Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 6+7 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 6+7 - Nguyễn Thị Thủy

I.Mục tiêu:

-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

-Học sinh thấy được mình cần phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc người thân; II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Tranh minh họa; bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

 -Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.

III.Các hoạt động dạy và học:

 1.Ổn định : Hát

 2.Bài cũ : Kiểm tra 3 em:

H:Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống? Em có nhận xét gì về tính cách của Cáo?

H:Gà tung tin có cặp chó săn chạy đến để làm gì? Nêu tính cách của gà trống?

H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Gián tiếp qua tranh .

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 6+7 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6
Thứ hai	Ngày dạy:chiều 6/10/2009.
Tập đọc 
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I.Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
-Học sinh thấy được mình cần phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc người thân; II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Tranh minh họa; bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.
 -Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học:
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Kiểm tra 3 em: 
H:Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống? Em có nhận xét gì về tính cách của Cáo?
H:Gà tung tin có cặp chó săn chạy đến để làm gì? Nêu tính cách của gà trống?
H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Gián tiếp qua tranh .
Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
-Yêu cầu 1 hs đọc thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm.
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn : 
-Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai 
-Lần 2 : hướng dẫn ngắt nghỉ đúng giọng.
-Lần 3 : kết hợp giải nghĩa từ.
-Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
-Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (11’)
-Yêu cầu hs đọc theo đoạn và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét cùng hs và chốt.
H : Câu chuyện xảy ra lúc An-đrây-ca mấy tuổi? Sức khoẻ của ông em như thế nào? (hs trung bình)
(Lúc An-đrây-ca 9 tuổi, ông của em ốm rất nặng)
H : Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào? (hs trung bình)
(Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay)
Câu 1 (sgk) ? (Nhập cuộc chơi đá bóng cùng các bạn và quên ngay lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra liền chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về)
H : Đoạn 1 kể chuyện gì? 
=> Chốt ý1 : An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
*Đoạn 2 : 
Câu 2( sgk)? (Cậu bé hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Ông đã qua đời)
Câu 3 ( sgk)? (Cậu bé cho rằng vì mình mua thuốc chậm nên ông chết. Cậu oà khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Cả đêm ngồi nức nở dưới gốc cây táo, đến khi lớn vẫn tự dằn vặt mình) ( hs khá)
* Giải nghĩa từ “nức nở”? (Nấc lên từng cơn, không thể dằn lòng, kìm giữ tiếng khóc)
H : Đoạn 2 nói về nội dung gì? 
 => Chốt ý2 : Nỗi dằn vặt của An-đrây.
*Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người như thế nào? 
( hs khá, giỏi)
=> Chốt ý, ghi bảng :
 *Ý nghĩa: Cậu bé An-đrây-ca là người rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp hướng dẫn đọc diễn cảm :
*Toàn bài đọc giọng trầm, buồn, xúc động.
*Lời ông : giọng mệt nhọc, yếu ớt.
*Ý nghĩ An-đrây-ca : giọng đọc buồn, day dứt.
*Lời mẹ : dịu dàng, an ủi.
-Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm đoạn “Bước vào phòng ông nằm,  lúc con vừa ra khỏi nhà”
 Đọc mẫu.
-Yêu cầu hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
- Cho hs thi đọc diễn cảm theo cách phân vai, nhận xét.
4.Củng cố : -Yêu cầu hs đặt lại tên cho truyện.
 H : Em sẽ nói gì để an ủi An-đrây-ca?
 -Nhận xét tiết học 
 5. Dặn dò : Luyện đọc, kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
 _____________________________
Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
-Củng cố kiến thức về biểu đồ.
-Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
-Hs chú ý , tích cực trong tiết học. 
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy. Học sinh : Xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định :Hát
2.Bài cũ : Biểu đồ (2 em làm miệng bài tập 2) 
3.Bài mới : Giới thiệu bài : Biểu đồ (tt)
Hoạt động : Hướng dẫn hs làm bài tập.(36’)
Bài 1/33 : Yêu cầu hs đọc đề
-Yêu cầu hs quan sát biểu đồ, nêu ý kiến bằng thẻ đúng - sai.
=>Theo dõi, nhận xét, sửa bài :
Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1 m vải trắng. 
Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải. 
Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất. 
Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m. 
Số mét vải hoa mà tuần 4 của hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m. 
Bài 2/34 : Yêu cầu hs đọc đề 
-Yêu cầu hs làm bài vào vở 
=> Sửa bài :
a.Tháng 7 có 18 ngày mưa. 
b.Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 : 
 15 – 3 = 12 (ngày)
c.Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là : 
 (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
4.Củng cố : -Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò : Làm bài ở vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
 ____________________________________
Lịch sử 
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
I.Mục tiêu:
-Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng(chú ý nghuyên nhân khởi nghĩa,người lãnh đạo, ý nghĩa):
+Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thùquân xâm lược, Thi Sách bị tô định giết hại(trả nợ nước, thù nhà)
+Diễn biến:Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát,Hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa...nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm chính của chính quyền đô hộ.
+Ý nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 nămnước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Sử dụnglược đồ để kể lại nét chính về diển biến cuộc khởi nghĩa.
-Gáo dục HS tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc; tự hào về lịch sử dân tộc và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy.
-Học sinh : Xem nội dung bài, sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Hai Bà Trưng.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : 
2.Bài cũ : 
H:Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
H:Nhân dân ta đã phản ứng ra sao trước các chính sách áp bức của các triều đại phong kiến phương Bắc?
H:Kể tên một số cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân ta?
3.Bài mới :Giới thiệu bài : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Hoạt động 1 : Kể chuyện về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(6’)
Kể chuyện kết hợp tường thuật diễn biến trên lược đồ. 
-Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.( 27’)
1.Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa : (8’)
-Yêu cầu hs đọc sách, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trình bày :
H : Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 
=>Theo dõi, nhận xét, kết luận : Uất hận trước ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
=>Giảng : Có ý kiến cho rằng do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại nên Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa. Nhưng nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng. Việc Tô Định giết chồng của Trưng Trắc làm tăng thêm quyết tâm đánh giặc)
2.Diễn biến cuộc khởi nghĩa :(11’)
-Giới thiệu : Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa.
-Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ, đọc sách, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trình bày trước lớp.
H : Tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
=>Theo dõi, kết luận : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40 trên cửa sông Hát. Đoàn quân tiến lên và nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Sau đó nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu. Bị đòn bất ngờ, quân Hán thua bỏ chạy.
H : Để chạy trốn tướng giặc Tô Định đã làm gì? (Cắt tóc, cạo râu, lẩn vào đám tàn quân)
3.Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng :(8’)
H : Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa?
H : Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
=>Theo dõi, kết luận : Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
-Yêu cầu hs đọc ghi nhớ của bài.
-Tổ chức cho hs trình bày các bài thơ, bài hát, tên đường phố,  về Hai Bà Trưng.
=>Giảng : Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước ta.
 4.Củng cố : H : Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
 -Nhận xét giờ học
 5.Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 __________________________________
Thứ ba Ngày dạy: 7 /10/2009
Toán 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu :
-Viết ,đọc,so sánh được các số tự nhiên; nêu đượcgiá trị của chữ số trong một số.
-Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột .
-Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
II.Chuẩn bị: 
-HS ôn lại nhưng kiến thức về: số ,tự nhiên, đơn vị đo khối lượng, ĐV đo thời gian.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : Trật tự
 2.Bài cũ : Luyện tập 
 3.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp
Hoạt động : Hướng dẫn hs làm bài tập.(33’)
Bài 1/35 : Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 
-Yêu cầu hs làm bài trên phiếu bài tập.
-Yêu cầu hs nêu đáp án sửa bài, chấm đúng (đ), sai (s)
=>Theo dõi, nhận xét, sửa bài :
 Đáp án : a - D, b - B, c - C, d - C, e – C.
Bài 2/35 : Viết chữ số thích hợp vào ô trống
-Hướng dẫn thực hiện.
-Yêu cầu hs làm vào vở.
=>Theo dõi, nhận xét, sửa bài :
 475936 > 475836 903876 < 913876
 5 tấn 175 kg > 5075 kg 2 tấn 750 kg = 2750 kg
Bài 3,4/35: Hs làm miệng.
- Cho hs chơi trò chơi truyền điện.
4.Củng cố : -Nhận xét tiết hoc.
5. Dặn dò : Làm bài ở vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
 ________________________________
Chính tả 
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I.Mục tiêu :
-Học sinh nghe – viết đúng và trình bày bài viết sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
-Làm đúng bài tập 2, 3b
-Các em có ý thức viết đúng và trình bày sạch đẹp.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy -Học sinh : Xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định :
 2.Bài cũ :
-Yêu cầu hs viết các từ : luộc kĩ, đầy ắp, trung thực, truyền ngôi.
 3.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết chính tả (23’)
-Đọc mẫu đoạn văn, yêu cầu hs theo dõi SGK và trả lời câu hỏi :
H : Chi tiết nào thể hiện Ban – dắc là người thật thà?
-Yêu cầu hs viết các từ (cụm từ) khó : Ban – dắc, tưởng tượng, thẹn, ấp úng. 
=>Nhận xét, phân tích từ khó.
-Nhắc hs cách trình bày và tư thế ngồi viết.
-Đọc cho hs viết đoạn trích với tốc độ vừa phải.
-Đọc bài cho hs soát lỗi, yêu cầu hs ghi số lỗi và sửa.
-Chấm bài và nhận xét bài viết của hs.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn chính tả âm, vần(10’)
Bài tập 2/56 : Phát hiện và sửa lỗi s ... g cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- BTVN: 3, 4 (SGK)
 _______________________________________
Khoa học
 PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯƠNG TIÊU HÓA
I. Mục tiêu: :
- Kể tên 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa : tiêu chảy, tả, lị....
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa: uống nước lã,ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:
+ Giữ vệ sinh ăn uống; + Vệ sinh cá nhân + Giữ vệ sinh môi trường
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK trang 30
III Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài“ phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa”
2:Dạy bài mới
.a, Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu bài học
 Hoạt động 1: Tìm hiểu 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa
? Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
-Gv giảng thêm triệu chứng 1 số bệnh
-Gv nêu kết luận
Hoạt động 2: nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa
-Gv yêu cầu hs quan sát các hình trong SGK trang 30-31 
-HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi 
-Gọi đại diện nhóm trình bày
-Lớp nhận xét bổ sung
Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
-Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tự phân công và vẽ tranh
-Gv theo dõi giúp đỡ
-Các nhóm treo sản phẩm. Gọi đại diện nhóm thuyết trình nội dung bài vẽ của mình
-Nx tuyên dương
 3.Cũng cố dặn dò:
? Để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa các em cần phải làm gì?
Nhận xét dặn dò: - Thực hiện vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng những bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Chuẩn bị bài tiết sau: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
 _______________________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu : 
- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoan văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn(đã cho sẵn cốt truyện)
- HS tự giác, tích cực trong tiết học
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ. Dựa vào tranh “Ba lươic rìu” để phát triển ý thành đoạn văn.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- 1 em đọc cốt truyện
- Giới thiệu tranh minh hoạ
- Yêu cầu HS nêu các sự việc chính
- GV chốt lại
Bài 2
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hồn chỉnh của truyện “Vào nghề”
- HS đọc thầm lại 4 đoạn, tự lựa chọn để viết hồn chỉnh 1 đoạn
- HS đọc kết quả bài làm
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố-dặn dị.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò : về nhàồhàn chỉnh thêm 1 đoạn văn
 _________________________________
 Địa lý
	 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống(Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,...)
Nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên: nam thường đóng khố , nữ thường quấn váy
- Giáo dục HS yêu quý dân tộc TN và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa cácdân tộc ít người.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ,ảnh về nhà ở , buôn làng, trang phục, lễ hội các dân tộc ở Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi. Nx ghi điểm. 
2. Dạy bài mới:
.a, Giới thiệu bài : Gv nêu yêu cầu của bài học.
Hoạt động 1: Tây Nguyên - Nơi có nhiều dân tộc sinh sống
- HS Làm việc cá nhân.
-GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK. và trả lời câu hỏi.
-Gv bổ sung giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
-Gv nêu kết luận.
Hoạt động 2:Nhà Rông ở Tây Nguyên
- HS Làm việc theo nhóm
-Gv phát câu hỏi cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
? Hãy mô tả về nhà rông
?Nhà rông dùng để làm gì?
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 3: Trang phục lễ hội
- HS Làm việc theo nhóm 2
-Hs dựa vào mục 3 sgk để trả lời câu hỏi 2 SGK.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-Gọi hs đọc ghi nhớ.
3 Cũng cố dặn dị:
-Gọi hs nêu những đặc điểm tiêu biểu của các dân tộc ở Tây Nguyên. 
-Dặn dò: Về nhà học bài. Chẩn bị bài học hôm sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
-Nhận xét tiết học.
 ______________________________________
Kỉ thuật 
 KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG(tiết 2)
I Mục tiêu:
- Biết cách khâu ghép hai hai mép vaủi bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép dược hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các múi khâu có thể chưa cách đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- Giáo dục hS ý thức tự phục vụ bản thân, an toàn khi thực hành
II Đồ dùng dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vật liệu của HS
2.Dạy học bài mới:
.a, Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
 b. Hướng dẫn thực hành
Hoạt động 3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Yêu cầu học sinh nhăc lại quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- GV nhận xét và nhắc lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+Bước 2: Khâu lược
+Bước 3:Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- HS thực hành
- GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả nhận xét
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu những tiêu chí đánh giá
- HS tự đánh giá theo tiêu chí
- GV nhận xét kết quả thực hành của HS
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài :Khâu đột mau
- Chuẩn bị dụng cụ như SGK
Thứ sáu Ngày dạy: 16/10/2009
Âm nhạc Giáo viên chuyên trách dạy
 ____________________________________
Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để thực hành tính
-HS hứng thú tích cực trong tiết học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV kẻ bảng như sách giáo khoa
III. Câc hoạt động dạy học
1. Bài cũ: kiểm tra vở bài tập của một số HS 
2. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
- GV đưa bảng như SGK
- HS đọc bảng số
- GV Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
- 3 em lên bảng thực hiện – HS làm bảng con
? GV Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a=5, b =4 và c = 6 ?
- Tương tự với các giá trị khác của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c)
- GV Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luơn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) ?
- Ta có thể viết: (a + b) + c = a + (b + c) HS đọc
- GV nêu :(a+b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c cĩ dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
- Xét biểu thức (a + b) + c thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a+b) cịn (b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ 3 trong biểu thức (a + b) + c.
- Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta cĩ thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
c: Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- GV Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV Viết biểu thức: 4367 + 1999 + 501 yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
4367 + 1999 + 501 = 4367 + (199 + 501)
 = 4367 + 700
 = 5067
- GV Vì sao cách trên thuận tiện hơn?
- GV chốt lại.
- HS làm các bài tập còn lại
- Nêu kết quả - GV Nhận xét, ghi điểm
Bài 2:
- HS đọc đề bài 
? GV Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền ta làm thế nào?
- HS làm bài – 1 em chữa bảng lớp
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dị.
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài hôm sau: Luyện tập 
 ___________________________________
Luyện từ và câu
 LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
- Biết vận dụng những hiểu biết vể qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam(BT1). Viết đúng một vài tên riêng theo theo yêu cầu của bài tập 2.
- HS tự giác, tích cực trong tiết học
II. Các hoạt động dạy-học 
1. Bài cũ. 
- Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam?
- Lấy ví dụ
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- HS Nêu yêu cầu của bài
- HS 1 em đọc nội dung bài tập 1. Đọc giải nghĩa “Long Thành”
- HS Đọc thầm lại bài ca dao
- Phát hiện những tên riêng viết chưa đúng, sửa lại.
- HS làm bài trên phiếu, dán kết quả lên bảng
- HS nhận xét, GV ghi điểm
Bài 2: Chơi trị chơi “Du lịch/Bản đồ”
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV Treo bản đồ địa lý Việt Nam – giải thích yêu cầu
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh/ Thành phố của nước ta – Viết lại tên đĩ đúng chính tả
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử - Viết lại tên đĩ.
- GV Phát phiếu
- HS các nhóm thi làm bài
- HS đại diện nhóm dán nhanh kết quả - Trình bày
- GV Nhận xét, kết luận
- HS viết vào vở
3. Củng cố, dặn dị
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò :chuẩn bị bài tiết sau 
 __________________________________
Tập làm văn
 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- HS tích cực ,sáng tạo
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ
- 1 em lên đọc thuộc phần ghi nhớ tiết trước
2. Bài mới 	
a.Giới thiệu bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
b. Hướng dẫn làm bài tập
- HS đọc đề bài, các gợi ý, lớp đọc thầm
- GV Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề
- Yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ trả lời
- HS làm bài – kể chuyện trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể chuyện
- HS nhận xét, GV nhận xét
? Em mơ thấy bà tiên trong hoàn cảnh nào ?
? Vì sao bà tiên cho em 3 điều ước ?
? Em thực hiện những điều ước như thế nào?
? Em suy nghĩ gì khi thức giấc ?
- Viết bài vào vở.
- HS một số em đọc to bài viết
- HS nhận xét, GV ghi điểm
3. Củng cố, dặn dị.
- Nhận xét tiết học.
- chuẩn bị bài hôm sau
 _______________________________________
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét hoạt động trong tuần.
- Duy trì tốt mọi nề nếp
- Trực nhật sạch sẽ
- Đa số các em có nhiều cố gắng, đọc bài và làm bài tập đầy đủ. Trình bày sách vở sạch sẽ.
*Tồn tại:
- Một số em chưa cố gắng:
- Một số em còn nói chuyện trong giờ học, chưa tập trung: Hiếu, Thu Thảo...
II. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Đi học chuyên cần
- Học và làm bài tập trước khi đến lớp
- Mang đầy đủ dụng cụ học tập
- Thi đua lâp thành tích chào mừng ngày thành lập hội phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Hoàn thành nộp tiền đợt 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_67_nguyen_thi_thuy.doc