiểu KBMR
- GV nhắc lại hai cách kết bài .
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- HS làm bài. ( 2HS làm phiếu to đính bảng – trình bày)HS trình bày miệng bài làm của mình.(3-4 em)
- GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt.
- Lớp bình chọn kết bài hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau.
	 _______________________________
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS nhận biết được những ưu, khuyết điểm của lớp và bản thân trong tuần vừa qua .
- Nắm được kế hoạch tuần tới .
- HS có ý thức thực hiện tốt kế hoạch đề ra 
II. Hoạt động lên lớp 
1. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần 19.
2. GV nhận xét : 
- Các nề nếp duy trì đều đặn .
- Đã kiểm tra sách vở học kỳ II : Đầy đủ.
- Báo cáo điểm thi và các số liệu chính xác, kịp thời .
- Đã tiến hành học chương trình kỳ II.
3. Kế hoạch tuần 20
- Tiếp tục duy trì các nề nếp.
- Tu bổ sách vở và đồ dùng học tập .
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu (Kỹ năng tính toán) .
- Duy trì công tác rèn chữ, giữ vở sạch .
- Đặc biệt phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vui chơi an toàn, lành mạnh trong kì nghỉ tết Kỷ Sửu, vui chơi song không quên việc học.
- Đảm bảo sĩ số trước và sau tết.
- Tham gia vệ sinh trường lớp sạch sẽ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_1819_nguyen_thi_thuy.doc