Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 5

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 5

I.Mục đích, yêu cầu:

1.Đọc trơn toàn bài.Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi.đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời ngời kể chuyện.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

- Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Nắm được ý chính của câu chuyện: Hiểu ý nghĩa câu chuyện" Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật".

3.Giáo dục hs biết sống trung thực, dũng cảm.

 II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong sgk.

 

doc 48 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 18/ 9/ 2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ – Tập trung 
Tiết 2: Tập đọc: 
những hạt thóc giống
(Truyện dân gian Khmer)
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc trơn toàn bài.Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi.đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời ngời kể chuyện.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
- Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Nắm được ý chính của câu chuyện: Hiểu ý nghĩa câu chuyện" Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật".
3.Giáo dục hs biết sống trung thực, dũng cảm.
	II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong sgk.
	III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra:Đọc thuộc lòng bài "Tre VN"
+Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của ai?
- Nx, đánh giá.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
+Đ1: Ngày xưabị trừng phạt. 
+Đ2: Có chú bé nảy mầm được.
+Đ3: Mọi người đến của ta.
+Đ4: Rồi vua dõng dõng dạc. hiền nịnh.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài.
- Nhà vua chọn người ntn để truyền ngôi?
*Đoạn 1:Nhà vua tìm người trung thực để truyền ngôi.
+Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực?
Ghi: luộc thóc giống, gieo trồng, thu 
hoạch
- Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?
GV:Mưu kế của nhà vua - bắt dân phải gieo trồng thóc đã luộc lại giao hẹn ai không có thóc nộp sẽ bị trị tội để biết ai là người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật.
*Đoạn 2:Chôm dũng cảm nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì?
- Kết quả ra sao?
- Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi 
người làm gì? Chôm làm gì?
-->Ghi : lo lắng, quỳ tâu
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
*Đoạn 3:
- Thái độ của mọi ngời thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
*Đoạn 4: Thảo luận
- Theo em, vì sao ngời trung thực là 
người đáng quý?
* ý nghĩa : mục I.2
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gv hớng dẫn đọc diễn cảm.
- Nx, đánh giá.
C.Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Cho hs liên hệ trong học tập, cuộc sống.
- Nx tiết học.
- 1hs đọc.
- Ca ngợi cây tre, tượng trng cho con người VN có những phẩm chất tốt đẹp:ngay thẳng, trung thực, đoàn kết, giàu tình thơng yêu nhau.
- 1HS đọc toàn bài.
- Lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- 4 hs đọc nối tiếp theo đoạn : 2 lượt.
+Lần 1: gieo trồng, truyền, sững sờ, thu hoạch
+Lần 2: giải nghĩa từ.
- Hs luyện đọc cặp đôi.
- 1hs đọc toàn bài.
+ trung thực
+ Phát cho mỗi ngời dân 1 thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ đợc truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
+ Không.
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc những thóc không nảy mầm.
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua. Chôm khác mọi ngời, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu:Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
+ Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn chôm dũng cảm nói sự thật dù em có thể sẽ bị trừng trị.
- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt.
- Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
- Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm đợc nhiều việc có lợi cho dân cho nước.
- Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.
*Cho 1 hs kể tóm tắt câu chuyện.
- Bốn hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- Hs luyện đọc theo nhóm.
- Cho 2 nhóm thi đọc theo vai.
- Nx
- 1hs đọc toàn bài.
+Trung thực là đức tính quý nhất của con ngời. Cần sống trung thực.
Tiết 3:Toán 
Tiết 21: luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp hs
1KT:- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm. 
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
2.KN:- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
3.TĐ: - Giáo dục hs biết sử dụng thời giờ hợp lí.
	II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
7 thế kỉ = .... năm ; 360giây = .... phút
1/5 thế kỉ = ...năm ; 8 phút42giây=...giây
5 ngày = ... giờ ; 1/4 thế kỉ = ... năm
- Nx, đánh giá.
B.Bài mới.
Bài 1.Nhắc hs cách tính bằng nắm tay: tính từ trái qua phải.Chỗ lồi của đốt
 xương trái út chỉ tháng 1 có 31 ngày
 ( chỗ lồi của đốt xương các ngón tay tiếp theo chỉ tháng 3,5,7,8,10,12 có 31 ngày), chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày, tháng 4,6,9,11 có 30 
ngày.
b)Giới thiệu: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày.Năm không nhuận là năm mà tháng 2 chỉ có 28 ngày.
- Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận.
VD:năm 2000 là năm nhuận thì đến 2004; 2008 là năm nhuận...
Bài 2.(26)
3ngày = 72 giờ ; 1/3 ngày = 8 giờ
4 giờ = 240 phút ; 1/4 giờ = 15 phút
8phút = 480 giây; 1/2 phút = 30 giây
Bài 3(26)
- Cho hs nêu , gv ghi.
Bài 4(26)
(Nếu còn thời gian thì hớng dẫn cho hs)
- Muốn xác định ai chạy nhanh hơn cần phải ánh thời gian chạy của Nam và Bình (ai chạy hết ít thời gian hơn thì chạy nhanh hơn).Muốn so sánh đợc phải làm gì?
Bài 5.
a)Củng cố về xem đồng hồ.
+ 8 giờ 40 phút còn đợc gọi là mấy giờ?
b)Củng cố về đổi đv đo khối lượng.
C.Củng cố, dặn dò:
 - Nx tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2hs lên bảng làm.
- Cho hs đọc đề bài, tự làm.
- 1hs lên bảng làm.
a) Tháng có:
+ 30 ngày: 4,6,9,11
+31 ngày: 1,3,5,7,8,10,12
+Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
- Dựa vào phần a) để tính số ngày trong một năm.
+Năm nhuận có 366 ngày.
+Năm không nhuận có 365 ngày.
- Hs đổi chéo vở để kiểm tra.
3 giờ 10 phút = 190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây
4 phút 20 giây = 260 giây
- Hs nx, chữa bài.
- Giải thích cách đổi.
a) Năm 1789 thuộc thế kỉ XVIII.
b) Năm sinh của Nguyễn Trãi là:
 1980 - 600 = 1 380
- Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV.
- Đổi thời gian chạy ra đv giây.
- Hs làm vào vở.
- 1 hs lên bảng làm.
 Bài giải:
 1/4 phút = 15 giây ; 1/5 phút = 12 giây
Ta có : 12 giây < 15 giây
Vậy bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là: 15 - 12 = 3 (giây)
 Đáp số : 3 giây.
- Hs quan sát đồng hồ và đọc giờ 8 giờ 40 phút, khoanh vào B.
+ 9 giờ kém 20 phút.
+ 5kg 8 g = 5008 g, khoanh vào C.
Tiết 4: Lịch sử 
nước ta dưới ách đô hộ
của các triều đại phong kiến phương bắc.
	I.Mục tiêu: Hs biết
1KT:- Từ năm 179 TCN đến 938, nớc ta bị các triều đại phong kiến 
phương Bắc đô hộ.
 - Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
2.KN: - Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phơng Bắc đối với nhân dân ta.
3.TĐ:- Hs tự hào về tinh thần bất khuất của dân tộc.
	II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thảo luận nhóm các cuộc khởi nghĩa.
	III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra:
+Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
B.Bài mới.
1.Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại pk phương Bắc đối với nhân dân ta.
+Sau khi thôn tính được nớc ta, các triều đại pk phương Bắc đã thi hành những c/s áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?
+ Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, văn hoá trớc và sau khi bị các triều đại pk phương Bắc đô hộ? (gv treo bảng phụ).
2.Tình hình nước ta trước và khi bị các triều đại pk phương Bắc đô hộ.
- 2 hs trả lời.
- Nx, đánh giá
- Đọc thầm: từ đầu..."luật pháp của ngời Hán"
+ Chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền ngời Hán cai quản.
+ Bắt nd ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm...
+Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.
- Làm việc cá nhân.
 Thời gian
Các mặt
Trớc năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hoá
Là một nớc độc lập
Độc lập và tự chủ
Có phong tục tập quán riêng
Trở thành quận, huyện của pk phơng Bắc.
Bị phụ thuộc, phải cống nạp.
Phải theo phong tục ngời Hán, học chữ Hán.
*Giải thích khái niệm:
+Chủ quyền: quyền tối cao, quyền riêng của mỗi quốc gia làm chủ lấy vận mệnh riêng của mình.
+Văn hoá:những giá trị vật chất, tinh thần do con ngời tạo ra trong lịch sử.
*Kết luận :stk
3.Các cuộc khởi nghĩa của nd ta chống lại ách đô hộ của các triều đại pk phơng Bắc.
- gv ghi kq
Năm
Các cuộc khởi nghĩa
40
248
542
550
722
766
905
931
938
Hai Bà Trng
Bà Triệu
Lý Bí
Triệu Quang Phục
Mai Thúc Loan
Phùng Hng
Khúc Thừa Dụ
Dơng Đình Nghệ
Chiến thắng Bạch Đằng
+Từ năm 179 TCN -->938 có bao nhiêu cuộc k/n lớn chống phương Bắc?
+Mở đầu là cuộc k/n nào?
+Cuộc k/n nào kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc và giành độc lập hoàn toàn?
- Việc nd ta liên tục k/n chống lại ách đô hộ của các triều đại pk
 Phương Bắc nói lên điều gì?
C.Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hs báo cáo kq- gv ghi bảng.
- Hs làm bài theo nhóm đôi, báo cáo.
+ 9
+Nd ta có một lòng nồng nàn yêu 
Nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước.
- 2hs đọc ghi nhớ.
Buổi chiều
Tiết 5 - đạo đức 
biết bày tỏ ý kiến ( Tiết 1)
	I.Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng
1.Nhận thức đợc các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2.Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trờng.
3.Biết tôn trọng ý kiến của những ngời khác.
	II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi tình huống, thẻ màu.
	III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Khởi động: Trò chơi "Diễn tả"
- Phổ biến cách chơi: Chia hs thành 4 nhóm, mỗi nhóm một đồ vật. Từng hs trong nhóm vừa cầm đồ vật vừa qs và nêu nx của mình về đồ vật đó.
*Kết luận: Mỗi ngời có thể có ý kiến, nx khác nhau về cùng một sự vật.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
( Câu 1; 2 trang 9 -sgk)
- Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tình 
huống.
+Điều gì sẽ xảy ra nếu em không
 được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
* Kết luận: stk.
* Hoạt động 2: Bài tập 1 
- Nêu y/c của bài.
*Kết luận: Dung ---> đúng, Hồng- Khánh là không đúng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến ( Bài 2-sgk)
- Phổ biến cho hs cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu.
- Nêu lần lợt từng ý kiến t ...  năng viết bài lưu loát 
-Yêu thích môn học
 II-Đồ dùng dạy học:
 -GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài.
 - HS: vở TLV.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:Cốt chuyện là gì? gồm những phần nào ?
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- Bài giảng: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu
 Gọi HS đọc truyện Những hạt thóc giống
 GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm. 
 Dán trên bảng lớp – lớp nhận xét, bổ sung.
 GV kết luận: 3 sự việc.
Bài 2. Hướng dẫn HS nhận biết chỗ mở đầu, két thúc đoạn văn.
Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Gọi HS trả lời câu hỏi, bổ sung.
+ HS đọc ghi nhớ.
Luyện tập:
 Gọi HS đọc nội dung yêu cầu.
Hỏi:+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
 + Đoạn nào hoàn chỉnh, đoạn nào còn thiếu?
Yêu cầu HS làm bài cá nhân- trình bày- nhận xét, bổ sung.
 4-Củng cố- Dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS đọc
- Các nhóm hoạt động
-2 HS nêu – lớp nhận xét, bổ sung.
1-2 HS trả lời.
1-2 HS đọc ghi nhớ – lớp đọc thầm.
-HS làm nháp.
Tiết 3:Khoa học
 Tiết 10: ăn nhiều rau và quả chín.
Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
I-Mục tiêu:
-HS giải thích được tại sao cần ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
-Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. Kể ra các biện pháp thực hiện VS ATTP.. 
-Giáo dục ý thức tự giác thực hiện.
 II-Đồ dùng dạy học: 
GV: hình vẽ 22-23 SGK
Một số rau quả.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:3’
 GV gọi HS trả lời câu hỏi:
 Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
 Đánh giá nhận xét.
B-Bài mới:28’
1- Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều – Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ tháp dinh dưỡng.
Gọi lần lượt HS trả lời câu hỏi.
Kể tên các loại hoa quả chín.
Hoạt động 2 : 
Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
 Hoạt động 3:
 Thảo luận về các biện pháp giữ VSATTP.
Chia bài 3 nhóm.
HS thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét.
3- Củng cố- Dặn dò:3’
GV củng cố lại nội dung của bài.
Về nhà học thuộc bài.
1HS trả lời – Lớp nhận xét.
- Cả lớp quan sát, nhận xét.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
 - 1-2 HS đọc.
HS trả lời câu hỏi
Lớp nhận xét, bổ sung..
PHụ đạo HSY: 
ôn toán
I.Mục tiêu:
- Củng cố về số tự nhiên, so sánh hai số, rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo.
- Hs yêu thích học toán.
	II.Các hoạt động dạy học.
	Hs tự làm bài rồi chữa
Bài 1. Viết mỗi số sau thành tổng.
 8723 ; 9171; 3082 ; 7006
Mẫu: 9232 = 9000 + 200 + 30 +2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có ba số tự nhiên liên tiếp.
a) 4 ; 5 ; ... b) 896 ; ... ; 898
 9 ; 10 ; ... 998 ; 999 ; ...
Bài 3.So sánh hai số hoặc một số với một tổng.
	1234 > 999 35 784 < 35 790
	8754 92 410
	39 680 = 39 000 + 680 17 600 = 17 000 + 600
Bài 4. Đổi
a) 5 tạ = 50 yến b) 1 500kg = 15 tạ
 30 yến = 3 tạ 7 tạ 20 kg = 720 kg
 32 tấn = 320 tạ 4 000kg = 4 tấn
 230 tạ = 23 tấn 3 tấn 25 kg = 3025 kg.
	III.Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 6 :An toàn giao thông 
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
	I.Mục tiêu:
- Hs hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
-Hs nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng quy định.
- Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng Luật GTĐB đảm bảo ATGT.
	II.Chuẩn bị
- Biển báo đã học ở bài 1. Các hình ảnh phục vụ cho bài 2.
	III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
- Treo một số bảng tên biển báo đã học ở bài 1
2.Tìm hiểu vạch kẻ đường.
+ Những em nào đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường?
+Hãy mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy.
+Kẻ vạch trên đường để làm gì?
* Giải thích:sgv(17)
3.Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn.
+ Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
- Gv giới thiệu các dạng cọc tiêu.
+Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
+Có mấy loại rào chắn? kể tên?
4.Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hs lần lượt ( một số em) lên tìm tên biển báo đặt đúng chỗ có tên biển báo đó và giải thích biển báo này thuộc nhóm nào? Khi gặp biển báo này người đi đường phải thực hiện theo lệnh hay chỉ dẫn như thế nào?
- Hs dựa vào sgk và thực tế để trả lời.
- Qs tranh cọc tiêu trên đường.
- Đọc ghi nhớ .
Tiết 7: Sinh hoạt
tuần 5
I- Mục tiêu:
- Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần.
- Triển khai kế hoạch tuấn sau.
II- Hoạt động dạy - học:
1.Tổ trưởng các tổ nhận xét tình hình hoạt động của các bạn trong tuần.
2. Giáo viên nhận xét:
- Nề nếp: ra vào lớp đúng giờ, xếp hàng đầu giờ và cuối buổi.
- Học tập: Có ý thức học tương đối tốt, chuẩn bị bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hoàn thành.
- Vệ sinh: Tương đối sạch sẽ.
- Thể dục: Tham gia đều.
- Các hoạt động khác tham gia đều, hiệu quả khá.
- Khen: .. Chê:  còn hay mất trật tự trong các giờ học.
3. Kế hoạch tuần sau: 
- Khắc phục những tồn tại, phát huy nnhững mặt mạnh, thực hiện tốt mọi hoạt động trong tuần sau.
- Tích cực ôn tập chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì I.
- 
-----------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng việt: ôn tập
	I.Mục tiêu:
- Củng cố cho hs kiến thức đã học ở tuần 5: Mở rộng vốn từ " trung thực - tự trọng", danh từ.
- Hs biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- Hs yêu thích môn tiếng Việt.
	II. Các hoạt động dạy học
 Hs tự làm bài tập rồi chữa bài.
Bài 1:Gạch dưới danh từ chỉ khái niệm .
	Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
	Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Bài 2.
a) Đánh dấu x vào trước từ không phải là danh từ.
	nhân dân	nghệ thuật	học sinh
 đẹp đẽ	 lít	bão
	Bảng	 lo lắng	nắng
	văn hoá	đạo đức	đũa
	giáo viên	bút chì	 thật thà
	mét	cơn	truyền thống
b)Tìm danh từ chỉ :
- người: nhân dân, học sinh, giáo viên
- vật: đũa , bút chì, bảng
- hiện tượng: bão, nắng
- khái niệm: nghệ thuật, văn hoá, đạo đức, truyền thống
- đơn vị: mét, cơn, lít
Bài 3.Gạch dưới chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.
a) đường vào nhà em có năm ngôi nhà cửa rất đẹp.
b) Sắp đến ngày khai giảng, em mua nhiều quyển sách vở.
---> Chữa lại;
a)Đường vào nhà em có nhiều nhà cửa rất đẹp.
b) Sắp đến ngày khai giảng, em mua nhiều sách vở.
	III.Củng cố, dặn dò:
- Danh từ là gì? Cho ví dụ.
- Nx tiết học. Chuẩn bị bài tiếp theo.
Luyện tiếng việt: ôn tập
	I.Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố kĩ năng viết thư cho hs.Biết trình bày một bức thư đúng thể thức bày tỏ tình cảm chân thành.
- Hs yêu thích tiếng Việt.
	II.Các hoạt động dạy học
A.Lý thuyết:
1.Người ta viết thư để làm gì?
- Khi người ta không có điều kiện gặp nhau mới viết thư cho nhau. Viết thư là để hỏi thăm, chúc mừng, thông tin, trao đổi ý kiến và bày tỏ tình cảm với nhau.
2.Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- Lí do và mục đích viết thư.
- Thăm hỏi sức khoẻ, tình hình học tập, làm việc, sinh hoạt, chúc mừng người nhận thư nhân một dịp nào đó.
- Thông báo những điều cần thiết của mình cho người nhận thư biết.
- trao đổi ý kiến và bày tỏ tình cảm.
3.Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
- Mở đầu:
+ Địa điểm và thời gian viết thư.
+ Lời xưng hô với người nhận thư.
- Kết thúc.
+Lời chúc, hứa hẹn.
+Từ ngữ xác định mqh tình cảm của người viết thư với người nhận thư, kí, gji rõ họ tên ở cuối thư góc phải.
B.Thực hành.
Đề bài: Viết thư gửi một người bạn ở trường khác để hỏi thăm bạn và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường, ở nhà em hiện nay.
- hs thực hành viết bài.
- Cho một số hs trình bày bài.
- Nx, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Luyện lịch sử: ôn tập
	I.Mục tiêu:Giúp hs
- Về buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN).
- Về nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Hs tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
	II.Các hoạt động dạy học.
	Hs ôn lại bài 1 ; 2 ; 3.
1.Kiến thức cần ghi nhớ.
- Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thơì gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
- Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? vẽ sơ đồ.
- Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nêu những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc?
- Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
2.Hs thực hành bài tập trong vở bài tập ( bài 3 + 4)
- Hs tự làm rồi chữa, chấm một số bài.
	III.Củng cố, dặn dò: 
- Nx tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Luyện tiếng việt: ôn tập
	I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng phân biệt : s/x ; ăn / ăng.
- Thông qua bài tập chính tả, rèn kĩ năng đọc và dùng từ.
- Hs có ý thức nói - viết đúng.
	II.Các hoạt động dạy học.
	Hs tự làm bài rồi chữa.
Bài 1.Điền vào chỗ trống tiếng chứa x hoặc s để hoàn chỉnh truyện sau:
	Người hái củi van vỉ xin cây cho một nhánh nhỏ. Cây tốt bụng cho ngay. Người đó liền lấy luôn nhành cây ấy làm cán rìu và đốn luôn cây. Chỉ đến lúc bị ngã xuống, cây mới thật sự hối hận. Nó thốt lên: "Tại sao mình lại ngu si đến thế, cấp cho người ta chính cái để hại mình!"
Bài 2. Điền vào chỗ trống tiếng chứa " ăn" hoặc "ăng" để hoàn chỉnh truyện sau:
	Cáo bất ngờ chộp được Gà . Từ trong mồm đầy răng của Cáo, Gà nói vọng ra: " Bác gặp may rồi, trưa nay sẽ được một bữa ăn ngon lành. Thế mà bác lại chẳng cám ơn dịp may này à?"
	Cáo muốn tỏ ra lịch sự, mở miệng. Chỉ chờ vậy, Gà vụt bay ra và đáp lên rặng cây cạnh đó.
Bài 3.Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng cùng vần ăn hoặc ăng.
 M : phẳng ... ---> phẳng lặng
	Bằng.... ... vẳng
	Khăng ... phăng ...
 ..... lặng ... chặn
 Săn .... ... tăn
- Sau mỗi bài tập đúng thì cho 2 hs đọc lại bài.
	III.Củng cố ,dặn dò:
- Nx tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(17).doc