Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Nguyễn Thị Thủy

I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Rút gọn được phân số

- Quy đồng được mẫu số hai phân số.

- HS tự giác, tích cực trong tiết học.

II. Hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:

 - GV kiểm tra vở bài tập

 - GV nhận xét .

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

 - Trong giờ học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập về phân số , rút gọn phân số , quy đồng mẫu số các phân số .

b.Hướng dẫn luyện tập

Bài 1

 - HS nêu yêu cầu , HS tự làm bài.

 - HS chữa bài. HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian.

Bài 2

 * Muốn biết phân số nào bằng phân số , chúng ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS làm bài , rồi nêu kết quả .

Bài 4

- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm.

- GV yêu cầu HS giải thích cách đọc phân số của mình.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
 Thứ 2 Ngày dạy: 1/2/2010 
Toán
LUYỆNTẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Rút gọn được phân số
- Quy đồng được mẫu số hai phân số.
- HS tự giác, tích cực trong tiết học.
II. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ:
 - GV kiểm tra vở bài tập 
 - GV nhận xét . 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 - Trong giờ học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập về phân số , rút gọn phân số , quy đồng mẫu số các phân số .
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 
 - HS nêu yêu cầu , HS tự làm bài.
 - HS chữa bài. HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian.
Bài 2
 * Muốn biết phân số nào bằng phân số , chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài , rồi nêu kết quả .
Bài 4
- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm.
- GV yêu cầu HS giải thích cách đọc phân số của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập .
 ________________________________________
Tập đọc
SẦU RIÊNG
 I.Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn văn, có nhấn giọng vào các từ gợi tả. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê.
- Hiểu ý nghĩa bài: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. 
- Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho HS
II. Đồ dùng :
 - Đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ:
-HS đọc thuộc bài thơ “Bè xuôi sông La”và cho biết t/g tả sông La đẹp ntn?
-Nhận xét ghi điểm cho từng HS.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu , ghi đề
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Giúp HS hiểu nghĩa 1số từ mới .
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu, 
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?(Miền Nam)
Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi 2.
? Cây sầu riêng được miêu tả như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng? (Hoa: Trổ vào cuối năm ngan ngát hương cau..., Quả: Lủng lẳng dưới cành trông như..., Dáng cây: Thân khẳng khiu, cao vút...)
* Theo em “quyến rũ” có nghĩa là gì ?(Lôi cuốn, không dứt ra được)
? Trong câu văn “Hương vị quyến rũ đến kì lạ”, em có thể tìm những từ nào thay thế từ “quyến rũ”?(Lôi cuốn)
- GV : Sầu riêng là loại trái cây rất đặc biệt. Dưới ngòi bút của tác giả nó quyến rũ chúng ta đến với hương vị tổng hợp từ mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo của trứng gà và ngọt của mật ong già hạn. Lần đầu thưởng thức trái sầu riêng, ai cũng có cảm giác sợ cái mùi tổng hợp đó. Nhưng khi đặt múi sầu riêng vào đầu lưỡi ta mới cảm nhận được hương vị đặc biệt của nó.
? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?(Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam/ Hương vi quyến rũ đến kì lạ/ Đứng ngắm sầu riêng..., Vậy mà khi trái chín...)
? Nội dung của bài nói gì?
- HS trả lời- giáo viên nhận xét, kết luận , ghi bảng.
 Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
 + Nhấn giọng: trái quý, hết sức, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm, béo cái béo ngọt, quyến rũ.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Chợ tết.
____________________________________________________________________ 
Thứ 3 Ngày dạy: 2/2/2010 
Toán
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số. 
- Nhận biết một phân số bé hơn 1 hoặc lớn hơn 1.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác .
II. Đồ dùng : 
 - Hình vẽ như hình bài học SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng, quy đồng mẫu số các phân số:
 và , ; và 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn so sánh hai phân số cùng mẫu số 
 * Ví dụ
- GV vẽ đoạn thẳng AB như SGK lên bảng 
 Lấy đoạn thẳng AC = AB và AD = AB. 
 * Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB ?()
 * Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB ?()
 * Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD.
- HS nêu kết quả , GV giúp HS nêu được :
 * Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số và ?
 * Vậy muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta chỉ việc làm như thế nào ?(Chỉ cần so sánh 2 tử số, PS nào có tử số bé hơn thì lớn hơn,PS nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn, nếu tử số bằng nhau thì 2 PS đó bằng nhau)
- HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số .Vài HS nhắc lại .
c.Thực hành 
Bài 1
 -HS tự so sánh các phân số, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
 -GV chữa bài, có thể yêu cầu HS giải thích cách so sánh của mình. 
Bài 2(a,b 3 ý đầu)
- GV nêu yêu cầu .
 * Hãy so sánh hai phân số và .
- HS nêu kết quả : <( vì < 1; = 1) 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phân số còn lại của bài.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp.lớp nhận xét , sửa chữa .
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Chính tả ( Nghe- viết )
SẦU RIÊNG
I.Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn từ : Hoa sầu riêng trổ vào cuối nămtháng năm ta của bài Sầu riêng.
- Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: út / úc .
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ , giữ vở .
II. Đồ dùng : 
 - Phiếu viết nội dung bài tập 2.
III. Họat động dạy học: 
1.Bài cũ: 
 - Kiểm tra 3 HS. GV đọc cho HS viết bảng lớp. Yêu cầu cả lớp viết bảng con: lẩn trốn, lẫn lộn, ngã ngửa, ngã nghiêng, giò chả.(lớp viết nháp)
 - Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn nghe - viết
- GV đọc bài chính tả.
? Đoạn văn miêu tả gì ?( miêu tả nét đặc sắc của hoa sầu riêng)
- Cho HS phát hiện từ dễ lẫn, dễ viết sai : trổ, cuối năm, toả khắp khu vườn, giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti, cuống, lủng lẳng.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết bài.
- GV đọc bài - HS dò bài .
- Chấm chữa bài.(Chấm 5 – 7 bài của HS)
- Nhận xét chung.
c.Luyện tập.
Bài tập 2a: 
2b: Điền vào chỗ trống ut hay uc? 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài và nêu kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài theo hình thức tiếp sức ở bảng lớp .
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
3.Củng cố;Dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Những em viết sai chính tả về nhà luyện viết.
__________________________________
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I.Mục tiêu: 
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn.
-Viết doan văn khaỏng 5 câu trong đó có sử dụng một số câu kể Ai thế nào ?
II. Đồ dùng: 
-Bảng viết sẵn đoạn văn và bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học . 
1.Bài cũ: 
HS 1: Đặt một câu kể Ai thế nào và xác định chủ ngữ, vị ngữ.
HS 2: Vị ngữ trong câu kể biểu thị nội dung gì ? chúng do những từ ngữ nào tạo thành.
- GV nhận xét ghi điểm cho từng HS 
2. Bài mới. *Giới thiệu bài: 
Phần nhận xét.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài.
- HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Các câu 1, 2, 4, 5 là câu kể Ai thế nào? 
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
	C1: Hà Nội// tưng bừng màu đỏ.
	C4: Những cô gái thủ đô // hớn hở, áo màu rực rỡ.
Bài3:
- HS đọc yêu cầu của BT. Trả lời câu hỏi: 
? Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì ?
? Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành ?
* GV Kết luận : Chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở vị ngữ, chủ ngữ do các danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
 PhầnGhi nhớ.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- HS lấy VD minh hoạ.(2-3 em)
- GV nhận xét tuyên dương.
Luyện tập.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài tập1.
- HS làm bài.
- HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
- GV nói rõ :
? Câu : Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao là kiểu cảm thán
? Câu : Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ là kiểu câu cảm thán( ta sẽ học sau)
- GV nêu : Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thể tinh thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ? và nó có hai CN hai VN đặt // với nhau. Đó là câu ghép các em sẽ học sau.
Bài tập 2:
- HS đọc bài tập.
- HS làm bài viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu, kể về một loại trái cây trong đó có sử dụng kiểu câu kể Ai thế nào.
- 1số HS nối tiếp nhau trình bày bài làm .( Nêu được câu kể Ai thế nào)
- GV nhận xét, tuyên dương cho điểm tốt.
3.Củng cố;Dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
? CN biểu thị nội dung gì?
? Chúng do loại từ nào tạo thành ?
Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại
____________________________________________________________________
Thứ 4 Ngày dạy: 3/2/2010 
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.
- Thực hiện sắp xếp ba phân số có cùng mẫu số theo thứ tự bé đến lớn.
II. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
- 2HS lên bảng: + 1 HS nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số và so sánh : 	 và ;
 + 1 HS so sánh: ...1 và ...1
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Trong giờ học này, các em sẽ được luyện tập về so sánh các phân số cùng mẫu số.
b.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 (a,b) 
- HS nêu yêu cầu ; HS tự làm bài, trình bày và có giải thích
- GV chấm điểm cho HS. 
Bài 2(a,b)
- HS nêu yêu cầu;HS tự làm bài, 
 sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp. 	
 Yêu cầu các HS khác đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3
- HS nêu yêu cầu .
 * Muốn xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài .
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Củng cố -Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
	_________________________________
Kể chuyện
 CON VỊT XẤU XÍ
I.Mục tiêu: 
- Dựa theo lời kể của giáo viên, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước. Bước đầu kể được từng đoạn câu chuỵên Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn bi ... người mẹ đối với con?(Lưng đưa nôi, tim hát thành lời - Mẹ thương a kay - mặt trời của mẹ em nằm trên lưng)
 ? Theo em cái đẹp trong bài thơ này là gì ?(Tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng)
 *Nêu nội dung bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con của người mẹ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
c. Đọc diễn cảm:
 - Cho HS đọc tiếp nối đoạn.
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc khổ thơ 1.
 	 Nhấn giọng: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, ...
 - HS học nhẩm thuộc lòng khổ thơ mình thích và thi ĐTL trước lớp .
 - HS xung phong đọc thuộc lòng.
 - GV nhận xét và khen những HS đọc thuộc, đọc hay.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL một khổ thơ hoặc cả bài thơ.
____________________________________________________________________Thứ 5 ngày dạy: /2/2010 
 Toán
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (tiếp theo)
I.Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
- Biết cách thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận ,chính xác.
II. Đồ dùng :
 - Mỗi HS chuẩn bị ba băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 12cm. Kéo.
 - GV chuẩn bị ba băng giấy màu kích thước 1dm x 6dm.
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ:
 - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu cách cộng các phân số cùng mẫu số và làm bài tập 3 .
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài, ghi đề
b.Hoạt động với đồ dùng trực quan
 - GV nêu vấn đề: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy băng giấy, bạn An lấy băng giấy. Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu ?
 - GV hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy, đồng thời cùng làm mẫu với các băng giấy màu đã chuẩn bị. Giúp HS biết:
 ? Hai bạn đã lấy đi mấy phần bằng nhau ?
 ? Vậy hai bạn đã lấy đi mấy phần băng giấy ?
c.Hướng dẫn thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số 
 - GV nêu lại vấn đề của bài trong phần trên, sau đó hỏi: Muốn biết cả hai bạn lấy đi bao nhiêu phần của băng giấy màu chúng ta làm phép tính gì ?
 ? Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này ?
 ? muốn thực hiện được phép cộng hai phân số này chúng ta cần làm gì trước ?
 - GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi cộng như phân số cùng mẫu số.
 - Hãy so sánh kết quả của cách này với cách chúng ta dùng băng giấy để cộng.
 ? Qua bài toán trên bạn nào có thể cho biết muốn cộng hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ?
d.Luyện tập – Thực hành
Bài 1(a,b,c) 
 - HS tự thực hiện cộng hai phân số 
 - Gv hướng dẫn những em còn chậm.
 - GV chữa bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2 (a,b) 
 - GV hướng dẫn bài mẫu trên bảng, sau đó yêu cầu HS làm bài.
 - 2 HS làm bài trên bảng. Lớp nhận xét .
3.Củng cố - dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn dò HS ghi nhớ cách thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số, làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
 ____________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN
CỦA CÂY CỐI
I.Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu.
- Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
- Trau dồi kỹ năng viết văn cho HS.
II.Đồ dùng: 
 	 -1 tờ phiếu viết lời giải BT1.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
-1HS đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây mà em yêu thích.
-1HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm .
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1:
 - HS đọc nội dung BT 1.
 - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
 - HS làm bài. HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại (GV đưa bảng viết tóm tắt lên bảng lớp).
Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu BT 2.
 - GV giao việc: Các em chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn.
 - HS làm bài. HS trình bày bài.
 - GV nhận xét và chấm những bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn.
 - Dặn HS về nhà đọc 2 đoạn văn, đọc thêm Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua.
____________________________________________________________________
Thứ 6 Ngày dạy: / 2 /2010
Toán :
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp học sinh rèn kĩ năng:
- Rút gọn được phân số
- Thực hiện được phếp cộng hai phân số
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Tính:
 	 1 H giải bài 3 ( T30 VBT)
2. Bài mới
a. Củng cố kĩ năng cộng phân số:
 GV ghi: Tính + ; + 
Gọi 2 HS lên bảng nói cách cộng 2 phân số cùng mẫu số, 2 phân số khác mẫu số rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở
H phát biểu kết quả. H nhắc lại cách cộng 2 phân số khác mẫu số.
b. Thực hành:
Bài1: 
 - Học sinh nêu yêu cầu
 - Một số HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
 - Học sinh làm bài
 - Học sinh nêu kết quả
 - GV chốt lời giải đúng
Bài2(a,b):
 - Học sinh nêu yêu cầu
 - Học sinh làm bài vào vở, 2HS lên bảng
 - Học sinh nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 3(a,b):
 - Học sinh nêu yêu cầu
 - Học sinh nêu cách rút gọn phân số
 - Học sinh làm bài
 - Học sinh chữa bài
 - GV chốt lời giải đúng 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung luyện tập
- Bài tập ở nhà: (T37 VBT)
 _________________________________ 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP
I.Mục tiêu: 
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Nêu được một số trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết; dựa theo mẫuđể tìm đượcmotj vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp.
- Đặt câu được có từ chỉ mức độ của cái đẹp.
II. Đồ dùng : 
 -Bảng phụ và một số tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ:
 - 2 HS đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ... có dùng dấu gạch ngang .
 - GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 	Các em đã được mở rộng vốn từ về cái đẹp ở tuần 22. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục được làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu của BT 1.
 - HS làm bài. HS trình bày.
 Nghĩa 
 Tục ngữ 
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
Hình thức thường thống nhất với nội dung
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
+
Người thanh tiếng nói cũng Thanh
Chuông kêu khẽ đánh, bên thành cũng kêu
+
Cái nết đánh chết cái đẹp
+
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
+
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 - HS học thuộc lòng những câu tục ngữ và đọc thi.
 * Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu BT 2.
 - GV giao việc: Các em chọn một câu tục ngữ trong số các câu đã cho và tìm ra những trường hợp nào người ta sử dụng câu tục ngữ đó.
 - HS làm bài.
 - HS trình bày kết quả bài làm.
 - GV nhận xét. Yêu cầu HS đọc nhẩm và thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ trên.
Bài tập 3:
 - HS đọc yêu cầu BT 3.
 - HS làm bài theo nhóm (GV phát giấy khổ to và bút dạ cho HS).
 - HS trình bày.
 - GV nhận xét và khẳng định những từ đã tìm đúng: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li,  vô cùng, khôn tả, không tả xiết 
Bài tập 4:
 - HS đọc yêu cầu BT 4.
 - GV giao việc: Mỗi em chỉ chọn 3 từ vừa tìm được ở BT 3 và đặt câu với mỗi từ.
 - HS làm việc.
 - HS trình bày miệng bài làm .
 - GV nhận xét và chốt lại câu đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Gv nhận xét tiết học và khen những nhóm HS làm việc tốt.
 - Yêu cầu HS về học thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT 1.
 - Chuẩn bị ảnh gia đình để mang đến lớp.
_________________________________________
Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu: 
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng : 
 -Tranh ảnh về cây gạo.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: -Kiểm tra 2 HS.
 + HS 1: Đọc đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước.
 + HS 2: Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn : Trái vải tiến vua. 
 - GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
 	Để viết được bài văn hoàn chỉnh tả cây cối, trước hết các em cần luyện viết từng Đv cho hay. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
b. Phần nhận xét:
Bài tập 1+2+3:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT 2+3.
 - GV giao việc: Các em có 3 nhiệm vụ: một là đọc lại bài Cây gạo (trang 32). Hai là tìm các đoạn trong bài văn nói trên. Ba là nêu nội dung chính của mỗi đoạn.
 - HS làm bài.
 - HS trình bày kết quả làm bài.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 Bài Cây gạo có 3 đoạn: Mỗi đoạn bắt đầu bằng chữ đầu dòng vào 1 chữ và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo:
 + Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
 + Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
 + Đoạn 3: Thời kì ra quả.
c. Ghi nhớ:
 -2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
 -HS cả lớp đọc thầm ghi nhớ 
d. Phần luyện tập:
Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu BT 1.
 - HS làm bài.
 - HS trình bày kết quả bài làm.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 + Bài Cây trám đen có 4 đoạn:
 + Nội dung của mỗi đoạn:
 *Đoạn 1: Tả giả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
 *Đoạn 2: Giới thiêu 2 loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
 *Đoạn 3: Nêu ích lợi của quả trám đen.
 *Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu BT.
 - HS làm bài.
 - HS trình bày.
 - GV nhận xét và khen những HS viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
 - Dặn HS quan sát cây chuối tiêu.
 ____________________________
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được ưu , khuyết điểm của lớp và bản thân trong tuần vừa qua và biết kế hoach tuần 24 .
- HS có ý thức thực hiện tốt kế hoạch .
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
2.GV nhận xét :
- Các em nghỉ tết an toàn, tập trung học đầy đủ, đúng thời gian.
- Các em đi học đúng giờ, đầy đủ . Sách vở đồ dùng đầy đủ .
- 1số em chưa có ý thức học tập 
- Vệ sinh lớp học và bản thân sạch sẽ song 1 số em móng tay còn dài ( Văn Hùng, Thu Thảo)
3.Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục công tác bồi giỏi và phụ đạo HS yếu 
- Đi học chuyên cần, duy trì sĩ số .
- Cần có ý thức tự học, rèn chữ viết .
- Ăn mặc sạch và thoáng .Vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
Tập đội hình, đội ngũ và nghi thức đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_2223_nguyen_thi_thuy.doc