I.Mục tiêu : - Giúp HS: -Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
-Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động trên lớp:
Thứ 2 14 / 11/2011 Toán Đạo đức Tập đọc Khoa học Kĩ thuật Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 Hiểu thảo với ông bà cha mẹ ( t2 ) Người tìm đường lên các vì sao Nước bị ô nhiễm . Thêu móc xích hình quả cam ( T 1) Thứ 3 15/11/2011 Toán Thể dục LTVC Kể chuyện Nhân với số có 3 chữ số Bài 25 Mở rộng vốn từ ý chí - Nghị lực Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia Thứ 4 16/11/2011 Toán Tập làm văn Tập đọc Khoa học Kĩ thuật Nhân với số có 3 chữ số Trả bài viết văn kể chuyện Văn hay chữ tốt Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm Thêu móc xích hình quả cam ( Tiết 2) Thứ 5 17/1212011 Luyện từ và câu Thể dục Toán Chính tả Mĩ thuật Câu hỏi dấu chấm hỏi Bài 26 Luyện tập Người tìm đường lên các vì sao Tiết 13 Thứ 6 18111/2011 Tập làm văn Địa lí Lịch sử Toán Ôn tập văn kể chuyện . Người dân ở đồng bằng Bắc bộ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 Luyện tập chung Thứ hai Tiết 61 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I.Mục tiêu : - Giúp HS: -Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 -Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Oån định: 2.KTBC : -GV gọi 6 HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 60 , đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác -GV chữa bài và cho điểm HS 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài -Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 ) -GV viết lên bảng phép tính 27 x 11. -Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. -Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. -Như vậy , khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. -Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 7 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? -Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: * 2 cộng 7 = 9 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. * Vậy 27 x 11 = 297 -Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11. -GV nhận xét và nêu vấn đề: Các số 27 ,41 đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48 ,57 , thì ta thực hiện thế nào ? Chúng ta cùng thực hiện phép nhân 48 x 11. c.Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10) -Viết lên bảng phép tính 48 x 11. -Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhaẵm x 11. -Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ? -Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11. -Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. + 8 là hàng đơn vị của 48. + 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 ( 4 + 8 = 12 ). + 5 là 4 + 1 với 1 là hang chục của 12 nhớ sang -Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau + 4 công 8 bằng 12 . + Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428. + Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. +Vậy 48 x 11 = 528. -Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. -Yêu cầu HS thực hiện nhân nnhẩm 75 x 11. d) Luyện tập , thực hành Bài 1 -Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa bài gọi 3 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần. Bài 2 -GV yêu cầu HS tự làm bài , nhắc HS thực hiện nhân nhẩm để tìm kết quả không được đặt tính. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc đề bài -Yêu cầu HS làm bài vào vở . Bài giải Số hàng cả hai khối lớp xếp được là 17 + 15 = 32 ( hàng ) Số học sinh của cả hai khối lớp 11 x 32 = 352 ( học sinh ) Đáp số : 352 học sinh Nhận xét cho điểm học sinh Bài 4 -Cho HS đọc đề bài sau đò hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng , câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số ngườicó ùtrong mỗi phòng họp ,sau đó so sánh và rút ra kết quả 4.Củng cố, dặn dò : -Nhạân xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -6 HS lên sửa bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn -HS nghe. -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp 27 x 11 27 27 297 -Đều bằng 27. -HS nêu. -Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. -HS nhẩm -HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào nháp 48 x 11 48 48 528 -Đều bằng 48. -HS nêu. -HS nghe giảng. -2 HS lần lượt nêu. -HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. -Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -2 HS lên bảng làm bài , cảø lớp làm bài vào vở a ) X : 11 = 25 X = 25 x 11 X = 275 b ) X : 11 = 78 X = 78 x 11 X = 858 -HS đọc đề bài -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở Bài giải Số học sinh của khối lớp 4 là 11 x 17 = 187 ( học sinh ) Số học sinh của khối lớp 5 có là 11 x 15 = 165 ( học sinh ) Số học sinh củacả hai khối lớp 187 + 165 = 352 ( học sinh) Đáp số 352 học sinh -HS nghe GV hướng dẫn và làm bài ra nháp Phòng A có 11 x 12 = 132 người Phòng B có 9 x 14 = 126 người Vậy câu b đúng , các câu a , c, d sai. -HS cả lớp. ******************************** Đạo đức : HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( t 2 ) I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: -Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ôngg bà, cha mẹ. -Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. -Kính yêu ông bà, cha mẹ. II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức lớp 4 -Đồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”. -Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. III.Hoạt động trên lớp: Tiết: 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV nêu yêu cầu kiểm tra: +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiềt kiệm thời giờ”. +Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân. -GV ghi điểm. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” b.Nội dung: *Khởi động : Hát tập thể bài “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. -GV hỏi: +Bài hát nói về điều gì? +Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, Em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? *Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng” –SGK/17-18. -GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”. -GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm. +Đối với HS đóng vai Hưng. ïVì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng? +Đối với HS đóng vai bà của Hưng: ï “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình? -GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/18-19) -GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao? a/. Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. b/. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà. c/. Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?” d/. Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng. đ/. Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà. -GV mời đại diện các nhóm trình bày. -GV kết luận: +Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. +Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/19) -GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của nhỏ trong tranh. òNhóm 1 : Tranh 1 òNhóm 2 : Tranh 2 -GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. -GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 4.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20) Bài tập 5 : Em hãy sưu tầm truyện, thơ, bài hát, các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -Một số HS thực hiện. -HS nhận xét. -HS trả lời. -HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. -Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. -HS trao đổi trong nhóm (5 nhóm) -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Các nhóm HS thảo luận. -Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác trao đổi. -2 HS đọc. -Cả lớp thực hiện. ********************************* TẬP ĐỌC NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. -PB: Xi-ô-côp-xki, dại dột, rũi ro, lại làm nảy ra, non nớt,. -PN: Xi-ô-côp-xki, cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần, Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về nghị lực , khao khát hiểu biết của Xi-ô-côp-xki. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với với nội dung bài. Đọc - hiểu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đừơng lên các vì sao. Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khi cầu, sa hoàn tâm niệm, tôn thờ, II. Đồ dùng dạy học: Chân dung nhà bác học Xi-ô-côp-xki. Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Gọi 1 HS đọc toán bài. -Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Cho HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ô-côp-xki và giới thiệu đây là nhà bác học Xi-ô-côp-xki người Nga (1857-1935), ông là một trong những ... ch ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ĐB Bắc Bộ . -Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc . II.Chuẩn bị : Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ (do HS và GV sưu tầm ) . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: -Kiểm tra phần chuẩn bị oc5 2.KTBC : -ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên. -Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ . GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Chủ nhân của đồng bằng: *Hoạt động cả lớp: -GV cho HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau : +Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân ? +Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc gì ? -GV nhận xét, kết luận . *Hoạt động nhóm: -GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo các câu hỏi sau : +Làng của ngưòi Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? (nhiều nhà hay ít nhà). +Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?). Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó ? +Làng Việt Cổ có đặc điểm gì? +Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐB Bắc Bộ có thay đổi như thế nào ? -GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ ,một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó .VD: Trong một năm, ĐB Bắc Bộ có 2 mùa hạ và đông khác nhau, thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa hạ, đông là mùa xuân và thu. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng ; mùa hạ nóng ,có gió mát từ biển thổi vào. Vì vậy, người dân thường làm nhà có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nắng mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh và mưa rất lớ) làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão 2/.Trang phục và lễ hội : * Hoạt động nhóm: -GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo gợi ý sau: +Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ . +Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? Nhằm mục đích gì ? +Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết . +Kể tên một sốâ lễ hội nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ . -GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. -GV kể thêm về một lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ (tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội ) 4.Củng cố : -Nhà và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? -Mô tả trang phục truyền thống của ngưòi Kinh ở ĐB Bắc Bộ . -Kể tên một số hoạt động trong lễ hội . -GV cho HS đọc bài trong SGK. GV nhận xét, ghi điểm. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB Bắc Bộ” . -GV nhận xét tiết học . -HS chuẩn bị.tiết học . -HS trả lời . -HS khác nhận xét . -HS trả lời : +ĐB Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. +Chủ yếu là người Kinh. -HS nhận xét . -HS các nhóm thảo luận . -Các nhóm đại diện trả lời . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. -HS các nhóm thảo luận . -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình . -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trả lời . -HS khác nhận xét, bổ sung. -3 HS đọc . -HS cả lớp . LỊCH SỬ : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI ( 1075 – 1077) I.Mục tiêu : -HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý. -Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu. -Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt. II.Chuẩn bị : -PHT của HS. -Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:hát. 2.KTBC : HS đọc bài chùa thời Lý. -Vì sao đến thời Lý đạo trở nên thịnh đạt nhất ? -Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa . Năm 1072 , vua Lý Thánh Tông từ trần , vua Lý nhân tông lên ngôi khi mới 7 tuổi , nhà Tống coi đó là cơ hội tốt , liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta.Trong hoàn cảnh đó ai sẽ là người lãnh đạo nhân d6n kháng chiến .Cuộc KC chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra thế nào ? các em sẽ được biết qua bài học hôm nay. b.Phát triển bài : *Hoạt động nhómđôi :GV phát PHT cho HS. -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Năm 1072 rồi rút về”. -GV giới thiệu về Lý Thường Kiệt:Sinh năm 1019, mất năm 1105 .Oâng là người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Oâng là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng , làm quan 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Có công lớn trong KC chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền nước ta. -GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: +Để xâm lược nước Tống. +Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? -GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất: ý kiến thứ hai đúng vì: trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước. *Hoạt động cá nhân : -GV treo lược đồ lên bảng va øtrình bày diễn biến. -GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống: +Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc? +Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ? +Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ? +Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này. +Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? -GV nhận xét, kết luận *Hoạt động nhóm : -GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững. -GV đặt vấn đề: nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? -GV yêu cầu HS thảo luận. -GV kết luận: nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt). *Hoạt động cá nhân : -Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến. -GV nhận xét, kết luận: cuộc KC chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước nhà được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có 1 lòng yêu nước nồng nàn , tinh thần dũng cảm , ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 4.Củng cố : -Cho 3 HS đọc phần bài học. -GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” sau đó cho HS đọc diễn cảm bài thơ này. -Lý Thường Kiệt đưa quân sang đất Tống để làm gì? -Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. 5.Tổng kết - Dặn dò: *Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 thắng lợi đánh dấu trình độ quân sự cao của quân và dân ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã góp phần giữ trọn nền độc lập của dân tộc. -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”. -Nhận xét tiết học. -3 HS đọc và trả lời câu hỏi -HS lắng nghe. -2 HS đọc -HS thảo luận. -Ý kiến thứ hai đúng. -HS theo dõi -Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt . -Vào cuối năm 1076. -10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy. -Ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam. -HS kể. -2 HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày. -HS đọc. -HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trình bày. -HS khác nhận xét. -HS đọc -HS trả lời -HS cả lớp. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : Giúp học sinh -Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học. -Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai , ba chữ số . -Các tính chất của phép nhân đã học. -Lập công thức tính diện tích hình vuông. II.Đồ dùng dạy học : -Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định : 2.KTBC : -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS . 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài -GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng b ) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 -GV yêu cầu HS tự làm bài -GV sửa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời về cách đổi đơn vị của mình : + Nêu cách đổi 1 200 kg = 12 tạ ? + Nêu cách đổi 15 000kg = 15 tấn ? + Nêu cách đổi 1 000 dm2 = 10 m 2 -GV nhận xét và cho điểm HS . Bài 2 -GV yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài và cho điểm HS . Bài 3 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV gợi ý : Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thểå tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện -GV nhận xét và cho điểm HS. a) 2 x 39 x 5 b ) 302 x 16 + 302 x 4 c) 769 x 85 – 769 x 75 = ( 2 x 5 ) x39 = 302 x ( 16 + 4 ) = 769 x ( 85 – 75 ) = 10 x39 = 302 x 20 = 769 x 10 = 390 = 6 040 = 7 690 Bài 4 Yêu cầu HS tóm tắt bài toán +Để biết sau 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được bao nhiêu lít chúng ta phải biết gì ? -HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo nhận xét bài làm của bạn. - 3 HS lên bảng làm 1 phần, mỗi em làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở. + Vì 100 kg = 1 tạ Mà 1200 : 100 = 12 Nên 1200 kg = 12 tạ + Vì 1 000kg = 1 tấn Mà 15000 : 1000 = 15 Nên 15000 kg = 15 tấn +Vì 100 dm2 = 1 m2 Mà 1000 : 100 = 10 Nên 1000 dm2 = 10 m2 -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần (phần a , b phải đặt tính ), cả lớp làm bài vào vở. -1 HS nêu. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở . - HS đọc đề toán. +Phải biết sau 1 giờ 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước , sau đó tính tổng số lít nước của mỗi vòi . +Phải biết 1 phút cả 2 vòi chảy được bao nhiêu lít nước , sau đó nhân lên với tổng số phút -1 HS lên bảng làm bài , mỗi HS làm 1 cách , cả lớp làm bài vào vở
Tài liệu đính kèm: