Giáo án Toán - Tiết 34: Viểu thức có chứa ba chữ số

Giáo án Toán - Tiết 34: Viểu thức có chứa ba chữ số

I.Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

 -Biết cách tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.

 - Giáo dục học sinh biết tính giá trị biểu thức .

II. Đồ dùng dạy học:

 -Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy.

 -GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán - Tiết 34: Viểu thức có chứa ba chữ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán . Tiết 34
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
 Giúp HS: 
 -Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
 -Biết cách tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.
 - Giáo dục học sinh biết tính giá trị biểu thức .
II. Đồ dùng dạy học:
 -Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy.
 -GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: 1’
2.KTBC: 4-5’
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b và 3b của tiết 33, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
2452 + 2718 = 5170
 2718 + 2452 = 5170 
 m + n = n + m 
3.Bài mới : 25-27’
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. 
 b.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ :
 -GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
 -GV hỏi: Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
 -GV treo bảng số và hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
 -GV nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người.
 -GV làm tương tự với các trường hợp khác.
 -GV nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ?
 -GV giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
 -GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ gồm luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).
Ví dụ :
 (p + q) – n 
 * Giá trị của biểu thức chứa ba chữ
 -GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
 -GV nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
 -GV làm tương tự với các trường hợp còn lại.
 GV viết lên bảng : Nếu a= 5 , b= 1 và c= 0 thì 
a + b + c bằng bao nhiêu ?
-GV nêu: Khi đó ta nói 6 là được gọi là gì thức a + b + c ?
 GV viết lên bảng : nếu a= 1 , b= 0 , c=2 thì 
a + b + c bằng bao nhiêu ?
GV hỏi : Và 3 được gọi là gì của a + b + c ?
-GV hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ?
 -Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
- Vậy biểu thức a + b + c. Là biểu thức có chứa mấy chữ ?
Vậy bài học hôm nay chúng ta có tựa đề là : Biểu thức có chứa bac chữ .
2. Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa biểu thức có chứa ba chữ và biểu thức có chứa hai chữ
– Giống nhau: là các biểu thức có chứa chữ, có thể có hoặc không có phần số.
- Khác nhau:
+ Biểu thức có chứa 2 chữ: chỉ chứa 2 chữ trong biểu thức
+ Biểu thức có chứa 3 chữ: chứa 3 chữ trong biểu thức 
Ví dụ : (p + q) – n 	m + n : p
a - b – c m : q + p – 12
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1/ Gọi Hs đọc yêu cầu bài 
 -GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
- Gv gọi 1 HS lên làm , lớp làm vào phiếu bài tập ( GV chuẩn bị sẵn ) 
 -GV hỏi lại HS: Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?
- Gv gọi Hs khác lên làm 
 -Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?
 -GV nhận xét và ghi điểm HS. Và đánh giá PB của học sinh 
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn mẫu như Sgk sau đó tự làm bài.
- GV làm mẫu cho HS theo dõi 
 a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ 
Nếu a = 4 , b = 3 , c= 5 thì giá trị của biểu thức 
 a x b x c = 4 x 3 x 5 = 12 x 5 = 60
 -GV: Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ?
 -GV hỏi: Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ở bài tập số 2 ?
- Gv cho HS làm nhóm đôi 
- Gv nhận xét và ghi điểm cho các nhóm
 Bài 3/ Hướng dẫn cho HS về nhà làm nếu còn thời gian thì làm tại lớp 
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc phần a.
 -GV: Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm thế nào ?
 -Vậy nếu các cạnh của tam giác là a, b, c thì chu vi của tam giác là gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò: 2-3’
 Trò chơi : Ai nhanh ai đúng
Câu 1: Tính giá trị của a x b – c nếu : 
 a = 5 kg; b = 8 ; c = 10 kg.
Câu 2 : Tính giá trị của m + n : c nếu : 
 m = 6 m; n = 24m; c = 8.
Câu 3: Tính giá trị của a - h + y nếu: 
 a = 50 cm ; h = 5 cm; y = 12cm .
Vậy mỗi lần thay chữ băng số thì ta tính được gì ở biểu thức a+ b+c 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập 3,4 và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2b: m + n = n + m
 84 + 0 = 0 + 84
 a + 0 = 0 + a = a
 b. 574 + 3719 = 4293
 3719 + 574 = 4293
 y + 0 = 0 + y = y
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS đọc.
-Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.
-Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá.
-HS nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số nội dung như SGK
- HS nêu tổng số cá của cả ba bạn là : 5+1+0 và 1+ 0 + 2
-Cả ba người câu được a + b + c con cá.
-HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 
thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.
-HS tìm giá trị của biểu thức a + b + c trong từng trường hợp.
- HS : Nếu a= 5 , b= 1 và c= 0 
thì a + b + c = 5+1+0 = 6
- HS : 6 gọi là giá trị của biểu thức a+b+c
- HS nếu a= 1 , b= 0 , c=2
 thì a + b + c = 1+0+2= 3 
- 3 cũng được gọi là giá trị của biểu thức 
a + b+c
 -Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
-Ta tính được một giá trị của biểu thức 
a + b + c.
HS : Là biểu thức có chứa ba chữ 
- HS nhắc lại 
Bài 1/ Hs đọc yêu cầu bài 
-Tính giá trị của biểu thức a + b + c.
-Biểu thức a+b+c
-HS làm vào phiếu bài tập 
-Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22.
-Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36.
Bài 2
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Đều bằng 0.
-Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c.
Đại diện nhóm trình bày 
Bài 3
- 1 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài 4
-HS đọc.
-Ta lấy ba cạnh của tam giác cộng với nhau.
-Là a + b + c.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)
b) P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm)
-HS cả lớp.
Câu 1: Nếu a = 5 kg; b = 8 ; c = 10 kg thì giá trị của biểu thức 
a x b – c là : a x b - c = 5 x 8 – 10 = 40 – 10 = 30 ( Kg)
Câu 2 : Nếu m = 6 m; n = 24m; c = 8m thì giá trị của biểu thức
 m + n : c là m + n : c = 6 + 24 : 8 = 6 + 3 = 9 (m) 
Câu 3: Nếu a = 15 cm ; h = 5 cm; y = 12cm thì giá trị của biểu thức a - h + y là: a – h + y = 15 – 5 + 12 =10 + 12 = 22( cm)
- HS trả lời 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai day thi ky nang Toan tuan 7.doc