Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 31 - Trường Tiểu Học Cái Keo

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 31 - Trường Tiểu Học Cái Keo

Toán

 Tiết 2

 BÀI: THỰC HÀNH (TT)

TCT 151

I.MỤC TIÊU:

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.

- BT2 HS khá, giỏi làm.

II.CHUẨN BỊ:

- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét (dùng cho mỗi HS).

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 42 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 31 - Trường Tiểu Học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 31
Thứ hai ngày 08 tháng 04 năm 2013
Toán
	Tiết 2
 BÀI: THỰC HÀNH (TT)
TCT 151
I.MỤC TIÊU:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
- BT2 HS khá, giỏi làm.
II.CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét (dùng cho mỗi HS).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 Phút )
Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên 
bản đồ (ví dụ trong SGK).
GV nêu bài toán: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20m. Hãy vẽ đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400
Gợi ý cách thực hiện:
- Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo cm)
- Vẽ vào vở một đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. 
- GV kiểm tra việc thực hành của mỗi HS, nhận xét và đánh giá.
Thực hành
Bài tập 1:
- GV giới thiệu (chỉ lên bảng) chiều dài bảng lớp học là 3m.
- Yêu cầu HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.
- GV kiểm tra việc thực hành của mỗi HS, nhận xét và đánh giá.
Bài tập 2*:
- Hướng dẫn tương tự như bài tập 1.
- Lưu ý: GV yêu cầu HS tính riêng chiều rộng, chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ. Sau đó vẽ một hình chữ nhật biết chiều dài, chiều rộng của hình đó.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài làm VTB.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên.
- GV nhận xét.
- HS thực hành
+ Ta có thể thực hiện như sau:
- Đổi 20 m = 2000 cm
- Tính độ dài của đoạn htẳng AB trên bản đồ:
2000 : 400 = 5 (cm)
- HS vẽ đoạn thẳng AB có độ dài trên bản đồ. 
 A 5 cm B
 Tỉ lệ : 1 : 400
- HS tính độ dài trên bản đồ.
- HS thực hiện.
- Đổi 3m = 300 cm
- Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6(cm)
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm
	A	6 cm	 B
	Tỉ lệ: 1 : 50
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tính độ dài trên bản đồ.
- HS thực hiện.
- Đổi 8 m = 800 cm; 6 m = 600 cm
- Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ:
800 : 200 = 4 (cm)
- Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ:
600 : 200 = 3(cm)
- Vẽ hình chữ nhật chiều dài 4 cm, chiều rộng 3cm.
 4 cm
3cm
 Tỉ lệ : 1 : 200
 Lịch sử
 Tiết 3
BÀI: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
TCT 31
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn.
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị.
II.CHUẨN BỊ:
- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: ( 5 PHÚT )
- Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung ?
Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung?
GV nhận xét
3.Bài mới: ( 30 PHÚT )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Nhà Nguyễn ra đời vào hoàn cảnh nào?
Năm 1792, Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn như thế nào?
Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn vào năm nào? Lấy hiệu là gì? Kinh đô ở đâu?
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp + thi đua tổ
GV treo tranh kinh thành Huế và giới thiệu nhà Nguyễn đã chọn Phú Xuân làm kinh đô, các đời vua nhà Nguyễn?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV cung cấp thêm một số điểm trong bộ luật Gia Long: Gia Long đặt lệ “tứ bất” (nhưng không ghi thành văn) tức là: không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua.
Các vua nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi của mình bằng bộ luật hà khắc nào?
Vì sao các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền lợi của mình cho ai?
Từ việc đặt luật pháp, thay đổi các cơ quan, đến việc tổ chức các kì thi Hội do ai làm?
Để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, các vua triều Nguyễn đã đặt ra các hình phạt như thế nào?
GV kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình. Nhà Nguyễn ra đời đã xây dựng ngai vàng của mình trên biển máu của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Vì vậy nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách quản lí xã hội rất chặt chẽ và tàn bạo.
Gọi HS nêu lại bài học.
4.Củng cố: ( 3 Phút ) 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
5.Dặn dò: ( 2 Phút )
Tìm đọc: Các vua đời nhà Nguyễn.
Về nhà xem lại bài và học thuộc bài học.
Chuẩn bị bài: Kinh thành Huế.
3HS trả lời.
HS nhận xét.
Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn.
Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
HS xem tranh
Các tổ lên thi đua chọn đúng thứ tự các đời vua đầu nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).
HS hoạt động theo nhóm 4 thời gian 5 phút sau đó cử đại diện lên báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS nêu lại bài học.
- HS nêu lại.
Môn: Khoa học
	Tiết 4
BÀI : TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT 
TCT 61
I.MỤC TIÊU:
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí Các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,...
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh sự trao đổi chất ở thực vật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài cũ: ( 5 phút )
 Nhu cầu không khí của thực vật 
Thực vật cần gì để quang hợp và hô hấp?
Nêu vai trò của khi ô-xi và khí các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật 
GV nhận xét, chấm điểm 
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật 
Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống 
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122:
- Kể tên những gì được vẽ trong hình?
- Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình 
- Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các-bô-níc, khí ô-xi)
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm
Bước 2: Hoạt động cả lớp 
GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi: 
- Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Quá trình trên được gọi là gì? 
Kết luận của GV:
- 2 HS nêu lại.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật 
Mục tiêu: HS vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn 
GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
Bước 2:
Bước 3:
4HS trả lời.
HS nhận xét.
HS quan sát hình 1 trang 122.
HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn. 
Một số HS trả lời các câu hỏi.
Thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
HS nhận giấy, bút vẽ theo nhóm.
HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
 GV kết luận :
 Hấp thụ Thải ra
 Khí ô-xi Thực vật 	Khí Các-bô-níc
Sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật
Ánh sáng mặt trời
Thực
 vật
 Hấp thụ Thải ra
 Khí Các-bô-níc	 Khí Ô-xi
 Nước	 Hơi nước
 Các chất khoáng	 Các chất khoáng khác
4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- HS về nhà xem lại bài học thuộc bài học.
- Chuẩn bị bài: Động vật cần gì để sống? 
Tiết 5	Môn: Đạo đức
BÀI: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 2)
TCT 31
I.MỤC TIÊU:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*GDHS những việc cần làm để bảo vệ môi trường nhà ở, trường học, nơi công cộng.
* Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: ( 5 phút )
 Bảo vệ môi trường (tiết 1)
- Môi trường bị ô nhiễm do ai? Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
- GV nhận xét.
Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Tập làm “Nhà tiên tri” (bài tập 2)
* Bảo vệ môi trường là giữ gìn môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường, duy trì bảo vệ và sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- GV chia HS thành các nhóm
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng:
Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dữ trữ
Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết
đ) Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn)
e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (bài tập 3)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
GV kết luận
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 4)
- GV chia HS thành các nhóm.
- GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau:
Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác
Đề nghị giảm âm thanh.
Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”
GV chia HS thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm/phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết
+ Nhóm2: Tương tự nhưng đối với môi trường trường học
+ Nhóm3: Tương tự nhưng đối với môi trường lớp học
GV nhận xét kết quả làm việc của mỗi 
Nhóm.
4.Củng cố: ( 3 phút ) 
* HS có ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở lớp, ở nhà, ở nơi sinh sống.
GV kết luận chung:
- GV  ... ả mọi yếu tố cần cho cây sống.
HS lắng nghe hướng dẫn.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV.
Đại diện nhóm nêu ý kiến.
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
HS thảo luận nhóm các câu hỏi trang 125.
Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
- 2- 4HS đọc lại.
	Thứ sáu ngày 12 tháng 04 năm 2013
Tiết 1
Toán 
BÀI: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
TCT 155
I.MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
- BT 3 HS khá, giỏi làm.
- Vở Câu a BT4 bỏ.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 phút )
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Củng cố về kĩ thuật tính cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính).
Bài tập 2: Tìm x
- Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm “một số hạng chưa biết”, “số bị trừ chưa biết”.
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài tập 3*:
- Củng cố tính chất của phép cộng, trừ; đồng thời củng cố về biểu thức có chứa chữ.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ tương ứng.
Bài tập 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Chú ý: Nên khuyến khích HS tính nhẩm, nêu bằng lời tính chất được vận dụng ở từng bước.
Câu a bỏ 
Bài tập 5: Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm.
- GV mời học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét cho điểm.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bai và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt).
- HS sửa bài.
- HS nhận xét.
 6195	47836	 5342
+ +	 -
 2785 5409 4185
 8980 53245	1157
 29041 10592	 80200
- 5987 + 79438	- 	 19194
 23064 90030 61006
- HS tự làm bài.
- Từng HS đổi vở chéo để sửa & thống nhất kết quả.
a. x + 126 = 480	b. x – 209 = 435
 x = 480 – 126	 x = 435 + 209
 x = 354 	 x = 644
- HS làm bài.
- HS sửa.
a + b = b + a
( a + b ) + c = a + ( b + c)
a + 0 = 0 + a = a
a – 0 = a
a – a = 0
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
168 + 2080 + 32 ( 168 + 32) + 2080
= 200 + 2080 = 2280
87 + 94 + 13 + 6 = ( 87 + 13) + ( 94 + 6)
= 100 +100 = 200
121 + 85 + 115 + 469 = (121 + 469) + (85 + 115 ) = 590 + 200 = 790
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
Giải
Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
Tiết 4	Tập làm văn
BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
TCT 62
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết các câu văn ở BT2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: ( 5 phút )
Luyện tập miêu tả bộ phận của con vật.
- GV kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài 
Trong các tiết TLV trước, các em đã 
học cách quan sát các bộ phận của con vật và tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm đó. Tiết này, các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật. 
Hoạt động1: Ôn lại kiến thức về đoạn văn 
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
GV nhận xét. 
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 câu văn.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhắc HS: 
+ Mỗi em phải viết 1 đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
+ Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống (theo gợi ý), làm rõ con gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào?
GV gắn lên bảng ảnh gà trống.
GV nhận xét, chữa mẫu, cho điểm.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
- 2 HS đọc lại những kết quả đã ghi chép được sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc kĩ bài Con chuồn chuồn nước, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính từng đoạn.
+ Đoạn 1: (từ đầu  như đang còn phân vân) Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
+ Đoạn 2: (còn lại) Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chú chuồn chuồn. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS chú ý nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS viết đoạn văn. 
- Một số HS đọc đoạn viết.
VD: Chú gà trống nhà em đã ra dáng một chú gà trống. Cái mào dày và đỏ chót như đó hoa dâm bụt lúc nào cũng nghênhnghênh, trông chú ta oai vệ lắm. Cái mỏ vàng ươm, nhọn và hơi khoằm. Đôi mắt như hai hạt đậu đen, tròn sáng và tinh nhanh đưa đi đưa lại như có nước. Chú khoác trên mình tấm áo choàng rực rỡ, đủ màu sắc. Lông cổ đỏ lửa pha xanh biếc. Lông thân và cánh màu đen pha nâu. Mấy cái lông đuôi cong vút màu mận chín pha xanh. Cặp giò chắc nịch với cái cẳng cao và đôi cựa dài, cứng. Đây là vũ khí tự vệ của chú đấy.
 Tiết 5
Kể chuyện
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
TCT 31
I.MỤC TIÊU:
- Chọn được câu chuyện đã tham gia ( hoặc chứng kiến) nói về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa,...
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: ( 5 phút )
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
- Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về du lịch hay thám hiểm.
- GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
- GV nêu MĐ, YC của giờ học.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học; xem những tấm ảnh về du lịch, cắm trại mà HS mang đến lớp. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. 
- GV nhắc HS: 
+ Em hãy nhớ lại để kể về một chuyến du lịch (hoặc cắm trại) cùng bố mẹ, cùng các bạn trong lớp hoặc với người nào đó. Nếu các em chưa từng đi du lịch hay cắm trại, các em có thể kể về một cuộc đi thăm ông bà, cô bác  hoặc một buổi đi chơi xa, đi chơi đâu đó. 
+ Kể một câu chuyện có đầu có cuối. Chú ý nêu những phát hiện mới mẻ qua những lần đi du lịch hoặc cắm trại.
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
4 Củng cố - Dặn dò ( 5 phút )
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài: Khát vọng sống.
- 2HS kể. 
- HS nhận xét.
- HS giới thiệu nhanh những tấm ảnh mà các em mang theo.
- HS đọc đề bài.
- HS cùng GV phân tích đề bài.
- HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
a) Kể chuyện trong nhóm.
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe. 
- Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
b) Kể chuyện trước lớp. 
- Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. 
- Mỗi HS kể chuyện xong, cùng các bạn trong lớp trao đổi về ấn tượng của cuộc du lịch, cắm trại.
- HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
Tiết 
SINH HOẠT TUẦN 31
TCT 31
I.DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ:
 - Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn.
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn.
 - Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học.
*Ưu điểm:
......
 * Tồn tại:
.
 II.KẾ HOẠCH TUẦN 32: .....................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 31 NAM 2013(1).doc