Tập đọc
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I.Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin - giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ nhanh.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông .
II. Đồ dùng :
- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS.
+ HS 1: ĐTL khổ thơ em thích trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ” ?
+ HS 2: ĐTL khổ thơ em thích ? Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?
TUẦN 24 Thứ 2 Ngày dạy: Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện phép cộng phân số, cộng một số tự nhiên vớ phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số và bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng các phân số để giải toán. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ - HS1: Rút gọn rồi tính: + HS2:giải bài 4 - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - HS nêu yêu cầu: Tính theo mẫu. - HS nhìn mẫu làm bài . - 3HS lên bảng chữa bài . - GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó cho điểm HS. Bài 3 - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó HS tự làm bài. 1HS lên chữa bài Tóm tắt: Chiều dài : m Chiều rộng : m Nửa chu vi: m ? - GV nhận xét bài làm của HS. Hỏi HS yếu nêu cách tính của mình. 3.Củng cố- dặn dò : - GV yêu cầu HS nhắc lại về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên. - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. _____________________________ Tập đọc VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I.Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin - giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ nhanh. - Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông . II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS. + HS 1: ĐTL khổ thơ em thích trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ” ? + HS 2: ĐTL khổ thơ em thích ? Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc. - 1HS đọc 6 dòng mở đầu - HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc, tên viết tắt: UNICEF (u-ni-xép) GV: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc. - 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài (3 lượt) GV kết hợp : ChoHS quan sát tranh trong SGK . Giúp HS hiểu nghĩa các từ: Thẩm mỹ, nhận thức, khích lệ . GV đưa bản phụ đã viết câu cần luyện đọc và hướng dẫn HS cách nghỉ hơi: UNICEF Việt Nam và báo thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “Em muốn sống an toàn”. hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ. * Tìm hiểu bài: - Đọc từ đầu đến khích lệ ? Chủ đề cuộc thi vẽ là gì ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?(Chủ đề: “ em muốn sống an toàn”. Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp nơi gửi về) * Đọc từ Chỉ cần điểm giải ba. - Cho HS đọc thành tiếng. ? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?(Chỉ điểm tên 1số t/p cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn. Đặc biệt là an toàn giao thông...) ? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ?(Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng,...) ? Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì?(Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin ?Nêu nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ: Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông . c .Luyên đọc lại . - Cho HS đọc tiếp nối. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc từ Được phát động Kiên Giang. GV đọc mẫu với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, mạch lạc, tốc độ khá nhanh. - HS thi đọc lại đoạn tin . - GV nhận xét và khen những HS đọc hay. d Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin trên. ____________________________________________________________________ Thứ 3 Ngày dạy: / / Toán PHÉP TRỪ PHÂN SỐ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết phép trừ hai phân số có cùng mẫu số. - Biết cánh thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số. - Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận . II. Đồ dùng : - HS chuẩn bị 2 băng giấy hình chữ nhật kích thước 4cm x 12cm, kéo. - GV chuẩn bị 2 băng giấy hình chữ nhật kích thước 1dm x 6dm. III. Họat động dạy học : 1.Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện : + ; + - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: - Các em đã biết cách thực hiện cộng các phân số, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép trừ các phân số. b.Hướng dẫn thực hiện với đồ dùng trực quan - GV hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy. + GV yêu cầu HS nhận xét về 2 băng giấy đã chuẩn bị. + GV yêu cầu HS dùng thước và bút chia 2 băng giấy đã chuẩn bị mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau. + GV yêu cầu HS cắt lấy của một trong hai băng giấy. + GV yêu cầu HS cắt lấy từ băng giấy. + băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại bao nhiêu phần của băng giấy?() c.Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số - GV nêu lại vấn đề ở phần trên, sau đó hỏi HS: Để biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta phải làm phép tính gì ? * Theo em kết quả hoạt động với băng giấy thì - = ? * Vậy làm thế nào để có - = - GV nhận xét các ý kiến HS đưa ra sau đó nêu: Hai phân số và là hai phân số cùng mẫu số. Muốn thực hiện phép trừ hai phân số này ta làm như sau: - = = * Dựa vào cách thực hiện phép trừ trên, bạn nào có thể nêu cách trừ hai phân số có cùng mẫu số ? - GV yêu cầu HS nhắc lại cách trừ hai phân số có cùng mẫu số (2-3 em ) d.Luyện tập -Thực hành Bài 1 -HS nêu yêu cầu .HS tự làm bài. -HS nêu kết quả . -GV nhận xét . Bài 2(a,b) - GV yêu cầu HS rút gọn phân số trước khi thực hiện phép trừ - HS làm bài. - 4HS lên bảng làm bài - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - GV nhận xét bài làm của HS, sau đó cho điểm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép trừ các phân số có cùng mẫu số. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau. __________________________________ Chính tả (Nghe - Viết) HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN I.Mục tiêu: - Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả thể loại văn xuôi. - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có dấu hỏi / dấu ngã. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở . II. Đồ dùng : - Ba tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2a hoặc 2b. - 4 tờ giấy trắng để phát cho HS làm BT 3. III. Họat động dạy học: 1.Bài cũ: -Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết các từ ngữ sau: sản xuất, say sưa, sẵn sàng, lọ mực, bứt rứt, bút mực. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn nghe- viết : - GV đọc một lần bài CT và đọc chú giải, cho HS quan sát ảnh hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: hoả tuyến, nghệ sỹ, ngã xuống ? Đoạn văn nói điều gì ?(Ca ngợi Tô Ngọc Vân là 1 nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến) - GV đọc cho HS viết chính tả. - GV đọc- HS dò bài - GV chấm 5 đến 7 bài.Nhận xét chung. c.Hướng dẫn làm bài tập : Bài tập 2: b). Đặt dấu hỏi, dấu ngã. - HS HĐ theo nhóm đôi - GV đính lên bảng 2-3 phiếu: HS lên bảng thi làm bài - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng + Mở hộp thịt ra chỉ thấy toàn mỡ + Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc. + Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ ! Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT và đọc 2 câu đố. - HS làm bài: GV phát giấy cho 3 HS. HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. a). Là chữ nho- nhỏ- nhọ . b). Là chữ chi-chì- chỉ- chị . 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa luyện tập và HTL các câu đố. ____________________________ Luyện từ và câu CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I.Mục tiêu: - HS hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì ? - Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật. II. Đồ dùng : - Một số tờ phiếu và bảng phụ. - Ảnh gia đình của mỗi HS. III. Họat động dạy học: 1. Bài cũ: - HS chữa BT3 - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét: Bài tập 1+2+3+4: - Cho HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Các em đọc thầm đoạn văn, chú ý 3 câu văn in nghiêng. ? Trong 3 câu in nghiêng vừa đọc, câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi ? - GV nhận xét và chốt lại (GV dán lên bảng tờ giấy đã ghi sẵn lời giải). + Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi. + Câu 3: Nêu nhận định về bạn Diệu Chi. ? Trong 3 câu in nghiêng, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì) ? - GV nhận xét và chốt lại. + Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? Câu 1: Đây Câu 2: Bạn Diệu Chi Câu 3: Bạn ấy ? Kiểu câu Ai là gì ? khác 2 kiểu câu đã học Ai làm gì ? Ai thế nào ? ở chỗ nào? - GV nhận xét và chốt lại: + Ba kiểu câu này khác nhau ở bộ phận vị ngữ. + Bộ phận vị ngữ khác nhau là: * Kiểu câu Ai làm gì ? VN trả lời cho câu hỏi Làm gì ? * Kiểu câu Ai thế nào ? VN trả lời cho câu hỏi Như thế nào ? * Kiểu câu Ai làm gì ? VN trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì) ? c. Ghi nhớ: - Cho HS đọc nội dung ghi nhớ. - Cả lớp đọc thầm ghi nhớ kiến thức d. Phần luyện tập: Bài tập 1: - Cho HS đọc yêu cầu của BT 1.HS làm bài. - GV đưa bảng phụ đã chép trước ý a, b, c GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu BT 2. HS làm bài. - Từng cặp HS thực hành giới thiệu. - HS thi giới thiệu trước lớp . - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng và khen những HS giới thiệu hay. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu cả lớp về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu, viết lại vào VBT. ____________________________________________________________________ Thứ 4 Ngày dạy: Toán PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tiếp theo) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết trừ hai phân số khác mẫu số. - Biết cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số. - Củng cố về phép trừ hai phân số cùng mẫu số. II. Đồ dùng : III. Họat động dạy học: 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng Tính: -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: - Các em đã biết cách thực hiện phép trừ các phân số có cùng mẫu số, bài học hôm nay sẽ gi ... ___________________________________________________ Thứ 5 ngày dạy: 4/3/2010 Toán TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. - Rèn kỹ năng tính toán, giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số . - Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận . II. Đồ dùng : - Vẽ sẵn hình minh hoạ như phần bài học trong SGK lên bảng. III. Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: -GV gọi 3 HS lên bảng , mỗi HS phát biểu về một tính chất: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba và lấy ví dụ minh hoạ . -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu cách tìm một phần mấy của một số a.GV nêu: của 12 quả cam là mấy quả cam? - HS nêu cách tính 12 : 3 = 4 (quả ) b.GV nêu bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả ? - GV treo hình minh hoạ đã chuẩn bị yêu cầu HS quan sát và hỏi HS: + số cam trong rổ như thế nào so với số cam trong rổ ? như vậy muốn tìm số cam ta phải tìm số cam trong rổ trước . + số cam trong rổ là : 12 :3 = 4(quả ) + số cam trong rổ là : 4 x 2 = 8(quả ) * Vậy của 12 quả cam là bao nhiêu quả ? (8 quả ) - Ta có thể tìm ... như sau: 12 x = 8 ( quả) * Vậy muốn tính của 12 ta làm như thế nào ?( Muốn tìm của 12 ta lấy số 12 nhân với ) *HS ứng dụng tính: Hãy tính của 15. Hãy tính của 24. c.Luyện tập -Thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV tiến hành tương tự như bài tập 1. 3.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau. _______________________________ Tập làm văn LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC I.Mục tiêu: - Biết tóm tắt một tin cho trước bằng một đến hai câu. - Bước đầu tự viết được một tin ngắn (4 đến 5 câu) về hoạt động học tập sinh hoạt, tóm tắt được tin đã viết bằng 1 đến 2 câu. II. Đồ dùng : - Một số tờ giấy khổ rộng cho HS viết tóm tắt tin ở BT 2. III. Họat động dạy học : 1.Bài cũ - 1HS nêu nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước . - 1HS làm bài tập 2 - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Ở tiết TLV trước các em đã được học về tóm tắt tin tức. Trong tiết học hôm nay, chúng ta lại tiếp tục luyện về tóm tắt tin tức. Bài học sẽ giúp các em làm quen với việc tự viết tin, biết tóm tắt tin tức về các hoạt động học tập, lao động diễn ra xung quanh. b.Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1+2: - HS đọc yêu cầu của BT1+2. - HS làm bài. GV phát giấy cho 2 HS làm bài vào giấy. - HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét, khen những HS tóm tắt ngắn gọn, đủ ý. VD: Tin a (1 câu): Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn Tám (An Sơn - Tam Kỳ -Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu BT3. - GV giao việc: Các em có 2 nhiệm vụ. Một là viết một tin về hoạt động của liên đội, chi đội hay của trường mà em đang học Hai là tóm tắt bản tin vừa viết bằng 1 hoặc 2 câu. - 1số HS nói tin em sẽ viết - HS làm bài. - HS trình bày bài làm. - GV nhận xét, chọn bạn viết đúng nhất, hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu những HS làm BT3 chưa đạt về nhà làm lại vào vở. -Dặn HS quan sát trước ở nhà một cái cây mà em thích ____________________________________________________________________ Thứ 6 ngày dạy: 5/3/2010 Toán PHÉP CHIA PHÂN SỐ I. Mục tiêu:Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép chia cho phân số.(Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược) - Rèn kỹ năng tính toán nhanh, chính xác và cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ minh hoạ như trong phần bài học SGK vẽ sẵn trên bảng phụ. III. Hoạt động lên lớp: 1. Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, làm lại bài tập số 2,3 của tiết trước - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: - Các em đã biết cách thực hiện phép nhân các phân số, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép chia các phân số. b.Hướng dẫn thực hiện phép chia phân số - GV nêu bài toán: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng là m. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó? -Khi đã biết diện tích và chiều rộng của hình chữ nhật muốn tính chiều dài chúng ta làm như thế nào ? - Hãy đọc phép tính để tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD ? : - GV hướng dẫn: Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Trong bài toán trên, phân số được gọi là phân số đảo ngược của phân số . Từ đó ta thực hiện phép tính sau: : = = * Vậy chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét ? (m) * HS nêu lại cách thực hiện phép chia cho phân số. c.Luyện tập - Thực hành Bài 1 * Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm miệng trước lớp. - GV nhận xét bài làm của HS, hỏi HS yếu: PS đảo ngược của là bao nhiêu?() Bài 2 - GV cho HS nêu lại cách thực hiện chia cho phân số sau đó làm bài. - HS chữa bài trên bảng lớp. Bài 3 - HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài. - 3HS chữa bài trên bảng lớp. 3.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau. _________________________ Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM I.Mục tiêu: : - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, ghép từ. hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm. - Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. II. Đồ dùng: -Một số băng giấy. -Một vài trang từ điển phô tô. -Bảng lớp, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ - 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết trước ; cho VD và xác định CN, VN của câu. - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu BT1. - HS làm bài. 3 HS làm bài trên giấy - HS trình bày bài. 3 HS làm bài trên giấy dán bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Các từ đồng nghĩa với từ Dũng cảm là: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu BT2. - HS làm bài. - HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Tinh thần dũng cảm; hành động dũng cảm; dũng cảm xông lên; người chiến sĩ dũng cảm;... (1 em đọc lại các cụm từ trên) Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu BT3 và làm bài. - HS trình bày kết quả bài làm. GV dán lên bảng lớp nội dung BT đã chuẩn bị. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: +Gan góc (chống chọi): kiên cường, không lùi bước. +Gan lì : gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ gì là gì. +Gan dạ: không sợ nguy hiểm. Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu BT4. - HS làm bài. GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã viết sẵn BT gọi 3 HS lên làm - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 5 chỗ trống cần lần lượt điền các từ ngữ: người liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo, tấm gương. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa được cung cấp trong tiết học . ___________________________ Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I.Mục tiêu: - HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. - Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối. - GD HS có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên. II. Đồ dùng : - Tranh ảnh một vài cây để quan sát. - Bảng phụ viết dàn ý quan sát. III. Họat động dạy học: 1.Bài cũ - 2 HS làm bài tập 3 tiết trước . - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Các em đã làm quen với 2 cách mở bài trong một bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. b.Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1. - HS làm bài và trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại: Điểm khác nhau của 2 cách mở bài là: * Cách 1: Mở bài trực tiếp : Giới thiệu cây hoa cần tả. * Cách 2: Mở bài gián tiếp : Nói về mùa xuân, về các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. Bài tập 2: - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. - HS làm bài. - HS trình bày bài làm. - GV nhận xét, cho điểm những bài HS viết hay. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu BT 3. - GV giao việc: ở tiết TLV trước GV đã dặn các em về nhà quan sát trước một cái cây. Bây giờ các em nhớ lại và trả lời các câu hỏi để hoàn thành ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh. - HS trình bày. GV nhận xét và góp ý. Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu của BT4. - HS làm bài và trình bày - GV nhận xét, khen những HS viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: Mỗi đoạn văn của các em đều tả một loài cây mà các em yêu thích. Vậy các em cần phải làm gì để cho các loài cây đó luôn được đẹp và có ích cho mọi người? (Chăm sóc, bảo vệ, gần gũi và coi cây như người bạn thân,...) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài. Xem trước tiết TLV ở tuần 26. ___________________________ SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: -Giúp HS nắm được ưu, khuyết điểm của lớp và bản thân trong tuần vừa qua và biết kế hoach tuần tới. -HS có ý thức thực hiện tốt kế hoạch của tuần tới. II.Lên lớp: 1.Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp tuần qua. 2.GV nhận xét : - Các em đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số . - Vệ sinh lớp học và khu vực được phân công luôn sạch sẽ. - Hai lớp bồi và phụ đi học đầy đủ và có nhiều cố gắng - Tham gia HĐ ngoại khoá đầy đủ và nghiêm túc, song 1 số em vẫn chưa thuộc 2 bài múa mới do liên đội tập - Nề nếp lớp học tương đối tốt. 1số em còn vi phạm nội quy lớp học như nói chuyện riêng, chưa làm bài tập ở nhà, quên vở .1số em viết chữ còn xấu - Phong trào thi đua học tập chưa sôi nổi, các bài kiểm tra đạt đểm cao còn ít 3.Kế hoạch tuần tới : - Thi đua học tập lập nhiều thành tích chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8-3), đăng kí giờ học tốt, ngày học tốt. - Đi học chuyên cần, duy trì sĩ số . - Cần có ý thức tự học, rèn chữ viết . - Tiếp tục công tác bồi giỏi và phụ đạo HS yếu. - Thi đua học tập, cố gắng có nhiều bài đạt điểm cao đính lên bảng thi đua. - Thuộc 2 bài hát, múa mới do liên đội tập. - Duy trì các trò chơi dân gian (Ô làng, Chuyền thẻ, Nhảy dây)
Tài liệu đính kèm: