Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 28 (chi tiết)

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 28 (chi tiết)

Chính tả (nhớ – viết)

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. MỤC TIÊU:

 - Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do và trình bày các khổ thơ.

 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a / b, hoặc bài tập (3) a / b.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2 a.

- Viết nội dung BT 3a

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 28 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai
Chính tả (nhớ – viết)
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
I. MỤC TIÊU:
	- Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do và trình bày các khổ thơ.
	- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a / b, hoặc bài tập (3) a / b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2 a.
- Viết nội dung BT 3a 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A) Kiểm tra bài cũ: Thắng biển
- HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
B) Dạy bài mới: 
 1) GIỚI THIỆU BÀI: BÀI THƠ VỂ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 2) Hướng dẫn HS nhớ – viết.
- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. 
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt.
- Nhắc cách trình bày bài
- Yêu cầu học sinh nhớ và viết vào vở 
- Chấm tại lớp 5 đến 7 bài, nhận xét chung 
 3) Bài tập chính tả:
Bài 2: (lựa chọn b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào tập
- Mời học sinh trình bày kết quả bài tập 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại:
b) + Ba tiếng không viết với dấu ngã: ải, ẩn, gửi, buổi, thẳng.
 + Ba tiếng không viết với dấu hỏi: ẵm, giỗ, nghĩa.
Bài 3: (lựa chọn b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào tập
- Mời học sinh trình bày kết quả bài tập 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại: 
đáy biển, thung lũng
C) Củng cố dặn dò:
 Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung vừa học, sửa lỗi chính tả .
 - Dặn học sinh làm BT 2a, 3a
- Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra giữa học kì II.
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS viết lại các từ sai.
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh theo dõi trong SGK 
- Học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Cả lớp viết bảng con 
- Học sinh nhắc lại
- Cả lớp nhớ và viết chính tả vào vở. 
- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm
- Cả lớp làm bài 
- Học sinh trình bày kết quả bài làm. 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
a) + Chỉ viết với s: sai, sậu, sẵn, (sợ, sãi, sàn)
Chỉ viết với x: xác, xấc, xé( xéo, xẹp, xếch)
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm
- Cả lớp làm bài 
- Học sinh trình bày kết quả bài làm. 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
TOÁN 
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
Tính được diện tích hình vuơng, hình chữ nhật, hình bình hnh, hình thoi.
Bi tập cần lm: Bi 1, bi 2 Bi 3 và bái 4* dnh cho HS kh, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng ôn lại một số đặc điểm của các hình đã học, sau đó áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán. 
B/ Hướng dẫu luyện tập
Bài 1,2 Gọi hs đọc yc
- YC hs đọc lại từng câu, nhìn vào hình bên cạnh sau đó ghi đúng hoặc sai vào ô vuông. 
- Gọi hs nêu kết quả 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c 
- Muốn biết hình nào có diện tích lớn nhất ta làm sao? 
- YC hs làm bài vào SGK 
- Gọi hs nêu kết quả 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- YC hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng giải 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Chấm một số bài, yc hs đổi vở kiểm tra 
- Nhận xét 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc các công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông, diện tích hình bình hành. 
- Bài sau: Giới thiệu tỉ số 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Tự làm bài vào SGK 
Bài 1: a) Đ; b) Đ; c) Đ; d) S
Bài 2: a) S; b) Đ; c) Đ; d) Đ
- 1 hs đọc y/c
- Ta tính diện tích của từng hình, sau đó so sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là xăng-ti-mét) và chọn số đo lớn nhất.
- Làm bài vào SGK
- Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông 25cm2 
- 1 hs đọc đề bài 
- Tự làm bài 
 Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 56 : 2 = 28 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 28 - 18 = 10 (m)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180m2 
- Lắng nghe, thực hiện 
Thể dục
Tiết 55: MÔN TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI"DẪN BÓNG".
1. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Bước đầu biết cách thực hiện cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
-Trò chơi “đẫn bóng”.YC Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. Biét cách thực hiện động tác dùng tay đập bóng nảy liên tục xuống mặt đất. 
2. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, cầu, bóng .
3. Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Đ.Lượng
P2 và hình thức tổ chức
I.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường theo một hàng dọc.
- Ôn nhảy dây.
*Kiểm tra bài cũ: Tâng cầu bằng đùi.
 1-2p
 1p
 150m
 1-2p
 4-5HS 
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
II.Cơ bản:
- Đá cầu.
Ôn tâng cầu bằng đùi.Tập theo đội hình hàng ngang theo từng tổ do tổ trưởng điều khiển.
- Ném bóng.
Ôn hai trong bốn động tác bổ trợ đã học.
-Học cách cầm bóng.
Gv nêu tên động tác, làm mẫu, cho HS tập , đi kiểm tra uốn nắn động tác sai.
Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cầm bóng.
- Trò chơi"Dẫn bóng". Cách dạy như bài 54.
 9-11p
 9-11p
 1-2p
 4-5p
4-6p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
 X X 
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
X X------------->§
X X------------->§
X X------------->§ 
 r
III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà ôn đá cầu cá nhân, ném bóng.
 1-2p
 1-2p
 1p
 X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
Lịch sử 
Tiết 28: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786)
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt Chúa Trịnh ( 1786):
 + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
 + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
 - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
II/ Đồ dùng học tập:
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
- Gợi ý kịch bản: Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Thành thị ở TK XVI-XVII
- Em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở TK XVI-XVII.
- Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Treo lược đồ chỉ vùng đất Tây Sơn, Đàng Trong, Đàng Ngoài và giới thiệu sơ lược về khởi nghĩa Tây Sơn. Các em đã biết sau cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn đất nước ta bị chia cắt hơn 200 năm. Trải qua hơn 2 TK, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong luôn tìm cách vơ vét của cải nhân dân khiến cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Căm phẫn với ách thống trị bạo ngược của các tập đoàn PK, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã phất cờ khởi nghĩa. Đến năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong. Thừa thắng, nghĩa quân tiếp tục vượt sông Gianh tiến ra Bắc, lật đổ họ Trịnh. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cuộc tiến quân này.
2) Bi mới:
* Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh.
- Gọi hs đọc SGK/59 
- Các em dựa vào các thông tin trong SGK, thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
1) Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
2) Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
3) Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân?
4) Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào? 
5) Nêu kết quả của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ? 
- Dựa vào kết quả trên hãy kể lại chiến thắng của Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh? 
- Gọi các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu) 
- Bây giờ các em hãy làm việc nhóm 6, phân công đóng vai theo nội dung SGK từ đầu ...quân Tây Sơn để hoàn thành tiểu phẩm Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. 
- Cùng hs nhận xét, khen ngợi nhóm diễn hay nhất.
* Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- Em hãy trình bày ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long? 
Kết luận: Bài học SGK/60 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc năm nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì? 
- Về nhà xem lại bài, trả lời 3 câu hỏi SGK 
- Bài sau: Quang Trung đại phá quân Thanh 
- 2 hs lên bảng trả lời
- Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng TK XVI-XVII. Cuộc sống ở các thành thị trên rất sôi động, Thăng Long lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á, Phố Hiến thì lại có trên 2000 nóc nhà, còn Hội An là phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong.
- Hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên ngành công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Chia nhóm 4 thảo luận 
1) Năm 1786, do Nguyễn Huệ chỉ huy nhằm mục đích là tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 
2) Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên. Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưau kế giữ kinh thành. 
3) Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng, một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn chúa. Vì thế Trịnh Khải yên lòng ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến. 
4) Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy. 
5) Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ được họ Trịnh. 
- Một vài nhóm trình bày diễn biến cuộc chiến thắng. 
- Làm việc nhóm 6
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện tiểu phẩm 
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đã làm chủ được Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh có ý nghĩa rất quan trọng mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Năm 1786 do Nguyễn Huệ chỉ h ... áu
MỸ THUẬT
BÀI 28: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ LỌ HOA
I/ MỤC TIÊU : Giúp HS
-Hiểu vẽ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa
-Biết cách vẽ trang trí lọ hoa
-Vẽ trang trí được lọ hoa theo ý thích
 Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình lọ hoa, tô màu đều, rõ hình trang trí (K,G)
II/ CHUẨN BỊ :
-Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau.
-Anh một vài kiểu lọ hoa đẹp.
-Bài vẽ của HS các lớp trước.
III/ LÊN LỚP:
 1)Ổn định : hát
2)KTBC : Nhận xét về bài vẽ kì trước.
3) Bài mới:
a) GTB: “Vẽ trang trí : Vẽ lọ hoa”
b) Nội dung bài:
* Hoạt động 1:Quan sát , nhận xét
-Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi. GV gợi ý để HS tìm hiểu về:
+Hình dáng của lọ hoa (cao, thấp);
+Cấu trúc chung (miệng, cổ, thân, đáy);
+cách trang trí (các hình mảng, họa tiết, màu sắc).
* Hoạt động 2:Cách trang trí
-GV giới thiệu một vài hình gợi ý những cách trang trí khác nhau để HS nhận biết:
+Dựa vào hình dáng lọ vẽ phác các hình mảng trang trí.
VD:
* Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng lọ, ở thân hoặc chân lọ.
* Phác hình mảng ở chân lọ: hình vuông, hình tròn, 
* Phác hình trang trí cụ thể hơn ở từng phần.
+Tìm họa tiết và vẽ vào các mảng (hoa lá, côn trùng, chim, thú, phong cảnh, )
+Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Có thể vẽ màu theo men của lọ: màu nâu, màu đen, màu xanh, 
Trước khi HS làm bài, GV giới thiệu một số bài vẽ của HS các lớp trước hoặc hình 1, trang 67 SGK và hình 2, trang 68 SGK để HS tham khảo cách vẽ.
-HS chọn cách trang trí theo ý thích.
* Hoạt động 3:Thực hành
-HS làm bài trang trí vào hình vẽ có sẵn ở vở thực hành;
-GV gợi ý để HS vẽ hình lọ theo ý thích ở giấy, sau đó mới trang trí (nếu không có ở vở thực hành). Chú ý vẽ hình lọ vừa với tờ giấy;
-Một vài nhóm vẽ trên bảng bằng phấn màu;
-Một số HS xé dán hình lọ.
-GV gợi ý HS:
+Cách vẽ hình, cách xé hình lọ (cân đối và tạo dáng đẹp);
+Cách vẽ mảng, vẽ họa tiết, hoặc cách xé họa tiết;
+Cách vẽ màu hoặc chọn giấy màu cho hình lọ, họa tiết.
-HS làm bài theo cảm nhận riêng.
* Hoạt động 4:nhận xét, đánh giá
-GV cùng HS chọn một số bài tiêu biểu và gợi ý HS nhận xét:
+Hình dáng lọ (độc đáo, lạ; cân đối, đẹp);
+Cách trang trí (mới, lạ, hài hòa);
+Màu sắc (đẹp, có đậm nhạt).
-HS xếp loại bài theo ý thích.
-GV tổng kết, nhận xét.
4) Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS về nhà sưu tầm và quan sát những hình ảnh về an toàn giao thông có trong sách báo, tranh ảnh, 
-GV nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe GV giới thiệu.
-HS quan sát mẫu, tìm hiểu theo gợi ý của GV để nhận ra đặc điểm riêng của mỗi chiếc lọ, thể hiện ở:
+Tỉ lệ giữa các bộ phận của lọ;
+Các nét tạo hình ở thân lọ;
+Cách trang trí và vẽ màu.
-HS quan sát hình và tìm hiểu các bước.
-HS chọn cách trang trí tùy thích.
-HS thực hành vẽ lọ hoa.
-HS lắng nghe GV và vẽ theo gợi ý.
-2 – 3 HS lên bảng vẽ hình.
-1 – 2 HS xé dán hình lọ hoa.
-Lắng nghe GV gợi ý.
-HS làm bài theo cảm nhận.
-Cùng chọn một số bài tiêu biểu.
-HS tự xếp loại bài vẽ.
-HS nhận xét.
Toán
TCT 140: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- TB2;4 HS khá, giỏi làm.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Luyện tập
3.Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân biệt tổng của hai số và tổng số phần biểu thị hai số; tỉ số của hai số, sự so sánh hai số theo tỉ số.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số và tỉ số của hai số đó.
- Vẽ sơ đồ minh hoạ. 
- Giải toán.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ.
- Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số và tỉ số của hai số đó. 
 Lưu ý cho HS giảm số lớn đi 5 lần thì được số bé tức số lớn gấp số bé 5 lần 
Bài 4: HS nêu đề toán dựa vào tóm tắt đã cho rồi giải bài toán đó theo sơ đồ đã cho 
Giải toán.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- GV nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gọi HS làm BT; HS còn lại làm VBT nhận xét.
- HS sửa và thống nhất kết quả.
Giải 
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21(m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 – 21 = 7 (m)
Đáp số:
Đoạn 1: 21m
Đoạn 2: 7m.
- 1HS đọc lại đề.
- HS làm bài.
- HS sửa	 
Giải 
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 (phần)
Số bạn trai là:
12 : 3 = 4(bạn)
Số bạn gái là:
12 – 4 = 8 (bạn)
Đáp số: 4 bạn trai
8 bạn gái
- HS làm bài
- HS sửa bài
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là:
72 : 6 = 12
Số lớn là:
72 – 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 60
Số bé: 12
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
Thùng 1 chứa là:
180 : 5 x 1 = 36(l)
Thùng 2 chứa là:
180 – 36 = 144 (l)
Đáp số: Thùng 1: 36 lít 
 Thùng 2: 144 lít.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 56)
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 5)
I/ Mục tiêu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
 - Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để hs làm BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Nêu Mđ, yc của tiết ôn tập
B/ Ôn tập
1) Kiểm tra TĐ và HTL 
- Gọi những hs chưa có điểm kiểm tra lên bốc thăm và đọc to trước lớp, sau đó trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu ra.
- Nhận xét, cho điểm
2) Tóm tắt vào bảng nội dung các bài TĐ là truyện kể trong chủ điểm Những người quả cảm
- Những bài tập đọc nào trong chủ điểm Những người quả cảm là truyện kể? 
- Các em làm việc nhóm 6, ghi nội dung chính của từng bài và nhân vật trong các truyện kể ấy. (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi hs dán phiếu và trình bày 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc lại các bài đã ôn tập
- Xem lại các tiết học về 3 kiểu câu kể: Câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- Lên bốc thăm, đọc to trước lớp và trả lời câu hỏi. 
- Khuất phục tên cướp biển, Ga-vrốt ngoài chiến lũy, Dù sao trái đất vẫn quay!, Con sẻ.
- Làm việc nhóm 6
- Dán phiếu và trình bày
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
TẬP LÀM VĂN (Tiết 55)
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 6)
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt được 3 kiểu câu kể đ học: Ai lm gì? Ai thế no ? Ai l gi? (BT1).
 - Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài đọc đ học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đ học (BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số bảng nhĩm kẻ bảng để hs phân biệt 3 kiểu câu kể (BT1); 1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1. Một tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Nêu Mđ, Yc của tiết học 
B/ Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Gọi hs đọc yc
- Các em đã học những kiểu câu kể nào? 
- Các em xem lại các tiết LTVC về 3 câu kể đã học, trao đổi nhóm 6 tìm định nghĩa, đặt câu để hoàn thành bảng nhĩm. (phát bảng nhĩm cho 2 nhóm) 
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng (sử dụng kết quả làm bài tốt của hs) 
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu
- Gợi ý: Các em lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn, xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì, xem tác dụng của từng câu (dùng để làm gì)
- Dàn tờ giấy đã viết đoạn văn lên bảng; gọi hs có câu trả lời đúng lên điền kết quả
 Câu - kiểu câu 
+ Bấy giờ tôi còn là một chú bá lên mười. (Ai là gì? )
+ Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. (Ai làm gì?) 
+ Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. (Ai thế nào?)
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu
- Em có thể dùng câu kể Ai là gì? để làm gì? 
- Em dùng câu kể Ai làm gì? để làm gì?
- Em có thể dùng câu kể Ai thế nào? để làm gì?
- Yc hs tự làm bài (phát phiếu cho 2 hs)
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình trước lớp
- Cùng hs nhận xét (nội dung đoạn văn, các kiểu câu kể; liên kết của các câu trong đoạn) 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7,8 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
- Làm việc nhóm 6 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét 
- 1 hs đọc yc
- Lắng nghe, tự làm bài 
- Lần lượt lên điền kết quả 
 Tác dụng 
+ Giới thiệu nhân vật "tôi" 
+ Kể các hoạt động của nhân vật "tôi" 
+ Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông. 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Giới thiệu hoặc nhận định về bác sĩ Ly
- Để kể về hành động của bác sĩ Ly
- Để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.
- Tự làm bài
- Nối tiếp đọc đoạn văn của mình
 Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
SINH HOẠT TUẦN 28
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
- Tiến bộ
- Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Thi đua diành nhiều điểm tốt 
- Vệ sinh lớp, sân trường.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHÚNG EM CA HÁT VỀ MẸ VÀ CÔ GIÁO
* Tổ chức hoạt động:
- Biết thêm các bài hát veefv mẹ và cô giáo nhân ngày 8 – 3.
- Rèn kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ.
+ HS chuẩn bị các bài hát về mẹ, cô giáo, về phụ nữ Việt Nam.
+ GV chuẩn bị một số câu hỏi, câu đố cho cuộc thi:
 VD: 	- Hãy kể tên một số bài hát về mẹ mà em biết?
- Hãy hát một câu, một đoạnbài hát có từ “Mẹ”?
- Em hãy hát một bài hát về cô giáo?
- Em hãy đọc một bài thơ nói về mẹ hoặc cô giáo?...
KT của tổ trưởng
Duyệt của BGH
Ngàytháng 03 năm 2013
Tổ trưởng
Ngàytháng 03 năm 2013
P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 28(3).doc