I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, nắm được những ý chính của câu chuyện, hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
2. Kĩ năng: Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồi côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu, câu kể và câu hỏi.
3. Thái độ: GD HS tính trung thực, dũng cảm, mạnh dạn trước đám đông.
II. Đồ dùng dạy - học.
GV : Tranh minh hoạ trong SGK.B/ phụ chép đoạn L.đọc
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học.
Tuần 5: ( Từ ngày 21 / 9 đến ngày25 / 9 / 2009) Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009 Tập đọc: Tiết 9 Những hạt thóc giống I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, nắm được những ý chính của câu chuyện, hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. 2. Kĩ năng: Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồi côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu, câu kể và câu hỏi. 3. Thái độ: GD HS tính trung thực, dũng cảm, mạnh dạn trước đám đông. II. Đồ dùng dạy - học. GV : Tranh minh hoạ trong SGK.B/ phụ chép đoạn L.đọc HS: SGK III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức :(1P) Hát - KT sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ :(3P) HS: Đọc thuộc lòng bài "Tre Việt Nam". CH: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai?(Cây tre tượng trưng.....ngay thẳng, chính trực. ) GV: Nhận xét - cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1:Giới thiệu bài: (tranh) Hoạt động 2: Luyện đọc: 1P 10P GV: Hướng dẫn đọc HS: 1 hs khá đọc toàn bài, chia đoạn. HS: Đọc nối tiếp đoạn(3 lần) GV: Nghe, sửa lỗi phát âm - Kết hợp giải nghĩa từ khó: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh(SGK) HS: Đọc bài theo nhóm 3.- 2 nhóm thi đọc. 1 HS đọc cả bài. GV: Đọc mẫu Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm cả bài CH: Nhà vua chọn người ntn để truyền ngôi? 10P - 4 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu..... Trừng phạt Đoạn 2: Tiếp ...... nảy mầm được Đoạn 3:Tiếp ... ôn tồn nói Đoạn 4: Phần còn lại - Vua muốn chọn 1 người trung thực để truyền ngôi. HS: Đọc Đ.1 CH: Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực. CH thêm: Thóc đã luộc chín có nảy mầm được không? - Phát cho mỗi người dân 1 thúng thóc giống đã luộc kỹ và hẹn ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng phạt. HS: Nêu ý 1- Vài em nhắc lại GV: Ghi bảng *ý 1: Nhà vua chọn người trung thực nối ngôi. HS: Đọc Đ.2 CH: Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao? - Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. CH: Đến kỳ nộp thóc cho vua mọi người làm gì? - Mọi người nô nức trở thóc về kinh nộp cho vua. CH: Chôm làm gì? - Chôm thành thật quỳ tâu vua. CH: Hành động của chú bé chôm có gì khác mọi người? - Chôm dũng cảm dám nói sự thật không sợ bị trừng phạt. HS: Nêu ý 2 - Vài em nhắc lại GV: Ghi bảng HS: Đọc Đ.3 CH: Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nới thật của Chôm? *ý2: Sự trung thực của chú bé Chôm: - Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm. GV: G.từ: Sững sờ(SGK) HS: Nêu ý 3- Vài em nhắc lại GV: Ghi bảng *ý3: Mọi người chứng kiến sự dũng cảm của chú bé Chôm. HS: Đọc Đ.4 CH: Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý? - Vì bao giờ người trung thực cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung. -Vì người trung thực thích nghe nói thật. HS: Nêu ý 4 - Vài em nhắc lại GV: Ghi bảng *ý4: Vua bằng lòng với đức tính trung thực, dũng cảm của Chôm. HS: Nêu ND bài GV: KL - ghi bảng ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói ra sự thật. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. HS: 4HS đọc nối tiếp toàn bài, nêu giọng đọc GV: Treo B/ phụ- HD đọc diễn cảm đoạn 2 . HS: Luyện đọc CN: 4hs thi đọc diễn cảm trước lớp. GV: Nhận xét,cho điểm 7P GV: Hướng dẫn đọc 1 đoạn theo cách phân vai. HS: 3 em thực hiện theo từng vai. - xung phong đọc thi diễn cảm - lớp nhận xét - bổ sung GV: Đánh giá chung 4. Củng cố:( 2P) CH: Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?( Trung thực là đức tính quý nhất của con người.) GV: NX giờ học 5. Dặn dò:(1P) - VN đọc lại bài - chuẩn bị bài sau Gà Trống và Cáo ................................................................................................... Toán: Tiết 19 Bảng đơn vị đo khối lượng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của Đề-ca-gam,hec-tô-gam quan hệ của đề-ca-gam và hec-tô-gam với nhau. Thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đv đo khối lượng. 2. Kĩ năng: Vận dụng làm các BT về đo khối lượng. 3. Thái độ: GD lòng ham mê học toán. II. Đồ dùng dạy học. GV : Kẻ sẵn bảng đơn vị đo KL như SGK III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức :(1P) Hát 2. Kiểm tra bài cũ :(2P) HS: Nêu mối quan hệ giữa đv đo khối lượng: tấn, tạ, yến và kg. GV: Nhận xét - cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Giới thiệu đề-ca-gam. héc-tô-gam HS: Kể tên các đơn vị đo KL đã học. 1kg = ? g GV: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đề-ca-gam. HS: Đọc lại GV: Giới thiệu héc-tô-gam:( tương tự như Đề -ca -gam) 1P 5P - Tấn, tạ, yến, kg, g. 1kg = 1000g * Đề-ca-gam viết tắt: dag - 10g = 1dag *Héc-tô- gam viết tắt là: hg 1hg =10 dag = 100g HS: Đọc lại Hoạt động3 : Giới thiệu bảng đơn vị đo KL GV: Treo bảng đơn vi đo KL HS: Nêu tên các đơn vị đo KL đã học từ lớnđ bé 5P - Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g CH: Kể tên những đv đo KL nào lớn hơn kg? Bé hơn kg? - Lớn hơn kg: yến, tạ, tấn - Bé hơn kg: hg, dag, g HS: Nêu mối quan hệ giữa 2 đv đo KL liền nhau. - 1 tấn = 10 tạ 1 tạ = 10 yến 1 kg = 10 hg... CH: Hai đv vị đo KL liền nhau thì gấp kém nhau bao nhiêu lần? 1 tấn = ? kg 1 tạ = ? kg 1 kg = ? g - 2 đv đo KL liền nhau thì gấp kém nhau 10 lần. 1 tấn = 1000 kg 1 tạ = 100 kg 1 kg = 1000 g HS: Đọc lại bảng đv đo khối lượng Hoạt động 4: Luyện Tập : 18P Bài số 1(24): CH: BT yêu cầu gì? GV: HD cách đổi đv đo KL từ đv lớnđđv bé HS: Làm niệng CH: 2 đv đo KL liền nhau hơn kém nhau? lần. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 1 dag = 10g 3kg = 30 hg 8 hg = 80 dag 7kg = 1000g 2kg300g 2300g ; 2kg30g = 2030g - 2 ĐV đo KL liền nhau hơn và kém nhau 10 lầm HS: Nêu cách tính có đv đo KL kèm theo làm vào vở- 2 em chữa bài- Lớp NX GV: NX- chữa bài HS: Nêu Y/cầu CH: Muốn điền được dấu thích hợp vào chỗ chấm ta phải làm ntn? HS: làm nháp- 2 HS chữa bài GV: chấm - chữa bài HS: 2em đọc B.Toán Bài số 2(24): 380g + 195g = 575 g 928 dag - 274 dag = 654 dag 452 hg x 3 hg = 1356 hg 768 hg : 6 = 128 hg Bài số 3(24) (HS K-G) 5dag = 50 g 8 tấn < 8100 kg 50 g 8000 kg 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3kg 430kg 403kg 3 tấn 500kg = 3500kg 3500kg Bài số 4(24) CH: BT cho biết gì? y/c tìm gì. CH: Muốn viết trọng lượng của cả bánh và kẹo ta phải làm gì trước? HS: Làm vào vở-1 HS chữa bài GV: Chấm - chữa bài Bài giải 4 gói bánh cân nặng là: 150 x 4 = 600 (g) 2 gói kẹo cân nặng là 200 x 2 = 400 (g) Tổng số bánh và kẹo cân nặng 600 + 400 = 1000 (g) Đổi 1000g = 1kg Đ/S: 1kg. 4.Củng cố: (2P) CH: Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo KL?( 2 ĐV đo KL liền nhau hơn và kém nhau 10 lần...) GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò:(1P) - VN ôn lại bảng đv đo KL.- Chuẩn bị bài sau tiết 20 ...................................................................................... Khoa học: Tiết 9 Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. 2. Kĩ năng:QS và Nói về lợi ích của muối I-ốt. Nêu tác hại của thói quen ăn mặn. 3. Thái độ: Giáo dục hs có ý thức trong việc ăn uống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy - học. GV :Hình trang 20, 21 SGK; Tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa HS: SGK III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức :(1P) Hát 2. Kiểm tra bài cũ :(2P) CH: Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?( Vì ăn nguyên đạm động vật, đạm thực vật......) CH:Trong nhóm đạm động vật, tại sao chúng ta nên ăn cá? ( Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý.Chất béo của cá không gây xơ vữa độngmạch) GV: Nhận xét - Đánh giá 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo. GV: Chia lớp thành 2 đội.-phổ biến luật chơi và cách chơi. HS: Tham gia chơi GV: Nhận xét xem nhóm nào kể được nhiều món ăn chứa nhiều chất béo.- tuyên dương 1P Hoạt động 3: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. HS: QS các hình- Chỉ tên các món ăn có chứa chất béo TV. CH: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? - Vì trong chất béo động vật có nhiều axít béo no, trong chất béo thực vật có nhiều axít béo không no. CH: Ăn phối hợp 2 loại chất béo trên có lợi ích gì? HS: Nêu GV: Kết luận: chốt ý chính HS: Nhắc lại Hoạt động 4: Lợi ích của muối I-ốt và tác hại của việc ăn mặn. HS: Quan sát tranh. H5, 6, 7 CH: Tại sao chúng ta nên sử muối I-ốt. Sử dụng muối I-ốt có tác dùng gì? CH: Nếu thiếu I-ốt cơ thể có tác hại như thế nào? CH: Tại sao chúng ta không nên ăn mặn? GV: KL HS: Nhắc lại KL: Cần ăn phối hợp chất béo có nguồ gốc từ đọng vật và chật beo có nguồn gốc từ thực vật.......tránh các bệnh như huyết áp cao, tim mạch. - Vì muối I-ốt có bổ sung I-ốt phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt. - Cơ thể kém phát triển về cả thể lực và trí tuệ đ gây u tuyến giáp (biếu cổ) - Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao. KL: Cơ thể cần một I-ốt rất nhỏ ...... cần hạn chế ăn mặn đẻ tránh bị huyết áp cao. 4. Củng cố: (2P) CH: Qua bài học em biết thêm điều gì mới? Vì sao lại phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật.( Vì ăn phối hợp......... cho cơ thể) GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà thực hiện tốt như ND bài học.- Chuẩn bị bài sau. ................................................................................................. Âm nhạc: Đ/ C Linh dạy ................................................................................................. Lịch sử : Tiết 5 Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được:Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiếnphương bắc đo hộ từ năm 179 TCN đến năm 938. Một số chính sách áp bức bóc lột của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. 2. Kĩ năng: Nói được diễn biến các cuộc khởi nghĩa 3. Thái độ: GD Hs ham hiểu lịch sử nước nhà II. Đồ dùng dạy học: GV: Kẻ sẵn nội dung:Tình hình nước ta trước và s ... ........................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009 Toán : Tiết 23 Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS tính được trung bình cộng của nhiều số 2. Kĩ năng: Giải bài toán về tìm số trung bình cộng. 3. Thái độ: GD HS yêu thích học môn toán. II. Đồ dùng dạy học: GV: PBT.1 HS: SGK II. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức :(1P) Hát 2. Kiểm tra bài cũ :(2P) CH: Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?( Tính tổng các số , rồi chia tổng đố cho số các số hạng.) GV: Nhận xét - cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Luyện tập HS: Nêu y/ cầu GV: Chia nhóm- phát PBT HS: Làm N. 4 - Đại diện nhóm trình bài- Lớp nhận xét GV: NX - Chấm - chữa bài 1P 28P (5P) Bài số 1(28): a,(96 + 121 + 143) : 3 = 120 b,(35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27 HS: Nhắc lại cách tính trung bình cộng của nhiều số. HS: Đọc BT Bài số 2(28): CH: Bài toán cho biết gì? 3 năm tăng: 96 người; 82 người; 71 người CH: Bài tập hỏi gì? - Trung bình mỗi năm tăng ? người CH: Muốn biết trung bình mỗi năm số dân tăng bao nhiêu người cần biết gì? HS: Làm vào vở- 1 HS chữa bài GV: Nhận xét Bài giải T/S người tăng thêm trong 3 năm là: 96 + 82 + 71 = 249 (người) TB mỗi năm số dân của xã tăng thêm là: 249 : 3 = 83 (người) Đ. Số: 83 người. Bài số 3(28): GV: Hướng dẫn tương tự. HS: Làm vào vở- 1 HS chữa bài GV: Chấm- chữa. Bài giải Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là: 138+132+130+136+134= 670(cm) TB số đó chiều cao của mỗi học sinh là: 670 : 5 = 134 (cm) Đ/ Số: 134 cm HS: Đọc BT. CH: BT cho biết gì? Yêu cầu gì? Bài số 4(28): (HS K-G) Bài giải Số thực phẩm do 5 ô tô đi đầu chở được là: 36 x 5 = 180 (tạ) Số TP do 4 ôtô đi sau chuyển là: 45 x 4 = 180 (tạ) CH: Muốn tìm trung bình mỗi xe chở bao nhiêu tấn thực phẩm ta làm thế nào? - Tổng số thực phẩm do 9 xe chở được: 180 + 180 = 360 (tạ) Trung bình mỗi xe ôtô chở được là: 360 : 9 = 40 (tạ) Đổi 40 tạ = 4 tấn Đ. Số: 4 tấn 4. Củng cố:(2P) CH: Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?( Tính tổng các số, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng) GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò:(1P) - VN ôn bài, làm BT - chuẩn bị bài sau.Tiết 24. ........................................................................................... Tập làm văn: Tiết 10 Đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. 2.Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. 3. Thái độ: GD HS tính trung thực và lòng hiếu thảo trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: GV: Viết sẵn phần nhận xét bảng phụ HS : SGK III. Các hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức :(1P) Hát 2. Kiểm tra bài cũ :(2P) HS: Nhắc lại cách viết một bức thư GV: Nhận xét - cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Phần nhận xét: GV: Treo b/ phụ HS: Đọc yêu cầu của bài tập 1 + 2 GV: Chia nhóm giao nhiệm vụ HS: Thảo luận nhóm 6 - Đại diện nhóm lên trình bày. GV:Gạch chân những từ quan trọng. CH: Những sự việc tạo thành nòng cốt truyện: Những hạt thóc giống? 1P 13P (5P) Bài 1 (53) + Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi nghĩ ra kế: Luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: Ai thu hoạch được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho. + Sự việc 2 : Chú bé chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm. + Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. + Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi vua trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. CH: Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? - Mỗi sự việc tương ứng với 1 đoạn văn. CH: Cốt truyện là gì? - Là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. CH:Cốt truyện thường có mấy phần? - Gồm 3 phần: + Mở đầu + Diễn biến + Kết thúc Bài số 2(53): CH: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn? + Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1ô. + Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. Bài số 3(53): CH: Mỗi đoạn văn trong bài kể - Kể một sự việc trong một chuỗi chuyện kể điều gì? sự việc làm lòng cốt cho diễn biến của chuyện. CH: Đoạn văn nhận được ra nhờ dấu hiệu nào? - Hết 1 đoạn văn cần chấm xuống dòng. HS: Nêu ghi nhớ Ghi nhớ: Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn. Khi kể hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng. HS: Vài em nhắc lại Hoạt động3: Luyện tập 15P HS: Đọc nối tiếp nội dung bài tập- Lớp đọc thầm. HS: Quan sát tranh(SGK) GV: Giới thiệu nội dung câu chuyện qua tranh( đoạn 1 ,2 đã hoàn chỉnh và nêu rõ đoạn 3 của truyện phần còn thiếu. HS: Suy nghĩ hình dung cảnh em bé gặp bà tiên, viết tiếp phần thân đoạn HS: đọc nối tiếp nhau kết quả bài làm - Lớp nhận xét - bổ sung GV: Nhận xét - đánh giá 4.Củng cố:(2P) HS: Nêu những điều cần ghi nhớ qua tiết học. GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò:(1P)- Về nhà chép đoạn văn thứ 2 vào vở.- Chuẩn bị bài sau tiết 11. ....................................................................................................... Khoa học: Tiết 10 ăn nhiều rau và quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Kĩ năng: HS quan sát và kể một số loại thức ăn , thực phẩm an toàn và không an toàn. 3. Thái độ: GD HS có ý thức giữ gìn thực phẩm an toànvaf ăn uống hợp vệ sinh trong sinh hoạt. II. Đồ dùng dạy học: GV: Hình trang 22, 23 SGK. Sơ đồ tháp dinh dưỡng. HS: 1 số rau, quả, 1 số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức :(1P) Hát 2. Kiểm tra bài cũ :(2P) CH: Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật?(Để cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể. Nên ăn ít thức ăn......................... tránh các bệnh tim mạch.) GV: Nhận xét - cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Lí do cần ăn nhiều rau và quả chín. GV: trưng tháp dinh dưỡng HS: Quan sát sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối. HS: Kể tên 1 số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày.- Nêu lợi ích của việc ăn rau, quả CH: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại rau quả? GV: Kết luận HS: Nhắc lại 1P 10P KL: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả có đủ vi- ta - min , chất khoáng cần thiết cho cơ thể. các chất xơ trong rau,quả còn giúp chống táo bón. Hoạt động 3: Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và rau an toàn. HS: Thảo luận nhóm 2 - Quan sát các loại rau, quả + 1 só đồ hộp mang đến lớp ; Hình 3+4 (SGK).- TLCH CH: Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? 9P (5P) - Thực phẩm nuôi trồng theo quy định hợp vệ sinh( VD: Hình 3). - Các khâu thu hoạch, chuyên chở, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh. -Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng - Không ôi thiu - Không nhiễm hoá chất. - Không gây ngộ độc lâu dài cho sức khoẻngười sử dụng + Đối các loại gia cầm, gia súc cần được kiểm dịch. Hoạt động 3: Các biến pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. GV: Chia lớp thành 3 nhóm( Moiix nhóm một nhiệm vụ) - Giao việc N.1: Cách chọn thực phẩm tươi, sạch N.2: Chọn đồ hộp và thức ăn đóng gói N.3: Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn, sự cần thiết phải nấu thức ăn chín. HS: Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày- Lớp nhận xét - bổ sung GV: Kết luận. HS: vài em nhắc lại 9P (5P) KL: Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng....... không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng. Để thực hiện vệ sinh an toàn cần: Chọn thức ăn tươi sạch..........thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách. 4. Củng cố: ( 2P) CH: Em biết điều gì mới qua tiết học?( GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò:(1P) - VN áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày . .................................................................................... Kĩ Thuật : Tiết 5 Khâu thường (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu theo đường vạch dấu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện tính kiên trì và khéo tay. 3. Thái độ: GD HS có ý thức rèn luyện bản thân II. Đồ dùng dạy - học. GV: Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu thường. Vật liệu và dụng cụ HS: Vải ,kim ,khâu, thước. chỉ, kéo... III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức :(1P) Hát 2. Kiểm tra bài cũ :(2P) HS: Nêu cách cầm vải và cầm kim. GV: Nhận xét - đánh giá 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thực hành khâu thường. HS: Nhắc lại về kỹ thuật khâu thường 2 H lên thực hiện các thao tác khâu. GV: trưng tranh quy trình HS: Quan sát nhắc lại các bước khâu thường. HS: Thực hành khâu mũi thường trên vải. GV: Quy định thời gian.- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh: HS: Trưng bày sản phẩm theo tổ. GV: Nêu tiêu chuẩn đánh giá. HS: Đánh giá SP của bạn GV: Nhận xét - Đánh giá 1P 22P 6P B1: Vạch dấu đường khâu. B2: Khâu các mũi khâu theo đường dấu. *Tiêu chuẩn đánh giá. - Đường vạch dấu thẳng và cách đều độ dài của mảnh vải. - Các mũi khâu tương đối đều nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu. - Hoàn thành đúng thời gian quy định. 4. Củng cố: (2P) GV: Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành. 5. Dặn dò: (1P) - VN tập khâu thường- Chuẩn bị vật liệu cho tiết sau. Sinh hoạt: Nhận xét tuần 5 * Tự rút kinh nghiệm các giờ dạy: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: