Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 21

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 21

BỐN ANH TÀI

I.MỤC TIÊU

1.Đọc thành tiếng

ã Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- Phía Bắc (PB) : Cẩu Khây, mười lăm, sống sót, sốt sắng .

- Phía Nam (PN) : dân bản, Cẩu Khây, làng bản, vạm vỡ, thửa

 ruộng .

ã Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ, nghỉ hơi đúng sau các dấu

câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

ã Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2.Đọc – Hiểu

ã Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng .

ã Hiểu nội dung truyện (phần đầu) : Câu chuyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

 

doc 52 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 (19)
Ngày soan: 14/01/08	Ngày giảng: Thứ hai ngày 19/01/08
Tiết 1: Tập đọc 
 Bốn anh tài 
I.Mục tiêu
1.Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
Phía Bắc (PB) : Cẩu Khây, mười lăm, sống sót, sốt sắng.
Phía Nam (PN) : dân bản, Cẩu Khây, làng bản, vạm vỡ, thửa 
 ruộng.
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ, nghỉ hơi đúng sau các dấu
câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2.Đọc – Hiểu
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng.
Hiểu nội dung truyện (phần đầu) : Câu chuyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
TCTV: chõ sôi.
II.Đồ dùng dạy – Học
Trang minh họa bài tập đọc trang 4, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
Tập truyện cổ dân gian Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy – Học chủ yếu
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Mở đầu (1’)
- Giáo viên (GV) yêu cầu học sinh (HS) mở mục lục sách giáo khoa (SGK) và đọc tên các chủ điểm trong sách.
- HS cả lớp đọc thầm . 1 HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm : Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.
 - GV giới thiệu chủ điểm : Chủ điểm Người ta là hoa đất nói về năng lực, tài trí của con người. Con người là hoa của đất, là những gì tinh túy nhất mà tự nhiên đã sáng tạo ra. Mỗi con người là một bông hoa của đất. Những hoa của đất đang nhảy múa hát ca về cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.
2.Dạy – Học bàI mới (35’)
a. Giới thiệu bài 
- GV cho HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc Bốn anh tài và hỏi : Những nhân vật trong tranh có gì đặc biệt ?
- GV : câu chuyện Bốn anh tài kể về bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người .Họ cùng hợp nghĩa, làm việc lớn. Đây là câu chuyện nổi tiếng của dân tộc Tày. Để làm quen với các nhân vật này chúng ta cùng học phần đầu của câu chuyện Bốn anh tài
.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
a Luyện đọc
-GV yêu cầu 1 học sinh đọc bài.
-Bài được chia làm mấy đoạn .
-Gọi 5 học sinh đọc nối tiếp .
-Gọi HS đọc từ khó 
-Yeu cầu học sinh đọc phần chú giải .
-Yêu cầu HS đọc thầm theo nhóm đôi .
-GV hướng dẫn đọc bài 
- GV đọc mẫu sau.
- Các nhân vật trong tranh có những đặc biệt như : thân thể vạm vỡ, tai to, tay dài, móng tay dài.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự.
+ HS 1 : Ngày xưa  tinh thông võ nghệ.
+ HS 2 : Hồi ấy  diệt trừ yêu tinh.
+ HS 3 : Đến một cánh đồng khô cạn diệt trừ yêu tinh.
+ HS 4 : Đến một vùng khác lên đường.
+ HS 5 : Đi được ít lâu  đi t
b)Tìm hiểu bài
- Truyện có những nhân vật nào ?
- GV ghi tên các nhân vật lên bảng.
- Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì ?
- GV : Bốn thiếu niên trong truyện có tài năng gì ? chúng ta cùng tìm hiểu bài.
+ Tại sao truyện lại có tên là Bốn anh tài ?
TCTV: chõ sôi. Cái để sôi cơm.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Những chi tiết nào nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Chuyện gì đã xảy ra với quê hương của Cẩu Khây ?
+ Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì ?
+ Đọan 2 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng ba đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi :
+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?
- GV hỏi HS về nghĩa của từ vạm vỡ, chí hướng , (nếu HS không giải thích được, GV cho HS đặt câu sau đó giải thích cho HS hiểu).
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
+ Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện ?
+ Nội dung chính của đọan 3 , 4 ,5 là gì ?
 Ghi ý đoạn 3, 4 ,5 lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn truyện và trả lời câu hỏi : Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì ?
- Ghi ý chính của bài lên bảng.
- GV kết luận : Bốn anh em Cẩu Khây không những có sức khỏe tài năng hơn người mà còn có lòng nhiệt thành làm việc nghĩa : diệt ác , cứu dân. Đó chính là điều chúng ta cần học tập.
cĐọc diễn cảm
- Gọi HS yêu cầu đọc diễn cảm 5 đoạn của bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đọan 1 , 2 của bài. Cách tổ chức như sau :
+ GV treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ GV đọc mẫu.
+ GV cho HS luyện đọc theo cặp.
+ Gọi một số cặp thi đọc .
Nhận xét phần đọc của từng cặp.
3. Củng cố dặn dò (2’)
- Kết luận : có sức khỏe và tài năng hơn người là một điều đáng quý nhưng đáng trân trọng và khâm phục hơn là những người biết đem tài năng của mình để cứu nước, giúp dân, làm việc lớn như anh em Cẩu Khây.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- HS : Truyện có nhân vật chính : Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- HS : Tên tryện gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên.
- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi : Những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.
- Đoạn 1 nói lên sức khỏe và tài nghệ của Cẩu Khây.
- Lắng nghe.
+ Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi : Quê hương của Cẩu Khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và xúc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiểu nơi không còn ai sống sót.
+ Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh .
+ Đoạn 2 nói lên ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi :
+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
+ Trả lời theo ý hiểu.
• Vạm vỡ : to lớn, nở nang, rắn chắc, toát lên vẻ khỏe mạnh.
• Chí hướng : ý muốn bền bỉ quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.
+ Nắm Tay Đóng Cọc : dùng tay làm vồ đóng cọc , mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Lấy Tai Tát Nước : lấy vành tai tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà. Móng Tay Đục Máng : lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng.
+ Tên của các nhân vật chính là tài năng của mỗi người .
+ Đoạn 3 ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước. Đọan 5 ca ngợi tài năng của Móng Tay Đục Máng.
- 2 HS nhắc lại ý của đoạn 3 , 4 ,5 .
- Đọc thầm trao đôỉ và trả lời câu hỏi: Truyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
- 2 HS nhắc lại ý của bài.
- Lắng nghe.
- HS lần lựơt nghe bạn đọc, nhận xét để tìm cách đọc hay đã nêu ở phần luyện đọc.
- HS theo dõi GV đọc mẫu, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc diễn cảm.
- Một số cặp HS thi đọc trước lớp.
- HS bình chọn đôi bạn đọc hay nhất.
* Đánh giá tiết học
- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
=======================================
Tiết 2. Toán.
Đ 90. luyện tập chung.
I. Mục tiêu
 Giúp HS: 
* Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3.
* Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
A,KTBC(5’)
 - Gọi 4 HS lên bảng Y/C nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
B,Bài mới 
1 GTB(1’)
*Giới thiệu bài và ghi đầu bài 
2 Luyện tập 
Bài 1(7’)
*Y/C HS đọc đề bài sau đó tự làm bài.
? Số nào chia hết cho 2
? Số nào chia hết cho 3
? Số nào chia hết cho 5
? Số nào chia hết cho 9?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(8’)
*Y/C HS đọc đề bài và làm bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập.
- Y/C HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Y/C 3 HS vừa lên bảng giải thích cách tìm số của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3(8’)
* Y/C HS đọc đề bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập.
- Y/C HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Y/C 3 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4(10’)
*Y/C HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập.
- Y/C HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
Bài 5(7’)
* Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Con hiểu câu xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa, không thiếu bạn nào là như thế nào ?
? Vậy số HS lớp đó phải phải thoả mãn với các điều kiện nào của bài ? - Vậy số đó là số nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C,Củng cố dặn dò (3’)
- Y/C HS nhắc lại kết luận về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9, 2 ,5.
- 4 HS lên bảng thực hiện Y/C,.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài. Làm bài tập vào vở.
+ Các số chia hết cho 2 là 4568, 2050, 35766.
+ Các số chia hết cho 3 là 2229, 35766.
+ Các số chia hết cho 5 là 7435, 2050.
+ Các số chia hết cho 9 là 35766.
- 1 hs đọc đề bài 
- HS làm bài 
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620, 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 64620, 57234.
c) Số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là: 64620.
- HS nhận xét đúng/ sai.
1 hs đọc bài
- Làm bài: 
a) 5(2)8; 5(5)8; 5(8)8. 
b) 6(0)3; 6(9)3.
c) 24(0).
d) 35(4).
- HS nhận xét đúng/ sai.
- HS làm bài.
a) 6395 chia hết cho 5.
b) 1788 chia hết cho 2. 
c) 450 chia hết cho cả 2 và 5.
d) 135 chia hết cho 5.
- Nghĩa là số HS lớp đó chia hết cho cả 3 và 5.
+ Là số lớn hơn 20 nhỏ hơn 35. 
+ Là số chia hết cho cả 3 và 5.
- Là số 30. Vì số HS lớp đó chia hết cho 5 nên tận cùng phải là 0 hoặc 5.
- Số đó lớn hơn 20 và nhỏ hơn 35 vậy lớp có thể là 25 hoặc 30.
- Vì số đó chia hết cho 3 nên nó là 30.
* Đánh giá tiết học
- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Nhược điểm: Sơn, không chú ý.
============================
Tiết 3. Khoa học.
Bài 37 : Tại sao có gió
A - Mục tiêu: 
Sau bài, học sinh biết:
 - Làm thí nghiệm chứng minh: Không khí chuyển động tạo thành gió. 
- Tại sao có gió.
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió lại từ đất liền thổi ra biển.
B - Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng thí nghiệm.
C – Phương pháp :
	Đàm thoại, thí nghiệm, giảng giải.
D - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – ổn định tổ chức: (1’)
II – Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Nêu những ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống ?
III – Bài mới: (30’)
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1 – Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh : Không khí chuyển động tạo thành gió.
+ Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Làm việc cả lớp.
2 – Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : HS biết giải thích tại sao lại có gió.
+ HS làm thí nghiệm
+ Kết luận: Không khí chuy ... a mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- Làm bài theo hướng dẫn của GV.
- 6 HS lần lượt dán bài trên bảng và đọc bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa bài cho bạn.
- 7 đến 10 HS đọc bài làm của mình.
Ví dụ về các đoạn kết bài :
a.Kết bài tả cái thước kẻ của em :
 Không biết từ khi nào cái thước đã trở thành người bạn thân thiết của em.
 Thước luôn ở bên cạnh em mỗi khi học bài, làm bài. Thước giúp em kẻ những đường lề thẳng tắp, vẽ những sơ đồ giải toán, gạch chân các câu văn hay,để em đọc tốt hơn. Cảm ơn thước, người bạn nhỏ giản dị mà kỳ diệu vô cùng.
b. Kết bài tả cái bàn học của em :
 Chiếc bàn đã gắn bó với em gần 4 năm qua và giờ đây vẫn miệt mài cùng em làm những bài toán khó, viết những đoạn văn hay, kể những câu chuyện có ích, san sẻ cùng em những niềm vui nối buồn của tuổi học sinh.
c. Kết bài tả cái trống trường em :
 Trống trường quả là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Mai đây lớn lên, chúng em dù có đi bất cứ đâu cũng không thể quên tiếng trông trường. Tùng! Tùng! Tung!... trống gọi em về với những bài giảng của thầy cô, với những nụ cười, ánh mắt của bạn bè.
3. Củng cố- dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại chuẩn bị bái sau.
- Khuyến khích HS về nhà viết kết bài mở rộng cho cả 3 đề bài trên.
Đánh giá tiết học.
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, nghiêm túc.
	- Nhược điểm: 
======================================
Tiết 2. Toán.
Đ94. diện tích hình bình hành
I. Mục tiêu 
 Giủp học sinh : 
Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học 
Mỗi học sinh chuẩn bị hai hình bình hành bằng giấy hoặc bìa, kéo ,giấy ô li, êke.
GV : phấn mầu, thước kẻ. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt đông của thầy 
Hoạt động của trò
A, KTBC (5’)
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3
- GVnhận xét và cho điểm HS. 
B,Bài mới 
1 GTB(1’)
*. Giới thiệu bài 
2 Nội dung (12’)
- Gv tổ chức trò chơi cắt hình :
+ Mỗi HS suy để cắt miếng bìa hình bình hành mình đã chuản bị thành hai mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì được một hình bình hành.
- Hỏi : diện tích hình ghép được như thế nào so với diện tích của hình ban đầu ?
- Hãy tính diện tích của hình chữ nhật.
- Y/c HS lấy hình bình hành bằng hình lúc đầu giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành và hướng dẫn các em kẻ đường cao của hình bình hành.
- Y/c HS đo chiều cao của hình bình hành, cạnh đáy của hình bình hành và so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật đã ghép được .
- Vậy theo em, ngoài cách cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật để tinh diện tích hình bình hành chúng ta tính thể tích theo cách nào ?
- Vài hs nhắc lại 
3, Luyện tập 
Bài 1(10’)
* Gọi hs đọc y/c
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 3 HS báo cáo kết quả tính trước lớp.
- Nhận xét bài làm 
Bài 2(8’)
* GV yêu cầu HS tự tính diện tích của hình chữ nhật và hình bình hành, sau đó so sánh diện tích của hai hai hình với nhau .
Bài 3 (8’)
* Gọi HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
C,Củng cố dặn dò(3;)
- GV tổng kết giờ học ,dặn dò HS về nhà ôn lại cách tính diện tích của các hình đã học, chuẩn bị bài sau .
- 1 HS thực hiện y/c, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe giới thiệu bài và ghi
- HS thực hành cắt ghép hình .HS có thể cắt ghép như sau :
- Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành .
- HS tính diện tích hình của mình .
- HS kẻ đường cao của hình bình hành.
- HS đo và báo cáo kết quả : Chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình hành bằng chiều dài hình chữ nhật .
- Lấy chiều cao nhân với đáy .
- HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình bình hành.
 S = a x h 
- HS áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tính .
- 3 HS lần lượt đọc kết quả tính của mình, HS cả lớp theo dõi và kiểm tra bài của bạn .
 H1 5 x 9 = 45 cm 2
 H2 13 x 4 = 52 cm 2
 H3 9 x 7 = 63 cm2
- HS tính và rút ra nhận xét diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật.
- 1 hs lên bảng lớp làm vào vở 
a, Diện tích của hình chữ nhật là
 5 x 10 = 50 cm 2
b, Diện tích của hình bình hành là 5 x 10 = 50 cm 2
- 1 HS đọc 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, 4 dm = 40 cm 
 40 x 34 = 1360 cm 2
b, 4 m = 40 dm 
 4 x 13 = 5 2 dm 2
Đánh giá tiết học.
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
	- Nhược điểm: 
==========================================
Tiết 3. Mĩ thuật.
Bài 19: vẽ tranh
vẽ chân dung
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý.
Học sinh biết quan tâm đến mọi người.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số ảnh chân dung. Một số tranh chân dung của họa sĩ của học sinh. Hình gợi ý cách vẽ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới: (30’)
- Khởi động:
- Trong các bài vẽ, chúng ta phải vẽ người là nhiều, vậy để vẽ người sao cho đẹp hôm nay chúng ta cùng học bài vẽ tranh chân dung.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên cho học sinh xem 1 người được vẽ và chụp
? Em hãy cho biết sự giống và khác nhau giữa ảnh và tranh vẽ.
? Em hãy quan sát bạn ngồi gần em và tả lại đặc điểm khuôn mặt của bạn về tỷ lệ các bộ phận trên mặt.
- Giáo viên tóm lại mỗi người có một khuôn mặt khác nhau, vị trí mắt, mũi, miệng trên khuôn mặt của mỗi người cũng khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung (5’)
- Quan sát người mẫu, vẽ từ khái quát đến chi tiết.
- Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tời giấy.
- Vẽ cổ vai và đường trục mặt.
- Tìm vị trí tóc, tai, mắt, mũi, miệng để vẽ hình cho rõ đặc điểm.
VD: Trán cao hay thấp, mắt to hay nhỏ, mũi dài hay ngắn, miệng rộng hay hẹp.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ theo nhóm mỗi nhóm cử ra một bạn làm mẫu để các bạn nhìn theo vẽ. Có thể đổi người làm mẫu để cùng được thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưng bài bài để cho giáo viên cùng các nhóm khác nhận xét.
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét và đánh giá.
- Nhận xét lớp học, nhận xét và đánh giá.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
Học sinh lắng nghe.
- Học sinh so sánh quan sát.
- ảnh chụp thì giống từng chi tiết. Tranh thì chỉ tập trung miêu tả hình ảnh chính của nhân vật.
- Hình dáng khuôn mặt có hình gì ? Mắt, mũi, miệng của bạn có hình dạng ra sao.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát giáo viên thực hành trên bảng
- Học sinh quan sát thấy bạn quay hướng nào thì vẽ theo hướng đó.
- Học sinh nhận xét bài bạn theo hướng dẫn của giáo viên với các tiêu đề sau:
Bố cục tranh
Cách vẽ hình
Người vẽ trong tranh là ai, nét mặt như thế nào.
- Học sinh xếp loại bài vẽ theo cảm nhận.
Đánh giá tiết học.
	- Ưu điểm: Nghiêm túc, chú ý nghe giảng.
	- Nhược điểm: 
====================================
Tiết 4. Hát nhạc.
Bài 14: ôn ba bài hát trên ngựa ta phi nhanh - khăn quàng thắm mãi vai em và bài cò lả - nghe nhạc
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng cao độ trường độ 3 bài hát. Học thuộc lời ca, tập hát diễn cảm.
- Học sinh hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, sách giáo viên.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, phân tích, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi học sinh lên bảng hát bài “Cò lả”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ ôn lại 3 bài hát đã học. Đó là những bài 
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
* Nội dung 1: Ôn bài “Trên ngựa ta phi nhanh”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát này dưới các hình thức: Cả lớp, dãy, tổ, nhóm
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh
- Gọi 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Nội dung 2: Ôn bài “Khăn quàng thắm mãi vai em”
- Cho học sinh hát ôn lại bài hát trên.
- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Gọi 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Nội dung 3: Ôn bài “Cò lả”
- Cho học sinh ôn tương tự như 2 bài trên
- Gọi từng bàn lên biểu diễn hát kết hợp với động tác phụ họa.
* Nội dung 4: Nghe nhạc
- Giáo viên hát cho học sinh nghe bài hát “Ru con” dân ca Xơ-đăng (Tây Nguyên)
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về bài hát
- Giáo viên hát lại lần 2 cho học sinh nghe
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp hát lại 3 bài hát mỗi bài 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại 3 bài hát trên cho thuộc, chuẩn bị cho bài tiếp sau.
- Cả lớp hát
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh ôn lại bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh ôn 2 - 3 lần
- 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn
- Học sinh hát kết hợp với vận động phụ họa.
- Học sinh nghe hát
Đánh giá tiết học.
	- Ưu điểm: Nghiêm túc, sôi nổi.
	- Nhược điểm: 
====================================
Tiết 5. Sinh hoạt
Tuần 19.
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc