Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 2 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 2 năm học 2012

Toán

Tiết 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

-Biết mỗi quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

 -Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có).

 -Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.

 -Bảng các hàng của số có 6 chữ số:

 

doc 37 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 2 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Chào cờ
Nhận xét,nhắc nhở đầu tuần
Toán 
Tiết 6 : CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Biết mỗi quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
 -Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có).
 -Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.
 -Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
Hàng
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 5, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: 
3.1:. Giới thiệu bài: 
3.2:. Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: 
 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề;
 +Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?)
 +Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ? )
 +Mấy trăm bằng 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm ?)
 +Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ? )
 +Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ? )
 -Hãy viết số 1 trăm nghìn.
 -Số 100000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 3.3.Giới thiệu số có sáu chữ số :
 -GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu.
 * Giới thiệu số 432516
 -Có mấy trăm nghìn ?
 -Có mấy chục nghìn ?
 -Có mấy nghìn ?
 -Có mấy trăm ?
 -Có mấy chục ?
 -Có mấy đơn vị ?
 -GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
 * Giới thiệu cách viết số 432 516
 -GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ?
 -GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số ?
 -Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ?
-GV kết luận: Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
 * Giới thiệu cách đọc số 432 516
 -GV: Bạn nào có thể đọc được số 432516 ?GV nhận xét, uấn nắn
 -GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau?
-GV viết lên bảng các số 12357 và 312357; 
81759 và 381759; 32876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số trên.
 3.4. Luyện lập, thực hành :
 Bài 1: Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
GV hướng dẫn mẫu - Tổ chức trò chơi đố bạn 
 -GV gchuẩn bị các thẻ ghi số vào bảng các hàngcủasốcó6số ví dụ : 523453 , 879651...và yêu cầu HS đọc cho bạn viết số này.
 -GV nhận xét, 
 Bài 2: Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
 - GV hướng dẫn mẫu - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
 -GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm 8 nghìn, 3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị ?
 Bài 3
Bai4a,b : Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
- GV hướng dẫn mẫu - Yêu cầu HS làm vở.
 -GV chấm , chữa bài , nhận xét.
 4.Củng cố- Dặn dò:
 - GV Hôm nay học bài gì ? 
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
1c và 1d:
a
a + 56
50
50 + 56 = 116
26
26 + 56 = 82
100
100 + 56 = 156
b
97 – b
18
97 – 18 = 79
37
97 – 37 = 60
90
97 – 90 = 7
-HS nghe.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.)
+10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục.)
+10 bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm.)
+10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn.)
+10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.)
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 100000.
-6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-HS quan sát bảng số.
-Có 4 trăm nghìn.
-Có 3 chục nghìn.
-Có 2 nghìn.
-Có 5 trăm.
-Có 1 chục.
-Có 6 đơn vị.
-HS lên bảng viết số theo yêu cầu.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con): 432516.
-Số 432516 có 6 chữ số.
-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
-1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS đọc lại số 432516.
-Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 432516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, còn số 32516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết.
-HS đọc từng cặp số.
Bài 1: Viết theo mẫu
 - HS chơi trò chơi 
- Đọc :Năm trăm hai mươi ba nghịn bốn trăm năm mươi ba 
Viết : 523453
- Tám trăm bảy mươi chín nghìn sáu trăm năm mươi một.
Bài 2: Viết theo mẫu
- Các nhóm thảo luận nhóm, dán phiếu - nhận xét
-HS nêu: Tám trăm ba mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi ba và lên bảng viết 832753.
Bài 3, 4: Đọc các số , viết các số...
- HS làm vở - chữa bài
-HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số.
-HS cả lớp.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TT)
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập . Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Biết trung thực trong học tập.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	- SGK.
	- Các mẩu chuyện , tấm gương về sự trung thực trong học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Trung thực trong học tập .
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp .
 3. Bài mới : (27’) Trung thực trong học tập (tt) . 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3.1) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 3.2) Các hoạt động : 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK trang 4)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm:
 ịNhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
 ịNhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
 ịNhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
 -GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang 4)
 -GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
 -GV kết luận:
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
*Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5- SGK trang 4)
 -GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị .
 - Sau khi HS xem tiểu phẩm GV cho cả lớp thảo luận chung:
 +Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 +Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 -GV nhận xét, kết luận:
 Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -HS nêu lại ghi nhớ chung.
 -Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp góp ý trao đổi.
-HS kể trước lớp.
-Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe.
-Đại diện HS trình bày ý kiến ,suy nghĩ của mình trước lớp .
-Nhóm HS lên đóng vai “Chuyện bạn Mai” gồm: Mai, mẹ Mai, cô giáo. 
Nội dung: Mai ham chơi, trốn học, bị mẹ bắt gặp mách cô giáo, cô giáo phân tích việc làm thiếu trung thực của Mai, em hối hận, xin lỗi cô và mẹ.
-HS cả lớp thảo luận và đại diện trả lời .
-HS nghe và thực hành.
-2 HS nêu.
-HS cả lớp thực hiện.
Tập đọc 
Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I. Mục tiêu: 
 1. Đọc thành tiếng: 
- Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối.
-Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn(trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài .
HS1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài “ Mẹ ốm ”
HS2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? 
HS3: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
 Lá trầu khô giữa cơi trầu 
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay 
 Cánh màn khép lỏng cả ngày 
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc ngày sớm trưa 
- Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý chính của phần 1 .
2.Bài mới: 
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .
Đ 1: Bọn Nhện hung dữ . 
 Đ 2: Tôi cất tiếng .giã gạo .
 Đ 3 : Tôi thét .quang hẳn 
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
- Yêu cầu HS tìm ... 0 triệu còn gọi là 1 chục triệu ; 10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu .
- Giới thiệu tiếp : Hàng triệu , chục triệu , trăm triệu hợp thành lớp triệu .
- Nêu tổng quát : Lớp đơn vị gồm những hàng nào ? Lớp nghìn gồm những hàng nào ?
- Đếm số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số 0 .
- Ghi lần lượt ở bảng : 10 000 000 , 
 100 000 000 .
- Nêu lại : Lớp triệu gồm các hàng : triệu , chục triệu , trăm triệu .
- Nêu lại các hàng , các lớp từ bé đến lớn 
b. Thực hành .
- Bài 1 : Bài yêu cầu ta làm gì? 
- Bài 2 : Viết số thích hợp . 
GV gợi ý , hs làm vào vở
- Bài 3 (cột 2)
Thu chấm , chữa nhận xét 
Bài 1 - Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu : một triệu , hai triệu, ba triệu ... mười triệu.
- Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu 
Mười triệu , hai mưoi triệu... một trăm triệu
- Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu .
Bài 2 : Viết số thích hợp . 
- Quan sát mẫu , sau đó tự làm bài . Có thể làm theo cách chép lại các số , chỗ nào có chỗ chấm thì vết luôn số thích hợp 
-Bài 3 : làm vào vở .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại tên các hàng trong lớp triệu .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 10 sách BT .
Khoa học 
TIẾT 4:CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU :
 	-Kể tên được các chất dinh dưỡng cĩ trong thức ăn:Chất bột đường chất đạm ,chất béo,vi-ta-min,chất khống.
	-Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường :gạo ,bánh mì ,khoai ,ngơ ,sắn
	-Nêu được vai trị chất bột đường đối với cơ thể.cung cấp mọi năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ trong cơ thể.
- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 10 , 11 SGK .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Trao đổi chất ở người (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tập phân loại thức ăn .
- Kết luận : Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau :
+ Theo nguồn gốc : động vật hay thực vật
+ Theo lượng các chất dinh dưỡng chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó . ( bột đường , đạm , béo , vi-ta-min , chất khoáng )
- Mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi . Từng nhóm sẽ nói với nhau về tên các thức ăn , đồ uống thường dùng hàng ngày . Sau đó , hoàn thành bảng sau :
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của chất bột đường .
- Nhận xét , bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh .
- Kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể . Nó có nhiều ở gạo , ngô , bột mì , một số loại củ . Đường ăn cũng thuộc loại này .
- Từng nhóm nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình SGK và vai trò của chất này ở mục “Bạn cần biết” .
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
+ Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình SGK .
+ Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày .
+ Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn .
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường .
Hoạt động 3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường .
- Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Làm việc với phiếu học tập :
Tên thức ăn
Từ loại cây nào ?
Gạo
Ngô
Bánh quy
Bánh mì
Mì sợi
Chuối
Bún
Khoai lang
Khoai tây
- Một số em trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp .
- Nhận xét , bổ sung .
 4. Củng cố, Dặn dò: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng .
Kĩ thuật 
VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT , KHÂU , THÊU(tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu .
	- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ .
	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu :
	- Một số mẫu vải và chỉ khâu , thêu các màu .
	- Kim khâu , thêu các cỡ .
	- Kéo cắt vải , cắt chỉ .
	- Khung thêu cầm tay , miếng sáp nến , phấn màu , thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm .
	- Một số sản phẩm may , khâu , thêu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích bài học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát , nhận xét về vật liệu khâu , thêu .
- Cho quan sát màu sắc , hoa văn , độ dày mỏng của một số mẫu vải .
- Chốt ý , hướng dẫn chọn loại vải để học khâu , thêu : Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô , dày như vải bông , vải sợi pha . Không nên sử dụng loại vải lụa , sa tanh , vải ni lông  vì chúng mềm , nhũn , khó cắt , khó vạch dấu , khó khâu , thêu  
- Giới thiệu một số mẫu chỉ để minh họa 
- Lưu ý : Muốn có đường khâu , thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải 
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung a SGK .
- Nêu nhận xét về đặc điểm của vải .
- Đọc nội dung b SGK .
- Trả lời các câu hỏi theo hình 1 .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo .
- Sử dụng kéo cắt vải , cắt chỉ để bổ sung đặc điểm cấu tạo của kéo và so sánh cấu tạo , hình dạng của hai loại kéo : Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải . 
- Giới thiệu thêm kéo cắt chỉ .
- Lưu ý : Khi sử dụng , vít kéo cần được vặn chặt vừa phải ; nếu không sẽ không cắt được vải .
- Hướng dẫn cách cầm kéo .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi về đặc điểm , cấu tạo của kéo cắt vải ; so sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ .
- Quan sát hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải .
- Vài em thực hiện thao tác cầm kéo .
- Cả lớp quan sát , nhận xét .
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
	 Nhận xét cuối tuần
I.Mục tiêu:
	-Qua tiết sinh hoạt học sinh nhận biêt được các hoạt động học tập trong tuần qua.
	-Biết được những ưu điểm cần phát huy.Khắc phục những tồn tại chưa thực hiện tốt.
	Rèn kĩ năng mạnh dan trước đơng người.
II.Lên lớp:
1.Ổn định :Hát
2.Nội dung:Hướng dẫn các tổ trưởng lần lượt báo cáo về tổ mình.
	-Lớp trưởng báo cáo về tình hình chung.
	- GV nhận xét chung.
	*Ưu điểm: Đi học chuyên cần,đã đi vào ổn định nề nếp.Cĩ học bài và làm bài trước khi đến lớp.
	*Tồn tại:Một số em chưa chú ý nghe cơ giảng bài,đồ dùng học tập cịn quên,thiếu.
-Kế hoạch tuần tới:Học chương trình tuần 3.Khắc phục tồn tại tuần 2.
Kĩ thuật
 : CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. MỤC TIÊU :
	-Biết được đặc điểm ,tác dụng và cách sử dụng,bảo quản nhưng vật liệu ,dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt ,khâu ,thêu.
	-Biết cách và thực hiện được các thao tác xâu chỉ vào kim để vê nút chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu một số mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng , đường cong bằng phấn may và đã cắt một đoạn 7 – 8 cm theo đường vạch dấu thẳng .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 
	+ Một mảnh vải có kích thước 20 x 30 cm .
	+ Kéo cắt vải .
	+ Phấn vạch trên vải , thước .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Bài cũ : (3’)	- Kiểm tra dụng cụ thực hành cả lớp .
2. Bài mới : (27’) Cắt vải theo đường vạch dấu .
 a) Giới thiệu bài : 	
 b. Quan sát nhận xét
- Giới thiệu mẫu , hướng dẫn quan sát , nhận xét hình dạng các đường vạch dấu , đường cắt vải theo đường vạch dấu .
- Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu .
- Nhận xét , bổ sung câu trả lời của HS và kết luận : Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt , khâu , may một sản phẩm nào đó . Tùy yêu cầu cắt , may , có thể vạch dấu đường 
c. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
*Vạch dấu trên vải : 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 để nêu cách vạch dấu đường thẳng , đường cong trên vải .
- Đính mảnh vải lên bảng .
b) Cắt vải theo đường vạch dấu : 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu .
- Nhận xét , bổ sung theo những nội dung SGK .
- Lưu ý : 
+ Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn .
+ Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên .
+ Khi cắt , tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo .
+ Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu .
+ Chú ý giữ gìn an toàn , không đùa nghịch khi sử dụng kéo .
- 1 em lên thực hiện thao tác đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối 2 điểm để được đường vạch dấu thẳng trên mảnh vải .
- 1 em khác lên thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
d : Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu .
- Kiểm tra vật liệu , dụng cụ thực hành của HS .
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành : mỗi em vạch 2 đường dấu thẳng , mỗi đường dài 15 cm ; hai đường cong dài tương đương ; các đường vạch dấu cách nhau 3 – 4 cm ; sau đó cắt vải theo đường vạch dấu .
- Quan sát , uốn nắn , chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng .
- Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu .
- Trưng bày sản phẩm .
- Tự đánh giá sản phẩm .
4. Củng cố : (3’) Giáo dục HS ý thức an toàn lao động

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 2(1).doc