Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2013

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2013

Tập đọc

Tiết 57: ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.

 3. Thái độ: Yêu mến cảnh đẹp của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về kết quả kiểm tra giữa kì II.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài: - HD HS quan sát tranh, giới thiệu chủ điểm.

 - Nêu vấn đề qua chủ điểm giới thiệu bài.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013
Tập đọc
Tiết 57: ĐƯỜNG ĐI SA PA 
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
 3. Thái độ: Yêu mến cảnh đẹp của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về kết quả kiểm tra giữa kì II.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: - HD HS quan sát tranh, giới thiệu chủ điểm.
 - Nêu vấn đề qua chủ điểm giới thiệu bài.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Luyện đọc.
- YCHS đọc toàn bài và chia đoạn.
- HD giọng đọc chung cả bài. 
- YCHS đọc nối tiếp đoạn.
- Sửa lỗi phát âm, HDHS hiểu nghĩa từ mới và cách ngắt nghỉ ở câu văn dài.
- YCHS đọc đoạn trong nhóm.
- GV đọc mẫu toàn bài
* HĐ2: Tìm hiểu bài.
- YCHS đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:
+ Đường lên Sa Pa được miêu tả như thế nào?
- Giảng: Bồng bềnh huyền ảo.
+ Cảnh đẹp ở Sa Pa được miêu tả qua những cảnh vật nào?
+ Cách tả của tác giả giúp ta nhận thấy phong cảnh ở đâu ?
+ Đến thị trấn ở Sa Pa tác giả thấy những gì ?
+ Nếu Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ là bức tranh đầy màu sắc thì thị trấn ở đây là bức tranh như thế nào ?
- HDHS quan sát hình ảnh SGK.
+ Nhờ đâu tác giả Nguyễn Phan Hách cảm nhận được điều ấy?
+ Để tả được như vậy ta cần thực hiện yêu cầu nào?
+ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên?
+ Cùng HS thống nhất và chốt lại: Ở Sa Pa khí hậu liên tục thay đổi: Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên phong cảnh rất lạ, thoắt cái lá vàng rơi  với những bông hoa lay ơn màu đen nhưng quý hiếm. Do đó Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta. 
+ Nhờ món quà tặng kì diệu mà Sa Pa trở nên thế nào ?
+ Sa Pa được gọi là thành phố trong sương theo em đúng hay sai ? Vì sao?
- Cùng HS thống nhất nêu nội dung bài.
*ND: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- YCHS đọc bài văn.
- HDHS luyện đọc, thi đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Cùng HS bình xét, cho điểm.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi SGK
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến...liễu rủ.
+ Đoạn 2: Tiếp đến ... tím nhạt.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn và đọc các từ chú giải có trong đoạn đọc.
- Đọc trong nhóm, báo cáo kết quả đọc.
- Lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:
- Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo. 
 - Những bông hoa chuối  chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ phong cảnh đường lên Sa Pa.
1. Phong cảnh ở Sa Pa.
- Nắng vàng hoe, những em bé ... cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
2. Cảnh đẹp đầy màu sắc của một thị trấn vùng cao lúc hoàng hôn.
+ Cách quan sát tinh tế.
+ Quan sát chi tiết.
- Trao đổi theo cặp, đại diện trả lời và bổ sung.
3. Cảnh đẹp của Sa Pa.
- HS nêu.
- HS đọc ND.
- 3 HS nối tiếp đọc bài.
- Luyện đọc, thi đọc.
- Nhẩm học thuộc lòng.
- 2, 3 HS đọc trước lớp.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: - Dặn học sinh về học thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài.
 - Chuẩn bị bài Trăng ơi từ đâu đến.
Toán
Tiết 141: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập cách viết tỉ số của hai số. Giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải bài toán: Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 3. Thái độ: tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Kẻ sẵn bảng (ND bài 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ luyện tập)
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1 + 2: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1, 2
- YCHS cả lớp làm bài vào vở nháp, HSK,G làm thêm bài 2 ghi kết quả vào SGK.
- Cùng HS thống nhất kết quả.
Bài 2:
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
Bài 3:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải
- YCHS cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài 4 + 5:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải
- YCHS cả lớp làm vào vở bài 4, HSK,G làm thêm bài 5. 
- Cùng HS thống nhất kết quả.
Bài 4: Chiều rộng: 50m , Chiều dài: 75 m.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1, 2
- Cả lớp làm bài vào vở nháp, HSK,G làm thêm bài 2 ghi kết quả vào SGK.
- HS nêu nối tiếp kết quả bài 1(có giải thích cách viết).
Bài 1:
a) ; b) m ; c) kg ; d) lít
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3.
- HS cả lớp làm bài vào vở nháp,1 HS lên bảng giải.
Bài giải
 Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
Ta có sơ đồ:
Số phần bằng nhau là: 
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135
Số thứ hai là: 1080 – 135 = 945
 Đáp số: Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai: 945
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HSK,G nêu các bước giải.
- Cả lớp làm bài 4 vào, HSK,G làm thêm bài 5, 1 HS chữa bài 4 trên bảng.
- HSK,G nêu miệng bài 5.
Bài 5: Chiều dài: 20m ; Chiều rộng: 12 m.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về làm tiếp bài 4, 5 với những em chưa làm xong.
Đạo đức
Tiết 29: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu cần phải tôn trọng luật giao thông để bảo vệ mình và mọi người.
2. Kỹ năng: Biết tham gia giao thông an toàn.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng luật giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình ảnh SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn địnhtổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ghi nhớ (tiết trước)
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:	
* HĐ1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
- Khởi động qua trò chơi Đèn xanh, đèn đỏ.
- Chia lớp thành nhóm, phổ biến cách chơi: Giơ biển báo giao thông yêu cầu HS nói về ý nghĩa các biển báo. Nếu đúng sẽ được 1 điểm.
- Tổng kết đánh giá kết quả các nhóm chơi.
* HĐ2: Vì sao cần tôn trọng luật giao thông ?
- Yêu cầu thảo luận nhóm, giải quyết các tình huống.
- Gọi 1 số nhóm lên đóng vai các tình huống.
- Đánh giá, kết luận:
a) Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài.
c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và hỏng tàu.
d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp đỡ người bị nạn.
e) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông.
* HĐ3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn.
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra, nhóm khác chất vấn bổ sung.
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
*KL: Để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người và bản thân cần chấp hành nghiêm Luật ATGT.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe, chơi trò chơi theo nhóm.
- Thảo luận, giải quyết các tình huống.
- Đóng vai các tình huống.
- Theo dõi.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: Cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng chấp hành tốt Luật giao thông.
	____________________________________
Lịch sử
Tiết 29: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
(Năm 1789)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
 - Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
 - Quân Quang Trung rất tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu về lịch sử, trả lời các câu hỏi qua tranh ảnh, sách báo.
3. Thái độ: Cảm phục tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh – SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: + Trình bày kết quả và ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:	
* HĐ1: Nguyên nhân Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
- Đưa ra một số mốc thời gian, YCHS dựa vào SGK điền tiếp các sự kiện chính vào đoạn () cho phù hợp.
*KL: + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789)
+ Đêm mùng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789).
+ Mờ sáng ngày mùng 5 Tết
- YCHS dựa vào kênh chữ, kênh hình ở SGK để thuật lại diễn biến sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
* HĐ2: Quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh.
- YCHS đọc SGK (từ mồng 5 Tết ... hết bài).
*KL: Ngày nay, cứ đến mùng 5 Tết ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ để tưởng nhớ ngày vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
- YCHS kể vài mẩu chuyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Nghe, dựa vào SGK làm bài tập 1 vào VBT.
- Theo dõi.
- 1 số HS nêu.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc SGK, cả lớp đọc thầm. (từ mồng 5 Tết ... hết bài).
- Lắng nghe.
- HS kể.
4. Củng cố: - Củng cố bài, nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 142: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT
HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Biết cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
 2. Kỹ năng: Giải được bài toán liên quan đến Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sơ đồ bài toán như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ?
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề qua kiểm tra bài cũ để giới thiệu.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Bài toán. 
 a, Bài toán 1:
- Nêu bài toán, phân tích bài toán, vẽ sơ 
đồ đoạn thẳng.
- Cùng HS thống nhất thực hiện cách giải
 bài toán.
Bài giải
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 
5 – 3 = 2 phần
Số bé là:
24 : 2 × 3 = 36
Số lớn là:
 36 + 24 = 60
 Đáp số: Số bé: 36 
 Số lớn: 60.
 b, Bài toán 2: 
- HD HS phân tích đề bài toán.
- YCHS vẽ sơ đồ trên bảng lớp và làm bài.
- Cùng HS thống nhất kết quả.
* HĐ2: Thực hành 
Bài 1 + 2 + 3:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài 1, 2, 3.
- HDHS cách giải từng bài.
- YCHS cả lớp làm b ...  độ: Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập 4 (tiết LTVC trước).
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề qua một số ví dụ để giới thiệu.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Phần nhận xét 
- HDHS xem và nhận xét tranh SGK.
- YC 4 HS nối tiếp đọc yêu cầu 1, 2, 3, 4.
- YCHS trả lời câu hỏi 2, 3, 4.
- Chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tìm câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện.
+ Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
+ Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
+ Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.
Bài 3: Nhận xét về cách nêu yêu cầu đề nghị của Hùng và Hoa.
- Câu 1, 2: Hùng yêu cầu bất lịch sự.
- Câu 3: Hoa yêu cầu lịch sự.
Bài 4: Thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ?
* HĐ2: Ghi nhớ (SGK)
- YC HS đọc ghi nhớ.
* HĐ3: Luyện tập
Bài 1:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS đọc câu khiến trong bài rồi chọn cách nói lịch sự.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút !
c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không ?
Bài 2:
- Tiến hành như bài 1.
+ Lời giải: Cách b, c, d là những cách nói lịch sự trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn. 
Bài 3: So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết những câu ấy giữ hoặc không giữ được phép lịch sự.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS nối tiếp đọc câu.
- YCHS làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
 Ý a: câu 1. Ý b: câu 1.
 Ý c: câu 2. Ý d: câu 2.
Bài 4: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống (SGK)
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Cùng HS nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- Suy nghĩ, trả lời.
- 1 số HS phát biểu.
- HS đọc, tìm câu và HS nêu lần lượt các từ tìm được.
- HS đọc, tìm câu và HS nêu lần lượt các từ tìm được.
- Là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp
- 2 HS đọc.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS đọc, nêu câu đã chọn.
- Theo dõi.
- Làm tương tự bài 1.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- 4 HS nối tiếp đọc.
- Làm bài theo nhóm, 2 nhóm lên bảng lớp, giải thích.
- Theo dõi.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Trao đổi theo cặp, 3 đại diện trình bày ở bảng lớp. 
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết 58: BÀI 58
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Môn thể thao tự chọn: 
 + Chuyền cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu (bằng má trong hoặc mu bàn chân).
 + Cách cầm bóng 150 gam, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
 + Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
2. Kỹ năng: - Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân. Bước đầu biết cách thực hiện cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng. Biết cách nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, hăng say tập luyện ở lớp, ở nhà.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
- Phương tiện: 1 còi, bóng, cầu, dây nhảy.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- YCHS khởi động.
B. Phần cơ bản:
a) Tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân
- GV nêu yêu cầu, HDHS thực hiện tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân.
b) Tung bóng, bắt bóng
- GV thực hiện việc: cầm bóng 150 gam, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
cho HS quan sát.
- HDHS cách cầm bóng 150 gam, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
c) Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
 - GVHDHS thực hiện cách so dây, chao dây, quay dây và tư thế bật nhảy. 
- YCHS thực hành theo nhóm.
C. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
- Cán sự điều khiển.
- Đứng vỗ tay hát.
- Xoay các khớp cổ tay cổ chân.
- Chạy tại chỗ.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh. 
- Nêu nội dung chính của bài.
- Tập lại các động tác đã học.
Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 145: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó và Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các bài toán liên quan.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng BT 1, sơ đồ BT4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ học )
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1 + 2:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1, 2. 
- YCHS cả lớp làm bài 2 vào vở, điền kết quả bài 1 vào SGK.
- Nhận xét, chốt kết quả: 
Bài 1:
Hiệu 2 số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
Bài 2 :
Đáp số : Số thứ nhất : 820 Số thứ hai : 82.
Bài 3 + 4:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3, 4. 
- GV treo sơ đồ tóm tắt BT 4 lên bảng.
- YCHS cả lớp làm bài 4 vào vở nháp, HSK,G làm thêm bài 3.
- Cùng HS chữa bài, chốt lại KQ đúng.
Bài 3 :
 Tóm tắt
Bài giải
Số túi cả hai loại gạo là: 10 + 12 = 22 (túi)
Số gạo trong mỗi túi là: 220 : 22 = 10 (kg)
Số kg gạo nếp là: 10 × 10 = 100 (kg)
Số kg gạo tẻ là: 220 – 100 = 120 (kg)
 Đáp số: 100kg gạo nếp; 120kg gạo tẻ.
Bài 4: Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là:
840 : 8 × 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 – 315 = 525 (m)
 Đáp số: Đoạn đường đầu: 315 m ;
 Đoạn đường sau: 525m.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1, 2.
- Nêu hướng giải.
- HS cả lớp làm bài 2 vào vở, HSK,G làm thêm bài 1.
- 1 HSK,G làm bài 1 trên bảng.
- 1 HS giải bài 2 trên bảng.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3, 4.
 - Quan sát sơ đồ tóm tắt, HS nêu các bước giải.
- Cả lớp làm bài 4 vào vở nháp, HSK,G làm thêm bài 3.
- HSK,G trình bày miệng bài 3.
- 1 HS giải bài 4 trên bảng lớp.
4. Củng cố : Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Làm bài vở BT. 
Khoa học
Tiết 58: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS biết trình bày về nhu cầu của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
 2. Kỹ năng: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
 3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình ảnh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: + Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường ?
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề từ bài cũ để giới thiệu.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
- YCHS thảo luận nhóm để phân loại cây sống dưới nước, cây sống nơi khô cạn, nơi ẩm ướt.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm rồi nhận xét.
*KL: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có loại cây ưa ẩm, có loại chịu được khô hạn.
* HĐ 2 : Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
- YCHS quan sát hình trong SGK, trả lời câu hỏi:
 + Vào giai đoạn nào cây lúa cần nước nhất ? 
- YCHS lấy ví dụ về nhu cầu nước ở những giai đoạn khác nhau của một cây.
- HD cho HS rút ra kết luận.
*KL: Cùng một cây trong các giai đoạn khác nhau cần lượng nước khác nhau. Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu cho hợp lí thì mới có thể đạt năng xuất cao.
- Các nhóm sử dụng tranh ảnh và cây đã sưu tầm để phân loại
- Lắng nghe.
- Quan sát, trả lời câu hỏi:
- Lúc mới cấy và giai đoạn lúa làm đòng.
- Lấy ví dụ.
- HS nêu. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
Tập làm văn
Tiết 58: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
 2. Kỹ năng: Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Phần nhận xét.
- HDHS đọc đoạn văn ở yêu cầu 1, kết hợp cho HS nhận xét tranh minh họa SGK.
- Nêu yêu cầu 2, 3 (SGK).
Bài 1: Đọc bài Con mèo Hung (SGK trang 112)
Bài 2: Phân đoạn bài văn trên.
Bài 3: Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì ?
- YCHS suy nghĩ, trả lời.
- Chốt lại lời giải đúng: Bài văn gồm 3 phần, 4 đoạn:
+ Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu con mèo.
+ Thân bài (đoạn 2, 3): Tả hình dáng con mèo. Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
+ Kết luận (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo.
- GV nêu yêu cầu 4 (SGK).
Bài 4: Từ bài văn trên, nhận xét về loài văn miêu tả con vật.
*HĐ2 : Phần ghi nhớ (SGK)
*HĐ3: Phần luyện tập.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HDHS quan sát tranh, ảnh một số con vật.
- Hướng dẫn HS cách lập dàn ý.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- YCHS đọc dàn ý của mình.
- Theo dõi, nhận xét. 
- HS đọc.
- Lắng nghe
- Suy nghĩ, làm bài 2 vào VBT.
- HS nêu câu trả lời.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. 
- Quan sát.
- Lập dàn ý vào VBT.
- Làm bài cá nhân.
- 4,5 HS đọc dàn ý.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 29
1. Hạnh kiểm:
 	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép.
 	- Trong lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 	- Không có hiện tượng vi phạm đạo đức xảy ra.
2. Học tập:
 	- Các em đã chuẩn bị đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập.
 	- Trong lớp chú ý nghe giảng.
 	- Học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ.
 	- Cần nhắc nhở một số em ý thức học tập còn yếu: Đông, Khánh, Sơn
3. Thể dục vệ sinh:
 	- Thể dục: tương đối đều.
 	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
 	- Vệ sinh khu vực sạch sẽ.
4. Hoạt động khác:
	- Tham gia đầy dủ các hoạt động của Đội và nhà trường.
- HĐNG lên lớp đầy đủ, nhiệt tình.
- Biết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp.
5. Phương hướng tuần sau:
 - GDHS thực hiện ATGT, phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước....
 - Phòng chống bệnh giao mùa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 29 van.doc