Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 6 năm 2007

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 6 năm 2007

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời kể và lời của nhân vật.

 - Đọc hiểu: +Từ : dằn vặt.

 + Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.

- Giáo dục ý thức học tập, sống có ý thức trách nhiệm với mọi người.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Bước vào phòng ông nằm. ra khỏi nhà” (SGK/tr55).

 

doc 25 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 6 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
 Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.(SGK/tr55).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời kể và lời của nhân vật.
 - Đọc hiểu: +Từ : dằn vặt.
 + Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.
- Giáo dục ý thức học tập, sống có ý thức trách nhiệm với mọi người.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Bước vào phòng ông nằm... ra khỏi nhà” (SGK/tr55).
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài Gà Trống và Cáo
TLCH 2, 3 trong bài.
HS TB đọc đoạn.
HSKG đọc cả bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : 
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “An-đrây-ca...mang về nhà”.
Đoạn2: “Bước vào phòng ....ít năm nữa”.
 ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông.
- Câu hỏi 1/tr 56.
ý2: Chuyện xảy ra khi An-đrây-ca về nhà.
Câu hỏi 2/tr56.
ý 3 : An-đrây-ca tự dằn vặt mình.
Câu hỏi 3/tr 56.(GV cho HS thảo luận và TL câu hỏi ).
Câu hỏi 4 /tr56.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P).
*Chú ý : Giọng của ông : mệt nhọc, yếu ớt; ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng trầm, buồn, lời mẹ : dịu dàng, an ủi.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
Sửa lỗi phát âm : An-đrây-ca, khóc nấc lên, nức nở....
Câu dài : Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn,/ em vội chạy một mạch đến cửa hàng/ mua thuốc/ rồi mang về nhà.
HS đọc theo cặp lần 2, kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải/tr 56.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr 56.
- Khi mẹ bảo An-đrây-ca di mua thuốc cho ông, em nhanh nhẹn đi ngay, nhưng giữa đường, các bạn rủ em chơi bóng, em đã mải chơi nên quên lời mẹ dặn.
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
-...An-đrây-ca đã oà khóc, em cho rằng vì mình mà ông đã chết...
-...An-đrây-ca rất thương ông, cậu là người có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
Mục 1.
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được điều gì ở cậu béAn-đrây-ca? 
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài :Chị em tôi.
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Toán
 Luyện tập(SGK tr 34)
1.Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về biểu đò tranh, biểu đồ cột.
- Rèn kĩ năngđọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị :Bảng phụ vẽ biểu đồ bài 3/tr 34.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS chữa lại bài 2 tiết trước.
HS hỏi đáp theo cặp nội dung bài.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính: 
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành trong thời gian khoảng 15 phút, chữa bài.
Bài 1: GV cho HS thực hành theo kiểu trắc nghiệm Đ-S. Vì sao?
Bài 2 : GV cho HS hỏi đáp theo cặp, nêu cách tính trung bình số ngày mưa của mỗi tháng.
Bài 3 : GV cho HS điền vào biểu đồ trống, nhận xét.
GV có thể hỏi thêm các nội dung liên quan đến biểu đồ (nếu còn thời gian).
VD : Trong ba tháng tàu Thắng Lợi dánh bắt được bao nhiêu tấn cá?
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV
* Kết quả:
- Đúng : ý 4.
- Sai : ý 1, 2, 3, 5.
a, Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b, Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 : 12 
ngày.
c, Trung bình mỗi tháng có : 12 ngày mưa.
HS hoàn thành biểu đồ trong vở, một HS chữa bài trên bảng.
VD : Cả ba tháng tàu Thắng Lợi thu số tấn cá là: 5 + 2 + 6 = 13 (tấn)
 ĐS : 13 tấn
 C. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
 Chiều : Đ/C Phương dạy
	Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chính tả (Nghe – viết)
Bài viết: Người viết truyện thật thà.(SGK tr 56)
1-Mục tiêu: - HS nghe-viết đúng, trình bày đẹp bài Người viết truyện thật thà. 
- Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x. 
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Sổ tay chính tả của HS.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết từ : 
Lao xao. leng keng, lời giải, tấm lòng
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nôi dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết, tìm hiểu lại nội dung.
- Nêu nội dung mẩu truyện?
GV hướng dẫn HS viết từ khó( dựa vào nghĩa của từ hoặc dựa vào phương thức tạo từ).
GV hướng dẫn học sinh cách trình bày.
GV đọc chính tả cho HS viết, mỗi bộ phận câu đọc hai lượt.
GV đọc cho HS soát lỗi.
GV chấm 7- 8 bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , viết lại những chữ sai trong bài, sửa lỗi trong sổ tay chính tả.
Bài 3a: GV cho HS thi tìm từ theo nhóm.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào phương thức ghép.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- Ban – dắc là một nhà văn viết truyện nổi tiếng.. ông là người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối.
Từ : + Pháp , Ban-dắc : tên riêng nước ngoài.
HS viết hoa mỗi chữ đầu câu, lùi vào đầu dòng một ô khi bắt đầu đoạn.
HS viết bài.
HS soát lỗi.
HS đổi vở soát lỗi.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
VD : (viết) chuyện : Sửa lại là (viết) truyện.
a, suôn sẻ, sỗ sàng, se sẽ...
b, xôn xao, xì xào, xinh xắn...
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Gà Trống và Cáo.
Tiết 2: Toán
 Luyện tập chung.( SGK/tr 35).
1.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về số tự nhiên liền trước, liền sau, giá trị của chữ số trong số , biểu đồ, thế kỉ, số tròn trăm.
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực. 
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Chấm, chữa bài tiết trước.
B. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành trong thời gian khoảng 15 phút, chữa bài.
Bài 1 : GV cho HS viết vào bảng con.
- Nêu cách tìm số tự nhiên liền trước, liền sau của một số?
- Nhận xét về giá trị của chữ số trong số?
Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống 
GV cho HS lên bảng chữa bài, nêu cách tìm số thích hợp (dựa vào so sánh hai số tự nhiên).
Bài 3 : GV cho HS hoàn thiện các nội dung còn thiếu dựa vào biểu đồ.
Bài 4 : Gv cho HS hỏi đáp theo cặp về thế kỉ, cách tính mốc thế kỉ (HSG).
Bài 5 : GV cho HS nêu lại đặc điểm của số tròn trăm.
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc xác định yêu cầu , thực hành , chữa bài.
VD : a, Số tự nhiên liền sau số 2.835.917 là số 2.835.918.
Cách làm : 2.835.917 + 1 = 2.835.917
(Hai số tự nhiên liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị).
Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số).
VD : 475.936 > 475.836
( So sánh theo hàng kể từ trái sang phải, cùng một hàng chữ số nào lớn 
hơn , số đó sẽ lớn hơn).
VD : Khối lớp ba có 3 lớp , đó là lớp 3A, 3B, 3 C.
....
Năm 2000 thuộc thế kỉ 20.
Năm 2005 thuộc thế kỉ 21.
Thế kỉ 21 kéo dài từ năm 2001 đến năm 2099.
Số tròn trăm đó là 600; 700; 800.
C. Củng cố,dặn dò: - Nêu cách so sánh hai số tự nhiên? Cho VD?
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Tiết3: Luỵên từ và câu.
 Danh từ chung và danh từ riêng (SGK tr/57).
1.Mục tiêu: - HS nhận biết danh từ chung, danh từ riêng dựa theo dấu hiệu và ý nghĩa của chúng.
- Rèn kĩ năng xác định và viết đúng danh từ chung, danh từ riêng.
- Giáo dục ý thức học tập, biết tôn trọng mọi người qua cách viết tên riêng của người.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 1 /tr 57.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Danh từ gì? choVD?
HS nhắc lại kiến thức đã học.
VD : áo, mẹ, học sinh, Thuý...
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: (Từ phần KT).
 b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định và thực hành các yêu cầu trong phần nhận xét.
I – Nhận xét :
GV cho HS đọc thông tin phần nhận xét , tìm các từ chỉ sự vật theo nghĩa, phân tích sự khác nhau về nghĩa của các cặp từ : sông/ Cửu Long; vua/ Lê Lợi.
-Nhận xét cách viết: Cách viết các từ trên có gì khác nhau?
II – Ghi nhớ : SGK/tr 57.
III- Luyện tập : 
Bài 1 : Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:
GV cho HS ghi theo cột DTC, DTR.
- Nhận xét cách viết các danh từ chung, danh từ riêng có trong bài?
Bài 2 : Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp. Họ và tên các bạn là DTC hay DTR ? Vì sao?
HSKG có thể viết nhiều hơn trong cùng thời gian làm bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành.
HS đọc các yêu cầu trong phần nhận xét, tìm các từ theo nghĩa : 
a, sông; b, Cửu Long; c, vua; d, Lê Lợi.
a, sông : tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn (viết thường)
Cửu Long : tên riêng của một dòng sông.
(viết hoa)....(tương tự).
HS đọc, nhắc lại, tìm ví dụ minh hoạ.
HS đọc đoạn văn, ghi các DTC, DTR vào VBT, chữa bài trên bảng.
VD : DTC : núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh , nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa.
DTR : Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
HS viết và giới thiệu về tên bạn của mình
Họ và tên người là DTR của một người cụ thể, phải viết hoa họ, tên, tên đệm.
VD : Phạm Văn Thạch, Đặng Phương Thảo.... 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Phân biệt danh từ chung, danh từ riêng? Cho VD minh hoạ.
- Nhận xét giờ học.- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Trung thực- Tự trọng.
Tiết 4 : Khoa học
 Một số cách bảo quản thức ăn (SGK/tr 24).
1.Mục tiêu: - HS biết cách bảo quản một số loại thức ăn, nêu ví dụ, những điều cần lưu ý khi lựa chọn thức ăn để bảo quản.
- Rèn kĩ năng phân tích nội dung bài học, lựa chọn và bảo quản thức ăn.
- Giáo dục ý thức học tập, biết bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình qua việc ăn uống khoa học,đảm bảo vệ sinh.
2. Chuẩn bị: Hộp thịt bán trên thị trường, gói mứt khô.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: - Vì sao nên ăn nhiều rau, quả chín?
- Nêu cách chọn và sử dụng thực phẩm an toàn vệ sing?
-..để có đủ vi-ta-min, chất khoá ... chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay rìu mất rồi, ta biết lấy gì để kiếm sống đây?”
HS thực hành tập kể chuyện theo từng đoạn, viết lại đoạn văn kể chuyện trong vở, đổi vở giúp nhau chữa bài.
- Mỗi đoạn văn trong bài kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện.
- Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
HS chỉ tranh, kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - ...khuyên con ngưòi phải biết sống trung thực, không tham lam...
C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau : Lời ước dưới trăng.
Tiết 2: Toán
 Phép trừ. (SGK/tr 39).
1.Mục tiêu: - Củng cố về phép trừ, nâng cao kĩ năng thực hiện phép trừ các số có nhiều chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, tính chính xác khoa học trong thực hiện và trình bày bài toán.
* Điều chỉnh : Có thể bỏ bài 4/tr 40.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi sơ đồ bài toán 3/tr 40.	
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra:- GV cho HS thực hiện phép cộng : 12.323 + 7.786 ;
 16.724 + 4.835.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
HS thực hành trên bảng con, nêu cách thực hiện đặt tính, tính, nhận xét về phép cộng.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Giới thiệu phép trừ các số có nhiều chữ số.
GV cho HS thực hành hai phép trừ như SGK/tr 39. (chưa mở SGK).
- Nêu cách thực hiện phép trừ và những điều cần chú ý khi đặt tính?
- Nhận xét hai phép trừ? (HSKG).
HĐ2: Hướng dẫn thực hành.
GV tổ chức cho HS thực hành các bài tập/tr 40.
Bài1 : Đặt tính rồi tính:
a, 987.864-9.455 
b, 839.084-246.937
Bài 2 : Tính (Thực hiện như bài 1 nhưng thi giải toán nhanh trong vở, GV chấm bài, động viên khả năng tính nhanh và chính xác của HS).
Bài 3 : GV cho HS phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?(HSKG).GV cho HS quan sát sơ đồ bài toán, đọc lại đề toán từ sơ đồ .
Bài 4: Nếu còn thời gian GV cho HSKG giải bài toàn này, không bắt buộc cả lớp cùng làm.
HS thực hành trên bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp.
a,865.279	b, 647.253
 450.237	 285.749
 515.042 	 361.504
- Đặt số trừ dưới số bị trừ sao cho hàng thẳng hàng, cột thẳng cột....
- Phép trừ b có nhớ ; phép trừ a không nhớ.
HS nêu tên thành phần và kết quả của phép trừ.
HS thực hiện trên bảng con, chữa bài, nêu lại cách thực hiện phép trừ .
* Kết quả :a, 204.613; b, 592.147
 c, 313.131; d, 592.637
HS thực hành, chữa bài.
* Kết quả: a, 39.145 b, 31.335 
 51.243 742.538
HS đọc, phân tích đề toán, đọc đề toán từ phần tóm tắt (B.P).
Hà Nội đến T.P Hồ Chí Minh :1.730 km
Hà Nội đến Nha Trang : 1.315 km.
- Từ Nha Trang đến T.P Hồ Chí Minh ? km .
* Đáp số : 415 km
Năm ngoái trồng : 134.200 cây.
Cả hai năm trồng : 349.000 cây.
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tiết 3: Khoa học
 Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ( SGK/tr26).
1. Mục tiêu: - HS kể tên được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 - Rèn kĩ năng phân tích một số vấn đề khoa học, liên hệ thực tế, phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ gia đình và cộng đồng.
2.Chuẩn bị: Tranh, ảnh các loại thực phẩm, thẻ chữ, VBT.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: Câu hỏi nội dung bài học tiết trước.
B. Bài mới:	
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Tìm hiểu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
- Mô tả dấu hiệu của một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
HĐ2: Tìm hiểu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Kể tên một số bệnh do thiếu i-ốt, chất đạm, vi-ta-min A, D ?
- Nêu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?.
* Kết luận : Thông tin cần biết / tr 27.
GV cho HS giỏi thực hiện tuyên truyền phòng và chống một số bẹnh do thiếu chất dinh dưỡng.
HS TLCH dựa vào nội dung đã học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS liên hệ thực tế, kết hợp quan sát tranh tư liệu SGK/tr 26, thảo luận, TLCH.
- bệnh còi xương ; bệnh bướu cổ, bệnh còi xương...
VD : Bệnh còi xương : cơ thể gầy còm, sức đề kháng kém, hay mắc bệnh, ...sẽ chết nếu không được chăm sóc đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.
- Bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt ; bệnh khô giác mạc do thiếu vi-ta-min A....
-...ăn đủ lượng, đủ chất, cân đối các thành phần dinh dưỡng..../tr27.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS tuyên truyền, dựng hoạt cảnh tuyên truyền ăn uống đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
C. Củng cố, dặn dò: - Vì sao phải ăn đủ lượng, đủ chhất?
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau : Phòng bệnh béo phì.
Tiết 4: Sinh hoạt
 Sinh hoạt Đội
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 5, đề ra phương hướng hoạt động tuần 6.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Chuẩn bị tốt chương trình văn nghệ sinh hoạt dưới cờ thứ hai đầu tuần.
- Chi đội thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến.Tiêu biểu : Thoa- Tiến ; Tạ Thị Thu Hiền – Uyên.
- Thanh toán song tiền BHYT, BHTT.
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Quang Vinh, Phạm Văn Phương, Bùi Thị 
Lan Hương, Nguyễn Văn Tiến, Tạ Văn Sơn, Mai Ngọc Hiếu.
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả, còn có hiện tượng chơi tú lơ khơ trong giờ truy bài : Hùng, Long.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm: Hiếu, Nụ, Nội, Tiến...
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20-10 – Ngày phụ nữ Việt Nam.
- Chuẩn bị tốt cho cuộc thi Đọc hay-Viết đẹp do tổ 4+5 tổ chức vào cuối tháng 10.
- Tiếp tục thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
- Thanh toán các loại quỹ với nhà trường.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Chiều : Tiết 1: Toán **
 Luyện tập : Phép cộng, phép trừ.
1. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ.
- Rèn kĩ năng thực hành đặt tính, tính, tính nhanh, so sánh biểu thức số, giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: bài ôn tập.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học	 HS nghe , xác định yêu cầu giờ học
HĐ2 : Định hướng nội dung luyện tập.
Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các bài tập có liên quan về phép cộng, phép trừ.
HĐ3 :Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
 Bài1 : Tính : a,125.678 + 23.546 
 b, 80.987 + 657.894
 c, 45.765 – 23.998
 d, 456.908 – 123.765
Bài 2 : Tính nhanh : 
123 + 567 + 877 + 433
34.879 – 12.234 – 879 + 22.234
HSTB yếu có thể tính theo cách thông thường, nêu thứ tự thực hiện phép tính.
Bài 3 : Không tính, điền dấu thích hợp vào chỗ chấm ( , =). Nêu rõ cơ sở của việc điền dấu (HSKG).
123.456+123.456....123.456 + 123.466
348.908– 123.435....348.908– 123.400
123 + 154 – 123.... 154
Bài 4 : Một xí nghiệp sản xuất đồ chơi, tuần thứ nhất sản xuất được 23.456 con thú nhồi bông, tuần sau sản xuất giảm so với tuần đầu 456 con. Trung bình mỗi tuần xưởng đó sản xuất được bao nhiêu con thú nhồi bông?
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, các kiến thức cần vận dụng về phép cộng, phép trừ.
- Tính chất giao hoán của phép cộng, thêm bớt thành phần phép tính...
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành.
HS làm trên bảng con, chữa bài trên bảng lớp.
* Kết quả: a, 149.224 ; b,738.881 
 c, 321.767 ; d, 333.143
HS nêu cách đặt tính, cách tính.
HS thi giải toán nhanh:
VD : ( 123 + 877) + ( 567 + 433)
 = 1.000 + 1.000
 = 2.000
VD : 123.456 + 123.456..<..123.456 + 123.466 ( Hai số hạng đầu bằng nhau ; ta so sánh hai số hạng 123.456 và 123.466....)
348.908–123.435..<.348.908– 123.400
123 + 154 – 123..=.. 154
HS đọc. Phân tích đề toán, nêu lại cách tìm số TBC.
* Kết quả:
Tuần sau : 23.000 con
TB mỗi tuần : 23.228 con.
 4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 : Ngoại ngữ 
 ( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
 Vẽ tranh tặng cô và mẹ.
1. Mục tiêu:- HS biết lựa chọn và vẽ được một bức tranh theo đúng chủ đề : Chào mừng ngày 20/10- Ngày phụ nữ Việt Nam.
- Rèn kĩ năng thực hành vẽ tranh, tập thể hiện cảm xúc qua tranh vẽ, tô màu theo ý thích tạo thành bức tranh đẹp, sinh động.
- Giáo dục tình yêu và lòng kính trọng đối với cô và mẹ.
2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Hát mừng cô và mẹ
- Kể tên một số bài hát nói về cô và mẹ? 
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
** Vẽ tranh theo chủ đề : Chào mừng ngày 20/10 .
GV gợi ý cách tìm chọn nội dung thể hiện đúng chủ đề.
- Tranh vẽ tặng ai?
- Em định thể hiện nội dung gì?
- Hình ảnh nào là chính?
- Lời em muốn nói là gì? Đề tặng ở đâu?
** Tổng kết, đánh giá, : GV cùng HS lựa chọn bức vẽ đẹp, trưng bày.
HĐ2 : Nhận xét giờ học.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát theo chủ đề, nêu cảm nhận về bài hát đó.
- Mẹ và cô.
- Bàn tay mẹ.
- Lời ru của mẹ.
HS vẽ tranh theo chủ đề, trưng bày, nhận xét, BGK lựa chọn bức vẽ đẹp, trao giải.
VD : 
- Em vẽ tranh tặng mẹ...
- Em đang ôm một bó hoa điểm mười tặng mẹ....
- Kính yêu tặng mẹ của con! ( Đề tặng ở góc dưới của tranh).
HS nhận xét tranh vẽ của bạn về nội dung, cách thể hiện , bố cục tranh, màu sắc.....

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 6.doc