Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 01 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 01 năm học 2012

Tiết 3: Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: thui thủi, chùn chùn, chị Nhà Trò, quãng. Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Cỏ xước, Nhà Trò, lương ăn, ăn hiếp, áp bức, bất công.

+ Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu.

- Giáo dục học sinh biết giúp đỡ bạn bè và người thân khi gặp khó khăn.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc

 - HS : Sách, vở, bút

 

doc 197 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 01 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai
Ngày soạn: 8/9/2012 Ngày giảng: 10/9/2012
Tiết 3: Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: thui thủi, chùn chùn, chị Nhà Trò, quãng. Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Cỏ xước, Nhà Trò, lương ăn, ăn hiếp, áp bức, bất công.
+ Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu.
- Giáo dục học sinh biết giúp đỡ bạn bè và người thân khi gặp khó khăn.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc
 - HS : Sách, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
 - Cho hát , nhắc nhở H
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Dạy bài mới: 
3.1) Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài lên bảng
3.2) Nội dung bài mới: 
a. Luyện đọc: 
 - GV chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn,
 + Đ1: “Một hôm...tảng đá cuội”
 + Đ2: “Chị Nhà Trò...chị mới kể”
 + Đ3: “Năm trước...ăn thịt em”
 + Đ4: Tôi xòe cả hai càng ra ...hết”
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp (2 lượt) 
- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS tìm đọc câu khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét các cặp đọc
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài : Giọng chậm rãi, linh hoạt phù hợp với diễn biến, lời lẽ, tính cách của từng nhân vật.
 b. Tìm hiểu bài:
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
 ?, Truyện có những nhân vật chính nào?
 ?, Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
?, Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
?, Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Giáo viên chuyển ý, gọi học sinh đọc đoạn 2.
?, Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi
?, Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào?
?, Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò?
?, Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi:
?, Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
Thui thủi: Cô đơn một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn.
?, Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
?, Đoạn 3, 4 nói lên điều gì?
?, Qua câu chuyện trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Gv ghi ý nghĩa lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài: " Năm trướcĐứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu"
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Gọi đại diện một số cặp đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét ghi điểm HS.
4. Củng cố - dặn dò:
? Em học được gì ở Dế mèn ?
- Giáo viên khắc sâu kiến thức.
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Mẹ ốm”
+ Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
10’
10’
10’
5’
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đánh dấu đoạn.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
+ đọc từ khó.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải trong SGK.
- HS tìm đọc câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS trả lời câu hỏi.
- Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện.
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là chị Nhà Trò.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- H/S đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn..
+ Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của Dế Mèn.
+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
2. Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Dế Mèn đã xoè 2 càng và nói với chị Nhà Trò: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa nào độc ác không thể cậy khoẻ mà ức hiếp kẻ yếu.
+ Lời của Dế Mèn dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm
3. Tấm lòng hào hiệp cùa Dế mèn
 - Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tầm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công.
HS ghi vào vở - nhắc lại.
- Giọng kể chuyện miêu tả thể hiện lời của các nhân vật.
- Tìm từ nhấn giọng.
- HS luyện đọc theo cặp
- Cặp khác nhận xét
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS tự nêu
 - Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
...
Tiết 4: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết đọc, viết được các số đến 100 000. Biết phân tích cấu tạo số
 - Học sinh vận dụng kiến vào làm bài tập tốt.
 - Học sinh có ý thức trong học tập, yêu thích bộ môn
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức : 
- Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
- GV hướng dẫn HS cách đọc và viết số lần lượt:
+ 83 215
+ 83 001
+ 80 201
+ 80 001 
?, Hai hàng liền kề có quan hệ với nhau như thế nào?
?, Hãy nêu các số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, tròn chục nghìn
c. Thực hành:
Bài 1: ( tr 3) 
a. Viết số thích hợp vào các vạch của tia số.
?, Các số trên tia số được gọi là những số gì?
?, Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Viết theo mẫu :
- Theo dõi giúp đỡ HS.
- GV hướng dẫn mẫu
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
C2 :Nêu cấu tạo số có 5 chữ số.
Bài 3: ( tr 3)
a. Viết các số sau thành tổng(theo mẫu)
M: 8732 = 8000 + 7000 + 20 + 3
- Theo dõi giúp đỡ HS
- NX chữa bài :
b. Viết theo mẫu:
M: 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
- NX chữa bài
4. Củng cố – dặn dò: 
 ? Các em được ôn tập dạng toán nào?
 - Hệ thống kiến thức của bài.
 - HDHS làm BT4 trong SGK.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò: HS về làm lại các bài tập trong VBTT và chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập các số đến 100 000 – tiếp theo”
1’
3’
1’
12’
6’
6’
6’
5’
- Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc số và viết số
- Tám mươi ba nghìn , hai trăm năm mươi mốt
- Tám mươi ba nghìn, không trăm linh một.
- Tám mươi nghìn, hai trăm linh một.
- Tám mươi nghìn không trăm linh một.
+ 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục.
- 10 000 ; 100 000 ; 10 ; 100 .
- 10 ; 100 ; 10 000 ; 100 000.
- 30 ; 300 ; 3 000 ; 30 000.
- HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên điền trên bảng
0 10000 20000 30000 ...
+ Các số trên tia số được gọi là các số tròn chục nghìn.
+ Hơn kém nhau 10 000 đơn vị
- 2 HS làm bài trên bảng , cả lớp làm vở :
36 000 ; 37 000 ; 38 000 ; 39 000; 
 40 000 ; 41 000 ; 42 000
- HS chữa bài vào vở
- HS làm bài vào phiếu học tập cá nhân.
- 3,4 HS lên trình bày. Cả lớp NX chữa bài vào vở.
- Theo dõi GV hướng dẫn mẫu
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
 3082 = 3000 + 80 + 2
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
b)7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 + 3 = 6203
- Chữa bài vào vở.
- HS nhắc lại ND bài
.....................................................................
Tiết 5 Kỹ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục HS có ý thức LĐ tự phục vụ, an toàn trong lao động.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- GV: Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu , thêu:
+ Một số mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
+ Kim khâu, kim thêu các cỡ.
+ Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
+ Khung thêu cầm tay, một miếng sáp hoặc nến, pấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt, thước dây, đê, khuung cài, khuy bấm.
+ Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
- HS: dụng cụ cắt, khâu, thêu 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu một số sản phẩm may, thêu, khâu và nêu đây là những sản phẩm được hình thành từ cách khâu, thêu trên vải. Để là được những sản phẩm này cần phải có những vật liệu, dụng cụ nào và phải làm thế nào ? Bài hôm nay 
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a, vải
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát một số vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn chọn loại vải để học khâu, thêu : Chọn vải trắng hoặc vải mầu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. 
-Không nên sử dụng lụa, ni-lông vì vạch dấu,khâu thêu b. Chỉ.
- Cho học sinh đọc nội dung mục b)
? Em hãy nêu loại chỉ trong hình 1a, 1b ?
- Giáo viên giới thiệu mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu. 
Kết luận: Mục b) Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
- Hướng dẫn quan sát hình 2 SGK. 
?, Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ ?
- Sử dụng kéo cắt vải, kéo cắt chỉ để bổ sung đặc điểm cấu tạo của kéo sử dụng 2 loại kéo.
- Hướng dẫn quan sát tiếp hình 3 (SGK)
+ Nêu cách cầm kéo cắt vải ?
- Hướng dẫn cách cầm kéo đã chuẩn bị. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn, quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
 - Hướng dẫn quan sát hình 6 (SGK) kết hợp quan sát một số mãu dụng cụ. 
 Kết luận:
+ Thước may: Dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.
+ Thước dây: Được làm bằng vải, tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể.
+ Khung thêu cầm tay: Gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu cầm tay có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.
+ Khuy cài, khuy bấm: Dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác.
+ Phấn may dùng để vạch phấn trên vải.
4. Tổng kết - dặn dò:
? Kể tên các vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau học tiếp về kim. 
1’
3’
1’
27’
9’
 10’
8’
5’
- Lớp hát
- KT đồ dùng theo cặp và báo cáo
- Học sinh đọc mục a) SGK và quan sát mầu sắc, hoa văn, độ day, mỏng của một só mẫu vải để nêu  ... dò :
? Các em được học biểu đồ hình gì ?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập trong vở BTT và C/B bài sau.
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
15’
 8’
8’
3’
- Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS quan sát biểu đồ.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi :
- Biểu đồ có 4 cột.
- Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.
- Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã diệt.
- Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó
- 2 HS lên chỉ và nêu 
- Của 4 thôn : Đông, Đoài, Trung, Thượng.
+ Thôn Đông diệt được 2000 con chuột.
+ Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột.
+ Thôn Trung diệt được 1600 con chuột.
+ Thôn Thượng diệt được 2750 con chuột.
- Nhiều nhất là thôn Thượng, ít nhất là thôn Trung.
- Cả 4 thôn diệt được :
2000 + 2200 + 1600 + 2750 =8550(con)
- Có 2 thôn là thôn Đoài và thôn Thượng
- HS quan sát biểu đồ
- Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp bốn và lớp năm đã trồng.
- Lớp 4A , 4B, 5A, 5B, 5C
 - Lớp 4A : 45 cây 
 - Lớp 4B : 28 cây 
 - Lớp 5A : 45 cây
 - Lớp 5B : 40 cây
 - Lớp 5C : 23 cây
- Có 3 lớp trồng được trên 30 cây. Đó là lớp : 4A, 5A, 5B.
- Lớp 5A trồng được nhiều nhất.
- Lớp 5C trồng được ít nhất.
- HS nhìn SGK và đọc phần đầu của bài tập.
- HS nêu miệng phần a).
- Hình cột
- HS lắng nghe
Tiết 2: Kĩ thuật
KHÂU THƯỜNG ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
	- HS biết cách cầm vải cầm kim, biết khâu thường
 	- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 	- Rèn tính kiên trì, khéo léo đôi tay, ý thức lao động tự phục vụ.
II. Đồ dùng dạy - học : 
 	- GV: Tranh quy trình khâu, mẫu khâu
	- HS: vải, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu kĩ thuật khâu thường?
- 2 HS thực hiện khâu trên giấy?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : trực tiếp
 - Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung bài mới :
 *) Hoạt động 1:
 - Treo tranh quy trình 
 - Nhắc lại kĩ thuật khâu thường theo các bước 
- Nêu cách kết thúc đường khâu?
- Vì sao ta phải khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu?
- Yêu cầu HS thực hành khâu thường 
*) Hoạt động 2:
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
 - Y/c H tự đánh giá 
- Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS 
4. Củng cố - dặn dò :
? Vì sao phải học cách khâu thường ? 
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND bài).
- HS về nhà tự khâu lại mũi khâu thường 
- CB đồ dùng cho bài sau.
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
20’
6’
3’
- Lớp hát
- HS nêu
- 2 HS thực hiện
- HS ghi đầu bài vào vở.
- Quan sát quy trình và nêu.
- Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
- Thực hành khâu mũi thường trên vải khâu từ đầu ->cuối vạch dấu.
- Khâu xong đường thứ nhất có thể khâu tiếp đường thứ hai.
- Làm như vậy đê giữ đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng 
- Thực hành khâu thường 
- Đánh giá kết quả học tập.
- Tiêu chuẩn đường vạch dấu thẳng và cách đều 
- Các mũi khâu thường tương đối đều, bằng nhau, không bị dúm, thẳng theo đường vạch dấu.
- Hoàn thành đúng thời gian.
- Để khâu quần áo, túi,
Tiết 3: Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
 - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện(ND ghi nhớ).
 - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
 - Giáo dục HS có khả năng diễn đạt, viết đủ câu, giàu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bút dạ và một số tờ giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 + Cốt truyện là gì ?
 + Cốt truyện thường gồm những phần nào ?
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài
 b. Nội dung bài
 *). Nhận xét:
*Bài 1:
a, Những sự việc tạo thành cốt truyện: “ Những hạt thóc giống”: 
b, Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? 
* Bài 2:
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này của đoạn 2?
 Giáo viên chốt ý: Khi viết văn những chỗ xuống dòng ở các lời thoại chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta phải viết xuống dòng. 
* Bài 3: 
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? 
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
 G/V giảng: Một bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn phải chấm xuống dòng.
*) Ghi nhớ: 
c. Luyện tập:
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì? 
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
 4. củng cố - dặn dò:
?Khi viết tiếp một đoạn văn kể chuyện cần lưu ý gì?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND bài)
- Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn 3 và vở.
- Nhân xét tiết học
1’
4’
1’
8’
4’
6’
11’
 5’
- Hát đầu giờ
 - Nhắc lại đầu bài.
*Tìm hiểu ví dụ:
- HS đọc yêu cầu :
- Đọc lại truyện: Những hạt thóc giống
+ Sự việc 1: Nhà Vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho.
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nẩy mầm, dám tâu Vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+ Sự việc 3: NHà Vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
+ Sự việc1: Được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu) 
+ Sự việc2: Được kể trong đoạn 2(10 dòng tiếp) 
+ Sự việc 3: Được kể trong đoạn 3 (4dòng còn lại ).
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. 
+ ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn. 
- Học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
+ Kể về một sự việc trong một chuôĩ sự việc làm cốt truyện của truyện.
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- 2 đến 3 học sinh đọc nghi nhớ.
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập
+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm. 
+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+ Phần thân đoạn 
+ Kể việc cô bé kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
- Học sinh viết vào vở nháp
- Đọc bài làm của mình.
- Cần viết đúng theo nội dung...
.............................................................................. 
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
	- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện), đã nghe đã đọc nói về tính trung thực 
 	- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
 	- Yêu nhân vật thiện, lên án những những vật xấu.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Một số truyện viết về tính trung thực : cổ tích, ngụ ngôn, danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi...
 	 - Giấy khổ to viết gợi ý 3 sgk (dàn ý k/c) tiêu chuẩn đánh giá bài k/c
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy của thầy
TG
Hoạt động học của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS k/c
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung bài mới:
 *) HD kể chuyện
+ Tìm hiểu đề bài
- GV gạch chân: được nghe, được đọc, tính trung thực.
- Tính trung thực biểu hiện ntn?
- Em đọc truyện ở đâu?
- GV ghi tiêu chí lên bảng .
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm
 + Câu chuyện ngoài sgk: 1 điểm
 + Kể hay, hấp dẫn: 3 điểm
 + Nêu đúng ý nghĩa: 1 điểm
 + Trả lời câu hỏi của bạn:1 điểm
+ Kể chuyện trong nhóm 
- HS kể hỏi:
? Trong câu chuyện bạn thích nhân vật nào ? vì sao?
? Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
? Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
? Bạn thích nhân vật chính trong truyện đức tính gì? 
+ Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện 
 - Tổ chức cho HS thi kể 
 - GV ghi nhanh: tên truyện, xuất sứ, ý nghĩa...
 - Nhận xét đánh giá, tuyên dương những HS kể xuất sắc.
4. Củng cố - dặn dò:
 - Tìm truyện đọc-kể chuyện cho người thân nghe
 - CB bài sau - sưu tầm câu chuyện nói về lòng tự trọng 
 - Nhận xét tiết học 
1’
4’
1’
8’
11’
10’
5’
- KC: Một nhà thơ chân chính.
- HS nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 2 HS đọc đề bài.
- 4 HS đọc phần gợi ý .
- Không vì của cải hay tình cảm riêng mà làm trái lẽ công bằng: VD: Ông Tô Hiến Thành trong truyện: Một người chính trực. Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi VD: cậu bé Chôm trong: Những hạt thóc giống 
- Không làm việc gian dối: nói dối cô giáo, nhìn bài của bạn...
- Không tham lam của người khác VD: Anh chàng tiều phu trong: Ba chiếc rìu.
- Trên báo, trong sách đạo đức , trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti vi...
- HS đọc kĩ phần 3.
- Thảo luận nhóm 4: lần lượt từng HS kể
- HS nghe kể hỏi:
+ Qua câu truyện bạn muốn nói với mọi người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính tốt của nhân vật?
+ Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì?
- HS thi kể.
- HS nhận xét theo tiêu chí
- Bình chọn: +Bạn có câu chuyện hay nhất
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
- Nghe
..
Tiết 5: SINH HOẠT TUẦN 5
I. Mục tiêu:
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
	- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
	- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên.
II. Nội dung sinh hoạt:
	1. Tổ chức : Hát
	2. Nội dung sinh hoạt:
 - Lớp trưởng nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét chung.
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : Tuần qua lớp đã tương đối thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn ở điểm lẻ còn chưa đến lớp có 2 em ở Huổi Chèo. nhiều bạn nghỉ học thường xuyên
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt.
	- Học tập: Một số em có ý thức tốt trong học tập như: Chung, Nhung, Toản tuy nhiên còn nhiều em chưa chịu khó học bài và chú ý nghe giảng: Sông, Sâu, Mai.
 Bán giáo án đủ bộ lớp 3, 4, 5 chuẩn chỉ việc chỉnh theo thời khóa biểu rồi in, với giá rẻ bất ngờ 100k (bằng thẻ cào viettel), ai có nhu cầu thì hãy mail riêng theo địa chỉ: nghiencdsl@gmail.com . Đảm bảo uy tín, anh em cùng là giáo viên không lừa đảo, nếu giáo án không đúng với cam kết hoàn lại tiền.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 15 20132014 chuan het co.doc